KỸ THUẬT NUÔI MOINA

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nuôi artemia, moina (bo bo), sâu gạo, luân trùng brachionus plicatilis (Trang 28 - 62)

KỸ THUẬT NƯỒI MOINA

Nguyên tắc sản xuất bo bo dựa trên chuỗi bầy nuôi liên tiếp. Bầy nuôi mới được tạo rá hàng ngày trong các bồn chứa riêng biệt. Khi tất cả nấm men, vi khuẩn và tảo được tiêu thụ hểt, thường từ 5-10 ngày sau khi ưom, bo bo được thu hoạch và bầy khác được ươm tiếp. Nguyên tắc này đặc biệt thích họp khi có một số lượng nhất định bo bo được thu hoạch mỗi ngày bởi vì việc sản xuất hàng ngày được điều khiển tốt hơn nhiều.

Một nhóm bồn nuôi cũng thích hợp để duy trì sự đồng nhất vì rất ít khả năng bo bo có đối thủ cạnh tranh (chẳng hạn như sinh vật đơn bào, trùng bánh xe, giáp xác copepođ) hay những kẻ săn mồi (như thủy tức, bọ gạo, ấu trùng bọ bắp cày hay cà niễng, ấu trùng chuồn chuồn hay con xin cơm).

Bồn nuôi có thể duy trì đến 2 tháng hay hơn bằng việc thu hoạch hàng ngày, thay nước, cho ăn thường xuyên và duy trì tốc độ tăng trưởng. Sau đó, bồn nuôi sẽ không sinh sôi nhanh chóng khi bón thức ăn. Khi chúng không còn phát triển tốt nữa, nên thu hoạch toàn bộ bo bo và bắt đầu nuôi bầy mới.

Bo bo có thể đữợc sản xuất bằng cách nuôi kết hơp với thức ăn của chúng hay nuôi riêng rẽ. Nuôi kết hợp đơn giản hơn nhưng nuôi riêng rẽ lại cho kết qua tốt hơn.

Khi nuôi riêng rẽ, bồn nuôi vi tảo được đặt sao cho nó chảy vào bồn bo bo. Sản xuất từ những bồn riêng biệt có điểm bất lợi là cần nhiều không gian để nuôi vi tảo. Tuy nhiên cũng có điểm thuận lợi là ít có khả năng lây nhiễm bệnh, điều khiển tốt hơn và thu hoạch được nhiều bo bo hơn.

* Lưu ý: dù áp dụng cách nuôi dưỡng nào cũng luôn phải duy trì hàng loạt hồ nuôi bo bo để đề phòng trường hợp chúng bị chết.

- Bồn nuôi trung bình có thể tích khoảng 38 lít.

Tuy nhiên, thể tích này chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu của một người nuôi cá bình thường. Để nuôi với mục đích thương mại thì phải sử dụng bồn chứa, hồ nhân tạo (bằng xi măng, kim loại, plastic hay sợi thủy tinh) và hồ đất. Ngoài ra, bất cứ vật dụng nào cũng có thể được tận dụng như bồn tắm cũ, bồn rửa chén, ngăn tủ lạnh và chậu nhựa. Đừng sử dụng loại bồn kim loại, ngoại trừ chúng được làm bàng loại thép không rỉ.

- Trong những bồn chứa lớn, độ sâu của nước không nên vượt quá 90 cm, từ 40 đến 50 cm là lý tưởng. Mực nước nông giúp các sinh vật phù du quang họp và nồng độ ôxy hòa tan được tốt hơn.

- Bồn nuôi bo bo nên để ở nơi có ánh sáng khuếch tán và bóng râm. Môi trường có cây cối và mái che bằng vải bạt (giảm 50-80% cường độ chiếu sáng) là lý tưởng. Bồn nuôi cần được che mưa để tạo độ ổn định và chắn lưới để phòng ngừa các loại côn trùng ăn thịt.

