Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5 Xây dựng bản đồ thích nghi cây lúa nếp Vải
Yêu cầu sử dụng đất đai là những đòi hỏi về các đặc tính và tính chất đất đai đảm bảo cho mỗi loại đất dự kiến tồn tại và phát triển tốt. Mỗi loại hình sử dụng đất có những yêu cầu sử dụng đất khác nhau.
Dựa vào yêu cầu xử dụng đất đối với cây lúa và qua quá trình điều tra, tham khảo ý kiến của các chuyên gia về đất đai, các hộ dân có kinh nghiệm về trồng cây lúa nếp Vải tôi đã xây dựng được yêu cầu sử dụng đất của cây lúa nếp Vải như sau:
Bảng 4.13: Yêu cầu sử dụng đất cây lúa nếp Vải
TT Chỉ tiêu Ký hiệu Mức độ thích nghi
S1 S2 S3
1 Chế độ tưới (Ir) 1 2 3
2 Địa hình (ĐH) 1 2 3
3 Điều kiện tiêu (DRA) 1 2 3
4 Chỉ số pH (pH) 1 2 3
5 TP cơ giới (To) 1,2 3 4
6 Độ sâu tầng canh tác (De) 1 2 3
4.5.2 Đánh giá phân hạng mức độ thích hợp đất đai trên cơ sở yêu cầu sử dụng đất, thành lập bản đồ phân hạng thích nghi đât đai
Dựa trên yêu cầu của cây lúa nếp vải, so sánh với các đặc tính của đơn vị bản đồ đất đai, tôi tiến hành phân hạng thích nghi đất đai cho loại hình sử dụng đất là cây lúa nếp Vải.
Tổng hợp kết quả đánh giá phân hạng thích nghi đất đai cho cây lúa nếp Vải được thể hiện ở bảng 4.14.
Bảng 4.14: Diện tích, mức độ thích hợp đất đai của cây lúa nếp Vải
TT Cấp thích nghi Diện tích
(ha)
Cơ cấu
%
Ghi chú
1 S1 92,74 5,43 Rất thích nghi
2 S2 [DSTCT/DH/DKT] 1,84 0,11 Ít thích nghi (03 yếu tố hạn chế)
3 S2 [TPCG/DH/DKT] 9,3 0,54 Ít thích nghi (03 yếu tố hạn chế)
4 S2 [TPCG/DH/pH] 7,19 0,42 Ít thích nghi (03 yếu tố hạn chế)
5 S2 [TPCG/DKT/CDT/pH] 3,49 0,20 Ít thích nghi (04 yếu tố hạn chế)
6 S2 [TPCG/DKT] 8,46 0,50 Ít thích nghi (02 yếu
tố hạn chế)
7 S2 [TPCG/DSTCT/DH/DKT/pH] 15,52 0,91 Ít thích nghi (05 yếu tố hạn chế)
8 S2 [TPCG/DSTCT/DKT/CDT/pH] 7,77 0,45 Ít thích nghi (05 yếu tố hạn chế)
9 S2 [TPCG/DSTCT/DKT/pH] 10,98 0,64 Ít thích nghi (04 yếu tố hạn chế)
10 S2 [TPCG/pH] 5,03 0,29 Ít thích nghi (02 yếu
tố hạn chế)
11 S3 [TPCG/DH/DKT/pH] 16,8 0,98 Ít thích nghi (04 yếu tố hạn chế)
12 S3
[TPCG/DSTCT/DH/DKT/CDT/pH] 6,37 0,37 Ít thích nghi (06 yếu tố hạn chế)
13 S3 [TPCG/DSTCT/DH/DKT/pH] 11,22 0,65 Ít thích nghi (05 yếu tố hạn chế)
14 NON 1,511,08 88,48 Không đánh giá
Tổng diện tích 1.707,79 100
(Nguồn: Kết quả đánh giá, tổng hợp)
Qua bảng 4.14 cho ta thấy mức độ thích hợp của các đơn vị đất đai của cây lúa nếp. Mức độ thích hợp cao nhất S1 là 92,74 ha chiếm 5,43% diện tích tự nhiên của toàn xã, diện tích không thích hợp cũng là diện tích tôi không đánh giá là 1.511,08 ha chiếm 88,48% diện tích toàn xã phần lớn là đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp…
Kết quả đánh giá trên từng đơn vị bản đồ sẽ giúp cho việc quy hoạch, cải tạo đất trồng cây lúa nếp hiệu quả hơn. Những yếu tố hạn chế cần tùy theo mức độ để cải tạo đất theo từng chỉ tiêu để tăng năng xuất và chất lượng cây lúa nếp Vải.
Hình 4.13: Bản đồ phân hạng thích nghi đất đai cây lúa nếp Vải xã Ôn Lương
4.5.3 Một số giải pháp đề xuất phát triển sản xuất cây lúa nếp Vải
Nếp Vải là một trong những giống lúa lai mang lại hiệu quả cao, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân tại xă Ôn Lương, vì vậy các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa để giống lúa nếp Vải được gieo cấy rộng rãi trên địa bàn xã Ôn Lương.
