Kết quả ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng tới khả năng nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống cây đinh lăng lá nhỏ polycias fruticosa l harm bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật (Trang 40 - 45)

4.3.1. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ loại cytokine đến khả năng nhân nhanh chồi cây Đinh lăng.

Chất kích thích sinh trưởng có ảnh hưởng lớn đến khả năng nhân nhanh chồi. Cytokinin kích thích sự phân chia tế bào, phân hóa chồi bất định. Do cytokinin có khả năng tổng hợp axit nucleic và protein. BAlaf một laoij cytokinin thường được sử dụng để nhân nhanh chồi trong nuôi cấy in vitro[2].Trong báo cáo chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA đến kết quả nhân nhanh chồi Đinh lăng lá nhỏ. Kết quả đƣợc thể hiển trong bảng 4.3 và hình 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ kinetine và BA đến khả năng nhân nhanh chồi cây Đinh lănglá nhỏ sau 1 tháng.

Hóa chất CT

Số mẫu nuôi cấy ( mẫu)

Chồi nhân nhanh

(chồi)

Hệ số nhân (lần)

Chất lƣợng chồi

kinetine

1(Đ/C) 30 32 1,06 Chồi kém

2 30 44 1,37 Chồi trung bình

3 30 54 1,68 Chồi tốt

4 30 69 2,16 Chồi tốt

5 30 59 1,84 Chồi tốt

BA

6 30 41 1,28 Chổi trung bình

7 30 48 1,5 Chồi tốt

8 30 59 1,84 Chồi tốt

9 30 49 1,53 Chồi tốt

CV (%) 4,4

LSD 05 1,27

Chồi tốt: Chồi khỏe, mập, xanh; Chồi trung bình: Chồi khỏe, màu xanh;

Chồi kém: Chồi yếu, nhỏ

Hình 4.3: Thể hiện ảnh hưởng của nồng độ kinetine và BA đến khả năng nhân nhanh chồi cây Đinh lăng lá nhỏ sau 1 tháng

Với LSD 05 đạt 1,27 thì sự sai khác giữa các công thức thi nghiệm là có nghĩa đạt độ tin cậy là 95%

Từ bảng 4.3 kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ kinitine và BA đến khả năng nhân nhanh chồi cây Đinh lăng cho thấy tỉ lệ tái sinh chồi của các môi trường được cung cấp kinetine và BA cao hơn so với môi trường đối chứng không được cung cấp chất này. Cụ thể môi trường được cung cấp kinetine ở mƣc 0,5 mg/l đến 2 mg/l luôn có khả năng nẩy chồi cao hơn so với công thức đối chứng. Đối với kinetine thì công thức thứ 2 với 0,5mg/l đƣợc bổ sung vào môi trường cũng cho thấy sự khác biệt với công thức đối chứng với 44 là số chồi đƣợc bật ra từ việc sử dụng kinetine với hàm lƣợng 0,5 mg/l, với tỷ lệ bật trồi so với công thức đối chứng là 1,37. Việc sử dụng kinetine trong tái sinh chồi Đinh lăng không chỉ dừng lại ở 0,5mg/l mà còn thí nghiệm với những nồng độ khác. Cụ thể là đạt cao nhất ở nồng độ 1,5mg/l với 69 chồi là số chồi đƣợc bật và tỉ lệ bật chồi là 2,16. Thí nghiệm còn trên nồng độ 2mg/l tuy nhiên ở ngƣỡng này thì số chồi bật ra lại giảm chỉ đạt 59 chồi đạt

ngƣỡng trung bình và chỉ có tỷ lệ bật chồi là 1,84. Nhƣ vậy rút ra kết luận, sử dụng kinetine vào trong quá trình tái sinh chồi của cây Đinh lăng sẽ làm tăng khả năng tái sinh chồi của cây đinh lăng từ nồng độ 0,5mg/l tới 1mg/l tuy nhiên nếu tăng lên nồng độ 2mg/l thì lại có tác dụng ngƣợc làm giảm khả năng tái sinh chồi của cây đinh lăng do gây ức chế quá trình tái sinh với nồng độ cao hơn so với nhu cầu tái sinh chồi của Cây đinh lăng. Nồng độ của kinetine 1,5 mg/l cho tỷ lệ bật trồi cây đinh lăng lá nhỏ cao nhất.