- Bồn nuôi không cần phải giữ quá sạch nhưng một số thứ như tảo sợi và ấu trùng của các loài côn trùng ăn thịt (lăng quăng, chuồn chuồn, bọ...) có thể làm giảm sản lượng bo bo. Bồn nuôi cần được sát trùng trước bằng cách phơi khô hay tẩy bằng dung dịch acid nhẹ HC1 có nồng độ 30%.

I. BỒN NUÔI

IL MÔI TRƯỜNG NƯỚC

- Bo bo rất nhạy cảiĩi với cac chất hóa học và kim loại (như đồng, kẽm là những chất thường xuât hiện trong nước máy), bột ệiặt, chất tẩy và những chất độc hại khác trong nguồn nước. Phải đảm bảo bồn nước không bị nhiễm những chất độc trên. Nên sục khí nước máy trong ít nhất hai ngày để chlor bay hơi, hay bỏ chất trung hòa chlor như sodium thiosulfate (Na2S20 3) nếu muốn rút ngắn thời gian.

Nguồn nước tự nhiên là lý tưởng. Nước mưa cũng rất tốt để nuôi bo bo nếu được hứng từ vùng không bị ô nhiễm không khí. Nước đã qua xử lý lọc cũng có thể dùng được.

- Nhiệt độ lý tưởng để nuôi bo bo là từ 24 đến 31°c. Chúng chỉ có thể chịu đựng được nhiệt độ cao hơn 32°c trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp khiến chủng sinh sản chậm lại.

III. SỤC KHÍ

Sục khí giúp cung cấp ôxy hòa tan cho bo bo, trộn đều thức ăn và gia tăng lượng sinh vật phù du, dẫn đến kết quả là gia tăng sổ lượng trứng, số lượng bo bo cái mang trứng và mật độ bo bo. Duy trì một dòng chảy nhỏ ừong bồn cũng giúp gia tăng sự sinh sản. Hô có dung tích 1,5 m3 chỉ cần duy trì từ 1 đến 2 ống sục khí. Nên tránh điều chỉnh để bọt khí thật yếu vì đầu sục có thể bị kẹt làm bo bo ngộp thở nổi lên mặt nước và có thể chết.

- Dưới đây là danh sách và tỷ lệ một số loại thức ăn dành cho bo bo. Hãy cho chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để tìm xem đâu là loại thích hợp nhât cho bo bo. Tỷ lệ thức ăn ở đây chỉ để tham khảo và bà con cần điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện nuôi dường của mình.

- Lượng thức ăn được tính toán trên thể tích nuôi là 379 lít. Lượng thức ăn sẽ tăng thêm từ 50 - 100%

sau khoảng 5 ngày nuôi:

+ Men làm bột bánh mì: 8,5 - 14,2 g.

+ Men và phân hóa học: 8,5 - 14,2g men và 14,2g ammonium nitrate (NH4NO3).

+ Men, cám và cỏ linh lăng (alfalfa): 8,5g men, 42,5g cám gạo hay lúa mạch và 42,5g cỏ.

+ Men, cám và phân bò hay bùn: 8,5 g men, 42,5g cám gạo hay lúa mạch và 142g phân bò hay bùn.

+ Men, hạt bông và phân bò hay bùn: 8,5 g men, 42,5 g hạt bông hay lúa mạch và 142 g phân bò hay bùn.

+ Phân bò hay phân ngựa khô hay bùn: 567g phân khô hay bùn.

+ Phân gà hay heo khô: 170 g phân khô.

IV. THỨC ẦN

+ Men và bột tảo spiruỉina: 6g bột bánh và 3g bột tảo. Cho bo bo ăn hỗn hợp này trong hai ngày trước khi thu hoạch. Chú ỷ: trộn nước ấm vào men và bột tảo và để khoảng 30 phút. Khuấy đều và đổ vào bồn nuôi bo bo qua lưới lọc nhuyễn. Lưới sẽ lọc hết cặn bã,

- Phân hữu cơ thường tốt hơn phân hỏa học vì cung cấp vi khuẩn, nấm, bã hữu cơ và sinh vật phù du, là những thức ăn của bo bo. Có rất nhiều thứ cỏ thể làm thức ăn cho bo bo với kết quả là chúng sinh sôi rất nhanh. Phân hóa học cũng có thể dùng làm thức ăn nhưng tốt nhất nên dùng cho hồ đất hơn là bồn và hồ nhân tạo.

