Tài liệu giảng dạy

Một phần của tài liệu chuong trinh nuoi ca dieu hong ca ro phi (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

1. Tài liệu giảng dạy

Giáo trình Chọn và thả cá giống trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi.

2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ

Máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình minh họa, bảng chế độ triều.

3. Điều kiện về cơ sở vật chất (phục vụ cho lớp học 30 người)

- Phòng học lý thuyết có trang bị bảng, phấn, máy chiếu projector, máy vi tính, màn hình.

- Cơ sở cung cấp giống

- Ao nuôi, lồng, bè nuôi của cơ sở dạy nghề, địa phương hay hộ gia đình - Trang bị dụng cụ, con giống cho thả giống

+ Xe hoặc ghe + Bình oxy

+ Bao PE: 60 cái, bao bảo vệ 30, dây thun cột: 0,5kg + Kính lúp 5 cái

+ Các hộp test kit đo môi trường, nhiệt kế 5 cái, đĩa Secchi 2 cái + Cá giống: 10 kg

+ Thau, xô: 5 cái mỗi loại + Cân 200g: 1 cái

+ Vợt: 5 cái

+ Máy sục khí 5W: 2 cái + Sổ ghi chép, bút

4. Điều kiện khác

Bảo hộ lao động (Quần áo lội nước, áo mưa, găng tay, ủng, khẩu trang...); ao nuôi, lồng, bè nuôi; trại sản xuất giống; chuyên gia hướng dẫn thực hành (chủ hộ nuôi hoặc kỹ thuật viên trang trại…).

V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá

a) Bài kiểm tra định kỳ:

- Kiểm tra lý thuyết: kiểm tra viết (tự luận) hoặc vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành: làm bài thực hành theo nhóm hoặc cho từng cá nhân.

Đánh giá kết quả bài thực hành của học viên bằng cách đánh giá kết quả hoàn thành bài thực hành của học viên.

b) Kiểm tra hết mô đun:

- Kiểm tra lý thuyết: kiểm tra viết (tự luận, trắc nghiệm) hoặc vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành: làm bài thực hành theo nhóm hoặc cho từng cá nhân.

Đánh giá kết quả bài thực hành của học viên bằng cách kết hợp theo dõi quá trình thực hiện và chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm cuối cùng của học viên.

2.Nội dung đánh giá a) Lý thuyết:

- Đặc điểm cá giống khỏe mạnh;

- Phương pháp vận chuyển và thả cá giống b) Thực hành:

- Chọn cá giống;

- Vận chuyển và thả cá giống.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình

- Chương trình mô đun này áp dụng cho các khoá dạy nghề trình độ sơ cấp, trước hết cho các khoá dạy nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

- Chương trình có thể sử dụng dạy độc lập hoặc kết hợp cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên).

- Chương trình áp dụng trong phạm vi cả nước.

- Ngoài người lao động nông thôn, chương trình dùng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các đối tượng khác có nhu cầu.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun Môđun này gồm phần lý thuyết và thực hành, tuy nhiên cần thực hiện phương pháp dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để học viên dễ tiếp thu bài và gây hứng thú trong học tập.

a) Phần lý thuyết

- Giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực (phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm), phát huy khả năng tư duy và sáng tạo của học viên.

- Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan, mô hình và giáo án bài giảng điện tử với các bài tập, thực tế trong giảng dạy lý thuyết để người học nắm bắt những kiến thức một cách dễ dàng và không gây nhàm chán.

b) Phần thực hành

- Thực hiện hướng dẫn thực hành theo quy trình hướng dẫn kỹ năng.

- Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Giáo viên sử dụng dụng cụ trực quan và thao tác mẫu, người học quan sát, làm theo và làm nhiều lần.

- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân.

- Giáo viên theo dõi kỹ năng thực hành của học viên và nhận xét, nêu ra được những khó khăn và sai sót trong khi thực hiện công việc và hướng dẫn cách khắc phục.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Xác định kích cỡ, mật độ, số luợng con giống;

- Thực hiện được cách chọn cá giống, đóng bao và vận chuyển;

- Đo được các yếu tố môi trường bằng các dụng cụ đơn giản như nhiệt kế, đĩa Secchi, các test kit;

- Thực hiện thả giống và kiểm tra chất lượng giống sau khi thả 4. Tài liệu cần tham khảo

1. Đỗ Đoàn Hiệp – Lê Đình Xuân, Nuôi cá nước ngọt quyển 5 – Kỹ thuật nuôi cá rô phi, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Năm 2006.

2. Ngô Trọng Lư - Thái Bá Hồ, Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (tập II), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2003.

3. Đoàn Quang Sửu, Kỹ thuật nuôi cá gia đình và cá lồng, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội, Năm 2000.

4. Phạm Văn Trang - Nguyễn Trung Thành, Kỹ thuật nuôi cá rô phi vằn (Oreochromis, Niloticus), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2004.

5. Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá rô phi đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2004.

6. Trần Văn Vỹ, 35 câu hỏi đáp về nuôi cá rô phi, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Năm 2000.

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Chăm sóc và quản lý cá Mã số mô đun: MĐ 04

Nghề: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ Mã số mô đun: MĐ 04

Thời gian mô đun: 100 (Lý thuyết: 16 giờ ; Thực hành: 80 giờ;

Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

1. Vị trí

Mô đun Chăm sóc và quản lý được học sau các mô đun Chuẩn bị ao, Chuẩn bị lồng bè; Chọn và thả cá giống, học trước các mô đun Phòng trị bệnh;

Thu hoạch và tiêu thụ. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.

2. Tính chất

Mô đun Chăm sóc và quản lý là mô đun chuyên môn thuộc chương trình đào tạo sơ cấp nghề Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi; là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành các công việc của nghề: cho cá ăn; kiểm tra sinh trưởng; kiểm tra và xử lý các yếu tố môi trường; quản lý ao, lồng, bè nuôi cá.

Mô đun được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có ao, lồng bè nuôi cá, có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức

- Nêu được các tiêu chuẩn của VietGAP;

- Nêu được phương pháp tính lượng thức ăn và kiểm tra tăng trưởng của cá qua từng giai đoạn;

- Trình bày cách chăm sóc cá và quản lý hệ ao, lồng, bè nuôi.

2. Kỹ năng

- Thực hiện nuôi cá theo hướng GAP;

- Chuẩn bị thức ăn và cho cá ăn theo 4 đúng;

- Đánh giá được tỷ lệ sống, tăng trọng, tình trạng sức khỏe của cá;

- Kiểm tra, xử lý môi trường nước và quản lý tốt ao, lồng, bè nuôi.

3. Thái độ

- Siêng năng, cẩn thận, tuân thủ quy trình nuôi;

- Vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong quá trình làm việc.

Một phần của tài liệu chuong trinh nuoi ca dieu hong ca ro phi (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w