Sử dụng chất kích thích BA vào trong quá trình tái sinh chồi trên môi trường nền là MS từ thí nghiệm thứ 2. Việc sử sung BA vào tái sinh với 3 nồng độ khác nhau là từ 0,5 mg/l đến 2 mg/l có kết quả nhƣ sau. Sử dụng BA vào trong quá trình tái sinh chồi cây Đinh lăng cho tác dụng làm tăng khả năng tái sinh chồi cây Đinh lăng cụ thể là: nồng độ 0,5 mg/l cho khả năng tái sinh 41 chồi qua 3 lần nhắc lại và 1,28 lần so với mẫu đối chứng. Nồng độ tăng lên tới 1,5mg/l thì cho khả năng tái sinh chồi cao hơn so với việc bổ sung 0,5 mg/l cụ thể là 59 chồi và tỷ lệ tái sinh chồi là 1,84 so với công thức đối chứng. Tuy nhiên tăng lên tới 2 mg/l thì giảm khả năng tái sinh chồi xuống 49 chồi và tỷ lệ 1,53 chồi so với công thức đối chứng vì thế sử dụng nồng độ cao hơn 1,5 mg/l đối với BA cũng gây ra khả năng ức chế khả năng tái sinh chồi cây Đinh lăng lá nhỏ.

Kết luận: Từ thí nghiệm về ảnh hưởng của nồng độ loại cytokine đến khả năng nhân nhanh chồi cây Đinh lăng cho thấy việc sử dụng kinetine và BA cho khả năng tái sinh chồi cao hơn so với không sử dụng và chồi cũng có sức sống cao hơn tuy nhiên dùng với nồng độ thích hợp cho khả năng tái sinh chồi cao nhất cụ thể là 1,5 mg/l đối với kinetine và 1,5 mg/l đối với BA, tuy nhiên dùng nồng độ cao thi có thể gây ức chế cho qua trình tái sinh chồi cây Đinh lăng.

Vì 2 công thức thứ 4 và công thức thứ 8 có sự sai khác có ý nghĩa ở LSD05

1,27 dựa vào kết quả bảng 4.3 cho ta thấy công thức 4(1,5mg/l Kinetine)cho giá trị bật trồi cây Đinh lăng lá nhỏ cao hơn so vơi công thức 8 (1,5mg/l BA). Vì vậy chọn công thức 4 làm công thức tốt nhất làm công thức (A) để tiếp tục thí nghiệp tiếp theo .

4.3.2. Kết quả ảnh hưởng hàm lượng NAA thích hợp nhất đến khả năng nhân nhanh chồi cây Đinh lăng.

Bảng 4.4. Kết quả ảnh hưởng của hàm lượng loại cytokine thích hợp nhất kết hợp với NAA đến khả năng nhân nhanh chồi cây Đinh lăng sau 3 tuần

tiến hành thí nghiệm.

Hóa

chất CT Nồng độ

(mg/l)

Số mẫu nuôi

cấy ( mẫu)

Tổng chồi (chồi)

Hệ số nhân (lần)

Chất lƣợng chồi

NAA

1 (Đ/C) 0.0 30 41 1,37 Chồi xấu

2 0,1 30 68 2,27 Chồi Trung Bình

3 0,5 30 75 2,50 Chồi Tốt

4 1,0 30 92 3,07 Chồi Tốt

5 1.5 30 79 2,63 Chồi Tốt

CV (%) 2.7

LSD05 1.24

Hình 4.4: Thể hiện ảnh hưởng của hàm lượng loại cytokine thích hợp nhất kết hợp với NAA đến khả năng nhân nhanh chồi cây Đinh lăng lá

nhỏ sau 3 tuần thí nghiệm

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Hệsốnhân

Với LSD 05 đạt 1,24 cho thấy sự sai khác giữa các công thức của thí nghiệm ảnh hưởng của hàm lượng loại kinetine(A)thích hợp nhất kết hợp với NAA đến khả năng nhân nhanh chồi cây Đinh lăng lá nhỏ là có ý nghĩa đạt độ tin cậy 95%.

Từ bảng kết quả trên cho thấy việc kết hơp kinetine 1,5mg/l thích hợp tư thí nghiệm trước với NAA cho kết quả khả quan với kết quả nhân nhanh chồi. Nhân nhanh chồi luôn đạt mức cao hơn so với môi trường đối chứng. Từ nồng độ 0,1mg/l tăng dần đến 1 mg/l thì kết quả nhân nhanh tăng từ 60 chồi với tỉ lệ 1,27(so với đối chứng) lên đến 77 chồi với tỉ lệ nảy chồi là 1,64 (so với đối chứng).

Đƣa thêm nồng độ NAA vào vƣợt qua 1 mg/l gây khả năng ức chế với quá trình nhân nhanh đối với cây Đinh lăng cụ thể khi tăng từ 1mg/l đến 1,5 mg/l làm giảm khả năng nhân nhanh từ 77 chồi xuống 64 chồi trên 45 mẫu đƣa vào. Đồng thời giảm tỷ lệ nhân cũng giảm từ 1,40 xuống 1,15. Điều này cho thấy nếu tăng nồng độ NAA quá 1 mg/l có thể gây ra khả năng gây ức chế cho qua trình nhân nhanh của chồi đinh lăng.

Nhƣ vậy sử dụng kinetine 1,5 mg/l kết hợp với NAA 1 mg/l cho khả năng nhân nhanh chồi cao nhất đối vơi cây Đinh lăng lá nhỏ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân giống cây đinh lăng lá nhỏ polycias fruticosa l harm bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)