KỸ THUẬT NUÔI LUÂN TRÙNG BRACHIONUS PLICATILIS
1. Điều kiện môi trưòng
a) Đ ộ m ặn
- Luân trùng rộng muối có thể chịu đựng được độn mặn trong khoảng 1 - 67ppt, có khi đến 97ppt.
- Độ mặn thích hợp nhất cho luân trùng là 30ppt.
- Độ mặn ảnh hưởng tới sự sinh sản của luân trùng, độ mặn cao làm giảm tốc độ thức ăn của luân trùng.
- Khi nuôi cần chú ý đến độ mặn nước ưong ấu trùng tôm cá để nuôi luân trùng với độ mặn thích hợp.
b) N h iệ t đ ộ
Nhiệt độ thích hợp cho luân trùng phụ thuộc vào hình thái của chúng. Luân trùng dòng lớn (dòng L) sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ 18 - 25°c trong khi luân trùng dòng nhỏ (dòng S) thích hợp với nhiệt độ là 28 - 35°c, nhưng nhìn chung dao động nhiệt độ thích hợp cho luân trùng là 20 - 30°c. Nhiệt độ ảnh hưởng đến thành phần sinh hoá và khả năng tiêu thụ thức ăn của luân trùng. Ở nhiệt độ cao sẽ tăng khả năng tiêu thụ thức ăn đồng thời tăng chi phí thức ăn.
Ở nhiệt độ cao, luân trùng sẽ tiêu thụ rất nhanh nguồn carbohydrate và chất béo dự trữ.
c ) p H
Trong tự nhiên luân trùng có thể sống ở pH từ 5 -1 0 , thích hợp nhất ở 7,5 - 8,5. Hoạt động bơi lội và hô hấp của luân trùng hầu như không thay đổi khi pH trong khoảng 6,5 - 8,5 và suy giảm khi pH dưới 5,6 hoặc trên 8,7. Hoạt động bơi lội của luân trùng trong môi trường kiềm giảm nhanh hơn trong môi trường axit.
d ) Ả n h s á n g
Khi so sánh hệ thống nuôi ngoài trời với ánh sáng mặt trời đầy đủ và nuôi trong điều kiện tối, Fukusho (1989) nhận thấy luân trùng B. plicatilis
phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng đầy đủ. Theo Fulks và Main (1991), ánh sáng kích thích sự phát triên của luân trùng nhờ vào sự gia tăng phát triển của vi khuân quang họp và tảo trong bể nuôi.
e) O xy
- Luân trùng có khả năng chịu đựng ở điều kiện oxy dưới 2ppm.
- Nồng độ oxy trong bể nuôi luân trùng sẽ thay đôi rất lớn tùy theo nhiệt độ, độ mặn, mật độ luân trùng, loại thức ăn, mật độ thức ăn.
- Sục khí với tốc độ 60 - 100 lít/phút/m3 có thể đảm bảo đủ oxy cho luân trùng nuôi.
J) N H 3
NH3 gây độc đối với động vật thủy sinh. Hàm lượng N-NH3 trong hàm lượng tổng cộng N-NH4+ (TAN) có phụ thuộc vào^H và nhiệt độ. Fulks và Main (1991) đã nêu ra mối quan hệ giữa hàm lượng NH3 và mật độ luân trùng thấp trong bể nuôi luân trùng. Họ cũng đã điều tra về ảnh hưởng tức thời và lâu dài của NH3 đến tốc độ phát triển và sinh sản của luân trùng và đi đến kết luận “NH3 là một trong những yếu tổ hạn chế sự phát triển quần thể trong hệ thống nuôi luân trùng”. Hoff và Snell (2004) đề nghị hàm lượng NH3 trong bể nuôi luân trùng
không nên vượt quá 1 ppm. NH3 ở nông độ 8-13 ppm sẽ làm giảm 50% sức sinh sản và tốc độ tăng trưởng của quần thể.