- Phân tươi tốt hơn vì chúng chứa nhiều chất hữu cơ và vi khuẩn. Tuy nhiên, chuồng gia súc cần đượẹ chông muôi đê phân không chửa lăng quàng làm ảnh hưởng đến đàn bo bo. Mặc dù không tuyệt đối cần thiết nhưng phân nên để cho khô trước khi sử dụng. Loại phân bò và bùn khô bán ngoài thị trường có thê được sử dụng để nuôi bo bo.

- Mặc dù phân gia súc thường được sử dụng để nuôi bo bo, các loại thức ăn khác như men, cỏ linh lăng (alfalfa) và cám tuy không tốt bằng nhưng cũng dùng được. Bột làm bánh, cám và cỏ linh lăng khô có bán ở các cửa hàng thực phẩm.

- Những chất hữu cơ thô như phân gia súc, bùn, cám và dầu thực vật thường được đựng trong túi

lưới. Khăn, vải lọc, bao nylon hay bất kỳ loại sợi dệt nào đều có thể được sử dụng tuy nhiên túi nylon và sợi tổng họp không bị mục như vải và khăn. Với bồn lọc nhỏ, vớ nylon sử dụng rất phù họp, rẻ tiền và thuận tiện. Sử dụng túi để loại bỏ cặn khi thu hoạch bo bo và cho phép điều khiển việc cho ăn tốt hofn.

- Cho quá nhiều thức ăn có thể làm nước mau dơ. Dù nuôi bằng loại bồn nào thì cũng nên cho ăn nhiều lần, mỗi lần một ít rồi tăng dần một khi bạn đã có kinh nghiệm. Nếu nấm men xuất hiện trong bồn chứa vì nước quá màu mõ, bao chứa chất hữu cơ nên được lấy ra. Neu nấm men phát triển quá mạnh, nên xả bồn chứa và làm lại từ đầu.

- Độ pH quá cao (lớn hơn 9.5) do rêu phát triển mạnh và sự gia tăng nồng độ chất độc ammonia (không phân ly) có thể hạn chế sự phát triển của bo bo. Độ pH của bồn nuôi nên điều chỉnh ở mức từ 7- 8 bằng dấm ăn (acetic acid).

V. ƯƠM NUÔI

Sử dụng con giống thuần để ươm. Tránh sử dụng con giống yếu hoặc thoái hoá, con giông đẻ trứng tiềm sinh hay con giống có lẫn loài săn mồi. Tỷ lệ gây giống khoảng 100 con bo bo/25 lít. Mặc dù trên lý thuyết chúng ta có thể chỉ cần băt đâu băng một

con bo bo cái nhưng hãy luôn sử dụng một số lượng đầy đủ để phát triển đàn bo bo một cách nhanh chóng. Nếu ươm ít hơn, đàn bo bo sẽ phát triển chậm hơn do vậy số lượng thức ăn lúc đầu phải giảm xuống để tránh làm ô nhiễm nước. Neu ươm nhiều hơn thì có thể thu hoạch sớm hơn và giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Bo bo bắt đầu được ươm sau khi bồn được bón phân khoảng 24 giờ hay lâu hơn. Nhưng nêu bón bằng men bia thì có thể ươm bo bo sau vài giờ sục khí nếu chất lượng nước và nhiệt độ phù họp bởi vì bo bo có thể ngay lập tức ăn các tế bào men. Một ít vi tảo hiện diện trong nước và bao tử của bo bo giống là đủ để chúng phát triển bùng phát.

VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC

Theo dõi bồn nuôi hàng ngày để xác định tình trạng sức khoẻ của bo bo:

- Xác định sức khoẻ của bo bo bằng cách khuấy bồn nuôi, múc một muỗng lớn (15 ml) nước bồn rồi đem quan sát dưới kỉnh lúp từ 8X đến 10X hay kính mổ. Bo bo màu xanh hay đỏ nâu với bụng căng tròn và chuyên động linh hoạt là dấu hiệu của bầy nuôi khoẻ mạnh. Bo bo màu nhợt nhạt với bụng rỗng hay bo bo đẻ trứng là dấu hiệu của môi trường kém chất lượng hay thiêu thức ăn.

- Xác định mật độ của bo bo bằng cách nhỏ cồn 70 độ vào một muỗng trà nước bồn ( 3 - 5 ml) để giết và rồi đếm số lượng bo bo trên đĩa thí nghiệm bằng kính lúp hay kính mổ. Mật độ thu hoạch chứa từ 45 - 47 con trong một muỗng trà. Bằng kinh nghiệm, mật độ bo bo có thể được xác định thông qua quan sát mà không cần phải đếm.

- Mật độ thức ăn trong nước khi quan sát qua ly thuỷ tinh nên hơi xanh hay nâu nhạt như nước trà.

Nước trong là dấu hiệu của sự thiểu thức ăn. Bồn nuôi nên được bón thêm từ 50-100% lượng thức ăn ban đầu, nểu độ trong suốt lớn hơn 30 - 40 cm. Điều này có thể xác định bằng một đĩa nhựa trắng hay viền kim loại đường kính 10 cm, gắn vào một đầu gậy. Độ trong suốt là chiều sâu mà đĩa còn được nhìn thấy khi nhúng trong nước.

- Nếu phát hiện những loài săn mồi (như thuỷ tức, bọ gạo, ấu trùng bọ bắp cày hay cà niễng, ấu ữùng chuồn chuồn hay con xin cơm) thì cần xả bồn nuôi, làm sạch và tiêu diệt chúng đê khỏi làm ảnh hưởng đến vụ nuôi sau.

VII. THU HOẠCH

- Thu hoạch bằng cách dùng vợt lưới nhuyễn vớt những “đám mây” bo bo nổi trên mặt nước. Cũng có thể thu hoạch bằng cách xả hay hút nước qua

lưới lọc có kích thước từ 50 - 150 |im. Tắt máy sục khí vả để thức ăn lắng xuống trước khi thu hoạch.

Với bồn nuôi bán liên tục, không nên thu hoạch quá 20 - 25% bo bo mỗi ngày, trừ khi bắt đầu nuôi lứa khác. Nếu thu hoạch bằng cách xả nước bồn thì cần phải thay nước trước khi thu hoạch. Thu hoạch mỗi lần một ít và thả bo bo vào bồn nước sạch để giữ chúng sống sót.

- Chất cặn dưới đáy bồn cần được quậy lên hàng ngày cùng với lúc thu hoạch để thức ăn nổi lên và ngăn cản vi khuẩn yếm khí phát triển.

L ưu ý:

- Các loài bo bo khác nhau về kích thước, sinh sản và điều kiện sống tổi ưu. c ầ n điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng tùy theo loài và dòng bo bo nhất định.

Gia tăng diện tích bề mặt có thể thu được những kết quả tích cực trong sản xuất bo bo. Với rận nước, khi diện tích tăng lên gấp 4 lần nhờ đặt những tấm nhựa thì khối lượng thu hoạch cũng nhiều gấp 4 lần.

Không rõ là nhờ chất lượng nước được cải thiện khi vi khuẩn phân huỷ nitơ bám trên các bề mặt, hay sự thay đổi phân bố của rận nước hay chế độ dinh dưỡng được cải thiện.

