GIỚI THIỆU VỀ MOINA

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nuôi artemia, moina (bo bo), sâu gạo, luân trùng brachionus plicatilis (Trang 22 - 28)

G IỚI THIỆU VÈ MOINA

I. Giới thiệu

- Daphnia là loài giáp xác nước ngọt nhỏ gọi là rận nước. Tên này không những ám chỉ đến kích

thước bé nhỏ mà còn ở chuyển động giật cục của chúng ừong nước. Các chi rận nước (Daphnia) và trứng nước (Moina) có quan hệ họ hàng gần với nhau. Chúng xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới và thường được gọi dưới tên chung là daphnia.

- Cấu tạo cơ thể của trứrig nước gồm đầu và thân. Râu là phương tiện di chuyển chính. Đôi mắt lớn nằm dưới lớp da ở hai bên đầu. Một trong những đặc điểm chính đó là cơ thể chúng được bao phủ bởi một khung xương. Chúng tự lột lớp vỏ này một cách định kỳ. Túi ấp nơi trứng và ấu trùng phát triển nằm trên lưng của con cái. Ở rận nước túi này đóng kín nhưng ở trứng nước (hay bo bo) nó lại mở.

- Có sự khác biệt đáng kể về kích thước giữa các chi. Trứng nước có kích thước tối đa chỉ bằng một nửa rận nước. Trứng nước trưởng thành (700 - 1.000 pm) có kích thước gần gấp đôi ấu trùng artemia (500 pm) và gần gấp 2 - 3 lần kích thước của trùng bánh xe trưởng thành (rotifer). Tuy nhiên, trứng nước mới nở (nhỏ hơn 400 pm) gần bằng hay hơi lớn hơn trùng bánh xe ừưởng thành và nhỏ hơn ấu trùng artemia.

- Cá bột của một sổ loài cá nước ngọt có thể ăn trứng nước ngay từ khi mới nở. Tuy nhiên, cần biết rằng trứng nước rất khó phân tách theo kích thước.

Thí nghiệm lọc trứng nước bằng lưới nhuyễn kích

thước 500 |im tại UF/IFAS Tropical Aquaculture Laboratory cho kết quả với số lượng không đáng kể.

Trong chăn nuôi, cần lưu ý đến khối lượng trứng nước tiêu thụ vì chúng lớn rất nhanh, cá bột không ăn nổi. Nếu những con trứng nước lón này tập trung với mật độ cao, chuyển động giật cục của chúng có thể gây hoảng sợ cũng như tổn thường cho cá bột.

- Ở Singapore, loài Moina micrura nuôi trong ao hồ bón chủ yếu bằng phân gà hay phân heo, được sử dụng làm thức ăn chính cho cá bột của các loài cá cảnh nhiệt đới, tỷ lệ cá sổng bình quân lên đến 95 - 99% ở kích thước 20 cm. Không may, cỏ rất ít thông tin về phưcmg pháp nuôi trứng nước đại trà và nếu có thì chỉ là những bản đánh máy hay xuất bản hạn chế.

II. Môi trường sống

- Bo bo (trứng nước) xuất hiện với mật độ cao ở các ao, hồ, vũng nước, dòng chảy chậm và đầm lầy nơi có nhiều chất'hữu cơ. Chúng đặc biệt tập trung ở những vùng nước ấm nơi có đầy đủ điều kiện để chúng phát triển.

- Bo bo hoàn toàn thích nghi với nguồn nước kém chất lượng. Chúng có thể sổng nơi nồng độ oxy hoà tan từ 0 cho đến bão hoà. Bo bo đặc biệt thích nghi với sự biến đổi của nồng độ oxy và

thường sinh sôi với số lượng lớn trong môi trường nước ô nhiễm ở cống rãnh. Bo bo được cho là có vai trò quan trọng trong việc xừ lý các hồ chứa nước thải. Chúng có thể sống sót trong môi trường nghèo oxy nhờ khả năng tổng hợp hemoglobin. Sự hình thành hemoglobin dựa trên mức độ oxy hoà tan trong nước. Hemoglobin có lẽ cũng phát sinh bởi nhiệt độ cao và mật độ bo bo.