2. T hức ăn và cách cho ăn
- Với hàm lượng HUFA cao, Chlorella không chỉ là thức ăn quan trọng của luân trùng mà còn được dùng để làm giàu acid béo cho luân trùng và một số động vật phù du khác trước khi dùng chúng làm thức ăn cho cá và các loài nuôi thủy sản khác.
- Sử dụng 5% tảo Chlorella và 95% men bánh mì cho hiệu quả về năng suất luân trùng và chất lượng dinh dưỡng cao. Ngoài ra, để tăng giá trị dinh dưỡng và giảm giá thành sản xuất luân trùng, người ta thường sử dụng kết họp các loại thức ăn với nhau, mà phổ biến nhất là kết hợp giữa men bánh mì và tảo. Lượng tảo cho vào càng nhiều càng tốt bởi vì nó không chỉ làm thức ăn cho luân trùng mà còn có tác dụng cải thiện chất lượng môi trường nước nuôi và là nhân tố khống chế vi khuẩn gây bệnh.
- Do vậy, để cung cấp thức ăn đồng thời làm giàu hóa HUFA cho luân trùng trong quá trình nuôi, nên sừ dụng thức ăn là tảo Chlorella và men bánh mì với công thức là 5% tảo Chlorella và 95% men bánh mì.
- Cách cho ăn:
+ Do luân trùng có đặc tính ăn lọc và liên tục nên khi cho ăn phải cung cấp thức ăn với lượng vừa phải. Khoảng cách cho ăn ngắn nhằm hạn chế tình trạng trong bể luân trùng thừa thức ăn làm giảm chất lượng nước nhưng luân trùng vẫn bị đói (do không cung cấp thức ăn mới kịp thời).
+ Như vậy, tần suất cho ăn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và tốc độ phát triển của luân trùng. Luân trùng phải được cho ăn thường xuyên với lượng nhỏ nhằm duy trì chất lượng nước và tránh trường họp cho ăn thừa hoặc bỏ đói luân trùng.
+ Ngoài ra, nếu luân trùng bị đói trước khi thu hoạch thì giá trị dinh dưỡng của chúng sẽ rất thấp.
Đây cũng là một nguyên nhân làm tăng tỉ lệ hao hụt của ấu trùng tôm cá khi sử dụng luân trùng làm thức ăn.
* Kỹ th u ật làm giàu hóa HUFA bằng tảo: tảo cấp đầy bể nuôi, sau đó cho luân trúng vào, mật độ cao 700- 1200 ct/ml. Sau 24 giờ thu hoạch luân trùng cho ấu trùng cá ăn.
3. Phòng ngừa địch hại
- Trong suốt thời gian nuôi, cần phải định lượng và kiểm tra luân trùng hàng ngày dưới kính hiên vi
Copepod, Protozoa. Vi khuẩn là một trong những yếu tố làm suy giảm luân trùng ngoài yếu tố môi trường xấu quá mức, nhất là NH3.
- Theo dõi tốc độ sinh sản cũng như hoạt động của luân trùng cho biết được luân trùng có khỏe hay không.
4. Giàu hóa HUFA cho luân trùng
- Giá trị dinh dưỡng của luân trùng phụ thuộc vào loại thức ăn mà chúng ặn vào, nên khi nuôi luân trùng bằng thức ăn kém dinh dưỡng thì luân trùng cũng khó đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho đối tượng nuôi, nhất là ấu trùng tôm, cá biển. Vì thế, việc bổ sung dinh dưỡng cho luân trùng sau khi nuôi là rất cần thiết trước khi cho ấu trùng tôm, cá ăn.
- Để bổ sung dinh dưỡng cho luân trùng bằng cách làm giàu hóa thành phần HUFA (n-3), đây là những acid béo không no cao phân tử, sẽ giúp cho luân trùng tăng thành phần dinh dưỡng để đáp ứng nhu câu dinh dưỡng cho âu trùng tôm, cá. Sau đây là một số phương pháp làm giàu hóa HUFA cho luân trùng.