4.5.3.1 Giải pháp cải tạo đất
Dựa trên bản đồ phân hạng thích nghi đất đai chúng ta có thể thấy được những vị trí đất lúa còn hạn chế về các chỉ tiêu, tùy theo mức độ để tiến hành cải tạo đất cho phù hợp với cây lúa nếp Vải.
4.5.3.2 Giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng
Để thuận lợi cho đi lại, vận chuyển vật tư và sản phẩm lúa bằng các loại xe cơ giới thì cần thiết xây dựng đường bê tông nội đồng (ít nhất là đường trục chính) cho vùng sản xuất lúa tập trung. Kết cấu đường bê tông nội đồng phù hợp nhất là đổ bê tông liền tấm tại chỗ, kích thước và quy mô tùy theo từng vùng mô hình cụ thể.
4.5.3.3 Giải pháp về khoa học khuyến nông - Sử dụng công nghệ sản xuất giống:
Chất lượng cây giống phục vụ sản xuất luôn là vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới kết quả sản xuất, vì vậy, rất cần thiết ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ công tác sản xuất cây giống trên địa bàn.
Cây giống được sản xuất trong điều kiện phù hợp cho từng đối tượng, áp dụng quy trình kỹ thuật về quản lý dinh dưỡng và sâu bệnh hại cho cây mạ, khi cây giống đạt tiêu chuẩn, cung cấp cho các địa bàn vùng dự án nói riêng và trong toàn tỉnh nói chung.
Nâng cao chất lượng trong khâu chọn giống, nơi cung cấp giống mới cho người dân phải được quy định rõ ràng tránh hiện tượng lấy giống không đảm bảo chất lượng, kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng giống để đảm bảo cây giống là giống thuần chủng và chất lượng. Hiện nay, bệnh rầy nâu và đạo ôn trên lúa đang diễn ra phổ biến và là mối đe dọa của người trồng lúa. Do đó, xã Ôn Lương nói riêng và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của huyện nói chung phải nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục bệnh cho cây lúa. Cán bộ khuyến nông cần phải khuyến cáo người dân bón lượng phân thích hợp, tránh lạm dụng phân bón và thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường, chủ động phòng bệnh cho cây lúa ngay từ khâu chọn giống để cây sinh trưởng tốt.
4.5.3.4 Giải pháp chính sách hỗ trợ sản xuất - Vốn:
+ Cần tạo điều kiện cho nông hộ tiếp cận được nguồn tín dụng của ngân hàng hơn bằng cách thực hiện chính sách vay thông thoáng, kéo dài thời gian cho vay với lãi suất thích hợp,... để người dân có thể mạnh dạn đầu tư vào canh tác lúa có quy mô hơn để mang lại hiệu quả cao hơn.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất:
+ Đầu tư kinh phí cho hệ thống thủy lợi; hệ thống điện, đường giao thông nội đồng; bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV.
+ Đầu tư cho công tác tập huấn, hội nghị, hội thảo đầu bờ và công kỹ thuật hướng dẫn triển khai, công tác giám sát, kiểm tra...
+ Hỗ trợ kinh phí cho giống; cho vật tư (phân vi sinh, thuốc BVTV nguồn gốc sinh học, nilon che phủ...).
- Chính sách về đất đai:
+ Khuyến khích các hộ dân dồn điền, đổi thửa để đạt các tiêu chí vùng sản xuất tập trung, được đầu tư về cơ sở hạ tầng;
+ Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sản xuất sẽ được tạo điều kiện về đất đai và được hưởng các ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo quy định của đề án.
4.5.3.5 Giải pháp về thông tin
+ Để các hộ nông dân phát triển sản xuất, vấn đề thông tin về giá cả đầu vào, đầu ra, khoa học kỹ thuật, nhằm giúp các hộ có thêm thông tin về thị trường và định hướng trong sản xuất.
+ Tổ chức thành lập các nhóm hộ nông dân sản xuất giỏi cho đi tham quan, giới thiệu mô hình cấy lúa nếp Vải để các hộ học hỏi kinh nghiệm và tích luỹ kiến thức phục vụ cho cấy lúa của gia đình.
+ Tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình sản xuất và tác dụng của tiêu dùng sản phẩm, góp phần thúc đẩy tiêu thụ phát triển.
+ Hội thảo, hội nghị khách hàng để tạo cơ hội giữa người sản xuất, người kinh doanh và các nhà quản lý cùng trao đổi, học tập kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa nếp. Đây cũng là cơ hội gắn kết chặt chẽ giữa các khâu sản xuất và tiêu thụ, đặc biệt để người sản xuất nhận thấy trách nhiệm của mình trong sản xuất, nhất là chủng loại hàng hóa, mẫu mã và chất lượng theo yêu cầu thị trường.
PHẦN 5