- Bo bo chịu đựng được tầm nhiệt độ rất cao và dễ dàng vượt qua biến đổi nhiệt độ trong ngày từ 5 - 31°c, nhiệt độ tối ưu với chúng là 24 - 31°c.

Khả năng chịu đựng tốt của bo bo là điểm thuận lợi đối với các trang trại kinh doanh cá ở miền Nam nước Mỹ và việc ươm nuôi làm thức ăn cho cá cảnh tại nhà.

3. Thức ăn

Bo bo ăn các loại vi khuẩn, men bia, vi tảo và mùn bã hữu cơ (thối rữa). Vi khuẩn và nấm men có giá trị dinh dưỡng cao. số lượng bo bo phát triển nhanh nhất khi lượng vi khuẩn, men bia và vi tảo dồi dào. Bo bo là một trong những sinh vật phù du có thê tiêu thụ tảo xanh Microcystis aeruginosa. Cả bã hữu cơ động lẫn thực vật đều cung cấp năng lượng cho sự tăng trưởng của bo bo. Chất lượng của mùn bã hữu cơ phụ thuộc vào nguồn gốc và độ tuổi của chúng.

- Bo bo có thể sinh sản theo cách vô tính và hữu tính. Thông thường, bo bo gồm toàn con cái sinh sản theo cách vô tính. Ở điều kiện tối ưu, bo bo cái từ 4 - 7 ngày tuổi bắt đầu sinh sản với số lượng từ 4 - 22 con. Mỗi lứa cách nhau từ 1 - 2 ngày, mỗi con cái đẻ íừ 2 - 6 lần trong đời.

4. Vòng đời

- Ở điều kiện môi trường bất lợi, con đực xuất hiện và sinh sản hữu tính bắt đầu, tạo ra trứng tiềm sinh tương tự như trứng artemia. Điều kiện chuyển đổi từ sinh sản vô tính sang hữu tính ở bo bo là việc cắt giảm nguồn thức ăn, kéo theo nhiều trứng được tạo ra. Như vậy, việc cung cấp đầy đủ thức ăn là cần thiết vì nó kích thích bo bo sinh sản theo cách vô tính, nhờ đó có rất ít số lượng trứng tiềm sinh được tạo ra.

- Mật độ cao ở rận nước có thể làm sự sinh sản sụt giảm một cách đáng kể nhưng điều này không xảy ra ở bo bo. số lượng trứng sinh ra ở rận nước Dapnia magna sụt giảm mạnh khi mật độ từ 95 - 115 cá thể trưởng thành trên 25 - 30 lít. Mật độ nuôi thích hợp ở rận nước được ghi nhận là 500 con/lít.

Tuy nhiên, mật độ nuôi thích họp ở bo bo là 5.000 con/lít và do đó chúng thích hợp trong chăn nuôi thâm canh.

- So sánh sự sinh sản trong các hồ nuôi Daphnia magna và Moina macrocopa bón bằng men bia và ammonium nitrate NH4NO3 cho thấy lượng thu hoạch ở bo bo (106 - 110 g/m3) lớn gấp 3 - 4 lần so với thu hoạch ở rận nước (25 - 40g/m3). Khối lượng thu hoạch hàng ngày ở bo bo với thức ăn vi tảo nuôi bằng phân hữu cơ đạt 375 g/m3.

5. Giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng của bo bo (trứng nước) phụ thuộc vào độ tuổi và loại thức ăn mà chúng được nuôi. D ù ‘vậy, lượng protein ở bo bo chiếm 50%

khôi lượng khô. Bo bo trưởng thành chứa nhiều chất béo hơn bo bo non. Lượng chất béo chiếm 20 - 27% khối lượng khô ở bo bo cái trưởng thành và 4 - 6% ở bo bo non.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nuôi artemia, moina (bo bo), sâu gạo, luân trùng brachionus plicatilis (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)