+ Bổ sung bằng tảo
Những loài tảo chứa nhiều acid béo cao không no như tảo Nanochloropsis (chứa nhiều 2 0:5n-3) và Isochysis (chứa nhiều 22:6n-3) là rất lý tưởng làm
thức ăn cho luân trùng. Mật độ tảo thích họp là 5 triệu tb/ml. Sau khi cho luân trùng cô đặc vài giờ, luân trùng sẽ ăn tảo đầy cơ thể và chúng có thể được dùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm cá. Tùy từng nhu cầu của đối tượng nuôi mà dùng tảo khác nhau với chất lượng khác nhau. Để duy trì chất lượng luân trùng tốt, trong bể nuôi ấu trùng tôm cá cũng cần có tảo để vừa làm sạch môi trường vừa làm thức ăn cho luân trùng trong bể trước khi luân trùng trở thành thức ăn cho ấu trùng tôm cá.
+ Bổ sung bằng thức ăn tổng họp
Nhiều loại thức ăn tổng họp đã được dùng để bổ sung dinh dưỡng vào luân trùng và đã cho kết quả rất tốt như DHA-CS, DHA-PS, ss. Ưu điểm của phương pháp này là thức ăn có nguồn HUFA ổn định và tương đương với HU F A từ các loại phiêu sinh động vật ngoài tự nhiên. Phương pháp này đơn giản, tiện lợi và ít tổn lao động hơn so với việc bô sung bằng tảo.
+ Bổ sung bằng dầu cá
Đây là phương pháp đơn giản, rẻ và dễ thực hiện nhất. Có thể tự chế thức ăn bằng cách dùng dầu cá, dầu mực trộn với lòng đỏ trứng gà hay có thể dùng với dạng thương mại.
Luân trùng với mật độ 200-300 con/ml cho vào dung dịch dầu cá khoảng 6 giờ, sau đó thu rửa và cho ấu trùng tôm cá ăn.
Phương pháp này đã được thí nghiệm và kết quả là: Hàm lượng DHA-EPA cực đại đạt được ở công thức giàu hóa luân trùng với viên dầu gan mực sau 6 giờ (DHA= 73,2, EPA= 46,3 mg trên trọng lượng khô), công thức giàu hóa luân trùng với DHAce (DHA= 64,8, EPA= 64,3 mg trên trọng lượng khô) sau 12 giờ, Protein Selco (DHA= 65,7, EPA= 24 mg trên trọng lượng khô) sau 3 giờ và Aqualene (DHA= 7,3, EPA= 2,7 mg trên trọng lượng khô) sau 12 giờ. Từ các kết quả nghiên cứu trên, có thể kết luận rằng sản phẩm giàu hóa luân trùng tốt nhất có thể ứng dụng trong ương nuôi ấu trùng cá, đó là viên dầu gan mực và Protein Selco, bởi vì thời gian giàu hóa ngắn và cho luân trùng có hàm lượng EPA và DHA cao.
- Ngoài ra, Vitamin c rẩt cần thiết cho ấu trùng tôm cá. Có thể bổ sung vitamin c thông qua tảo.
Bên cạnh đó, cũng có thể bổ sung Protein bằng các Protein tổng họp nhằm đảm bảo hàm lượng Protein tốt cho ấu trùng tôm cá.
5. Thu hoachô
- Dùng lưới lọc để cô đặc lại trước khi cho ấu trùng tôm, cá ăn để loại bỏ nước dơ bẩn và các chất cặn bã lơ lửng.
- Cho nước nuôi luân trùng qua lưới 250jưn để loại copepod, sau đó cho qua lưới 80-100pm.
- Sau khi thu hoạch cần rửa luân trùng bằng nước sạch trước khi cho ấu trùng tôm cá ăn.
* Lưu ý: trong khi lọc, túi lọc phải luôn ngập nước tránh để khô làm luân trùng yếu và dễ bị chết.
6. Lưu giữ giống luân trùng
Nhằm chủ động và duy trì nguồn giống luân trùng sạch, hạn chế rủi ro thường hay xảy ra trong quá trình nuôi sinh khối. Luân trùng được nuôi trong môi trường có tảo sạch trong phòng thí nghiệm và được định kì san, nhân lên trong các dung tích nhỏ.
Đây là phưong pháp an toàn, dễ thực hiện.
- Thực hiện trong ống nghiệm 50ml đặt trên giá quay, giúp đảo lộn không khí và nước trong ống nghiệm, giá nuôi được đặt trong phòng thí nghiệm, nhiệt độ 28°c, cường độ ánh sáng 2000 lux. Dụng cụ nuôi được khử trong tủ sấy và nước sôi 25ppt cũng được khử trùng bằng NaClO 5ppm'trước khi sử dụng.
- Mật độ luân trùng cấy vào ống nghiệm là 2 con/ml.
- Thức ăn cho luân trùng là Chlorella đã được cô đặc ( 1 -2 X 10 8tb/ml), lưu giữ ở 4°c trong một tuần.
- Mỗi ngày cho luân trùng ăn 200pl/ổng nghiệm, nếu dùng tảo tươi thì dùng 4ml cho mỗi ống.
- Sau một tuần, mật độ luân trùng có thể tăng đến 200con/ml. Dùng một lượng nhỏ để làm giống, lượng còn lại được dùng nuôi ở bình hay bể lớn hơn.
* Ngoài ra còn có một số phưong pháp:
- Phương pháp giữ lạnh cũng đã dược thử nghiệm, nhiệt độ nước 4°c và thay nước cấp tảo có thể duy trì mật độ trong khoảng 22 ngày.
- Phương pháp cấp đông thử nghiệm dưới dạng trứng nghỉ ở nhiệt độ -196°c trong chất chổng đông dimethyl sulfoxide.
PHẦN 4
KỸ THUẬT NUỒI SÂU GẠO (thức ăn cho chim, cá cảnh)
Sâu gạo là loại thức ăn bổ dưỡng và khoái khẩu của nhiều loại chim ăn sâu cũng như một số loài cá cảnh (đặc biệt là cá rồng). Hiện nay, một số người chơi chim, cá cảnh tự nhân giống và nuôi sâu gạo làm thức ăn cho vật cưng của mình.
1. Kỹ thuật nuôi sâu gạo
- Sâu gạo, tên tiếng Anh là Supervvorm, tên khoa học là Zoophobas mario, khi trưởng thành, chúng dài khoảng 6 - 8cm. Chúng rất dề nuôi, và sống rất lâu, nếu môi trường sống không chật chội, được cho ăn uống đầy đủ, đúng cách, chúng sẽ sống đến 6 - 7 tháng.
- Sâu gạo có thể nuôi được trong một thùng nhựa hay bể kiếng với thể tích khoảng 40 lít nước. Trước khi cho sâu vào, cần phải rải một lớp cám màu vàng, loại được dùng để làm thức ăn cho gà con, dày khoảng 3cm. Trong một thùng với thể tích nêu trên có thể chứa được khoảng 1000 con sâu gạo.
- Thức ăn chủ yếu của chúng là từ lớp cám thức ăn của gà con. Ngoài ra, táo, khoai tây, cà rốt cắt từng lát mỏng, và rau xà lách là nguồn thức ăn cung câp nước cho giông sâu này. Khoảng 2 - 3 tháng, bạn nên thay lớp cám trong thùng, vì bọn sâu này sẽ ăn hêt lớp cám cũ. Một điều nên ghi nhớ là các nguồn thức ăn cung cấp nước cho sâu, nên được thay mỗi 3 - 4 ngày/lần, vì nếu thiếu chúng, sâu sẽ tự ăn thịt lẫn nhau để thay thế cho nguồn nước.
- Nếu bạn muốn thêm chất bổ dưỡng cho cá rồng hay các chú chim quý của mình, thì co thể cho sâu gạo ăn thêm các loại thức ăn khô đã có sẵn vitamin.
Khi chúng đã ăn no (sau 24 tiếng) các thức ăn bổ
dưỡng kia thì thảy cho cá hay chim ăn. Nuôi sâu chỉ có thế, rất đcm giản và sạch sẽ nhẹ nhàng, nhưng kết quả thì tuyệt vời.
- Một điều xin lưu ý là sâu gạo chịu lanh rất dở, khi nhiệt độ dưới 17°c, chúng sẽ chết một cách mau lẹ. Nhiệt độ thích hợp cho giống sâu là là từ 21 - 27°c.
2. Kỹ th u ật gây giống sâu gạo
- Kích thích sâu chuyển nhộng: Muốn kích thích chúng thành con nhộng nên có các hộp có từng ngăn nhỏ để bỏ riêng từng con sâu gạo vào, và đậy năp lại, đê trong bóng tôi trong khoảng vài ngày đên 2 tuân. Năp đậy nên khoét lô nhỏ đê có dưỡng khí oxygen cho sâu thở.
- Giống sâu này khi bị cho vào trong môi trường cuộn tròn, chật cứng cộng thêm bóng tối sẽ thúc đẩy quá trình tiến hóa để trở thành con nhộng trong khoảng vài ngày đến 2 tuần. Khi mới bắt đầu nên chọn 50 - 100 con sâu gạo để biết chắc trong 50 - 100 con này sẽ có đủ sâu đực và sâu cái. Trong khoảng vài ngày đến 2 tuần, sâu vì bị băt ép phải cuộn tròn trong tình trạng khó nhúch nhích, chúng sẽ trở thành con nhộng. Con nhộng trong thời gian 2 - 3 tuần sẽ không ăn gì mà sẽ từ từ biên dạng thành con bọ.
- Sau khi biển dạng thành con bọ (bọ sâu), khoảng 24 - 48 tiếng sau nữa chúng sẽ cứng cáp.
Lúc này nên lấy chúng ra và bỏ vào thùng để mang ra ánh sáng (tuyệt đối không để ánh nắng rọi trực tiếp vào chúng, vì chúng sẽ chết trong khoảng nửa tiếng dưới ánh sáng chiếu trực tiếp), nơi chúng sẽ giao họp và sinh sản.
- Bên trong thùng là một lớp cám cho gà con ăn khoảng 3cm. Thùng này chỉ nên là thùng để nuôi dưỡng các bọ sâu, không nên để chung các bọ đen với đám sâu gạo.
- Trong khoảng 2 tuần đầu bọ sâu sẽ không làm chi cả mà chỉ hút nước từ các miếng táo đã được lát mỏng. Vì thế trong thời gian 2 tuần này nên thay táo hay khoai tây 2 - 3 ngày một lần.
- Sau khoảng 2 tuần, chúng sẽ bắt đầu tụ tập trên các vỉ đựng trứng gà đã được đặt sẵn cho chủng.
Trên các vỉ trứng này, hay phía bên dưới, đảm bọ đen sẽ giao họp và đẻ trứng. Trứng của chúng nhỏ li ti, khó thấy được.
- Trứng sẽ nở ở nhiệt độ từ 22 - 27°c. Trong thời gian này, không nên đụng chạm, di chuyển bất kỳ vật gì trong thùng, tuyệt đổi không được tác động gỉ đên chúng.
- Cần chú ý không để nhiệt độ hạ thẩp hơn mức 22°c vì trứng sẽ không nở.
MỤC LỤC
PHẦN 1: KỸ THUẬT NUÔI ARTEMIA... 5
BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ARTEMIA...5
BÀI 2: KỸ THUẬT NUÔI ARTEMIA...11
PHẦN 2: KỸ THUẬT NUÔI M O IN A ...23
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MOINA... 23
BÀI 2: KỸ THUẬT NUÔI MOINA... 29
PHẦN 3: KỸ THUẬT NUÔI LUÂN TRÙNG
BRACHIONUS PLÍCATILIS... 40
BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LUÂN TRÙNG BRACHIONUS PLICATILIS...40
BÀI 2: KỸ THUẬT NUÔI LUÂN TRÙNG
BRACHIONUS PLICATILIS... 53
PHẦN 4: KỸ THUẬT NUÔI SÂU GẠO ... 63