- Không nhất thiết phải sản xuất bo bo dựa trên nhu cầu tiêu thụ của cá bột. Lượng bo bo thu được

có thể trữ nhiều ngày trong bồn nước sạch đặt trong tủ lạnh. Chúng sẽ tỉnh lại khi nhiệt độ ấm lên. Chất lượng dinh dưỡng của bo bo trữ lạnh có thể không tốt bởi vì chúng bị nhịn đói một thời gian, vì vậy bo bo nên được nuôi bằng vi tảo hay men bia trước khi đem cho cá ăn.

- Bo bo có thể được trữ lâu dài bằng cách trữ lạnh trong nước muối nồng độ thấp (nồng độ 7 ppt, 1.0046) hay trữ khô. Cả hai phương pháp đều làm bo bo chết vì vậy cần phải sục khí liên tục giữ chúng lơ lửng trong nước để cá bột có thể ăn. Bo bo đông lạnh và bo bo khô không bổ dưỡng bằng bo bo tươi và cá con cũng không chuộng thức ăn này lắm.

Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng của bo bo đông lạnh và khô cũng không bị thay đổi nhiều, những chất dinh dưỡng không tan quá nhanh vào nước.

Hầu hết những enzyme hoạt động bị phân huỷ trong vòng 10 phút sau khi bỏ bo bo vào nước. Sau một giờ, tất cả những acid amin tự do và acid amin kêt hợp đều bị phân huỷ.

PHẦN 3

KỸ THUẬT NUÔI LUÂN TRÙNG BRACHÍONUS PL IC A T IL IS

BÀI 1

Đ Ặ C Đ IỀ M SIN H H Ọ C C Ủ A L U Â N T R Ù N G B R A C H IO N U S PL IC A T IL IS

1. Vị trí phân loại và hình thái cấu tạo

- Theo Pechenik (2000), hệ thống phân loại của luân trùng như sau:

+ Ngành: Rotifera + Lớp: Monogononta + Bộ: Ploima

+ Họ: Brachionidae + Giống: Brachionus

+ Loài: B ra c h io n u s p lic ã iỉlis (Muller)

Luân trùng B rachỉonus p ỉic a tilis

- Luân trùng có kích thước từ 100 - 340pm, có dạng hình trứng dài, hơi dẹp theo hướng lưng bụng.

Bờ bụng trước có 4 gai dạng u lồi, giữa có khe hình chữ V. Luân trùng có cấu tạo gồm 3 phần: đầu, thân và chân.

+ Đầu mang vòng tiêm mao, có chức năng bơi lội và thu gom thức ăn.

+ Thân luân trùng chứa nhiều dịch cơ thể và các cơ quan sau.

+ Hệ tiêu hoá: Luân trùng thu thức ăn nhờ vòng tiêm mao sau đó vào trong miệng và đến hàm nghiền. Hàm nghiền này sẽ nghiền các hạt thức ăn bằng nhiều con đường khác nhau (cắt, nghiền..) rồi đi vào thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn.

+ Hệ bài tiết: Luân trùng bài tiết chủ yếu là chất thải có nguồn gốc đạm (phần lớn là ammonia). Sự

chuyển động của tiêm mao ở các tế bào ngọn lửa (flame cells) tạo nên dòng chảy nhỏ, các chất lỏng bài tiết vào trong các túi và chảy vào bàng quang sau đó được bài tiết ra ngoài thường xuyên và đều đặn.

+ Hệ sinh dục: Cơ quan sinh dục của con cái bao gồm 3 phần: buồng trứng, chất noãn hoàng và lớp nang. Ngay từ khi mới sinh ra, số lượng trứng đã có sẵn trong buồng trứng.

+ Chân: Chân luân trùng có cấu tạo hình nhẩn không có sự phân đốt, có thể co rút và cuối cùng là 1 hoặc 4 ngón chân. Sự chuyển tiếp giữa chân và thân là hậu môn. Đây là điểm nằm ở vị trí bên ngoài mặt lưng, là nơi thải ra của ruột, bàng quang và vòi trứng.

- Dựa vào các đặc điểm hình thái khác nhau, ngừời ta phân loại ra 2 dòng Brachionus là dòng nhỏ (dòng s ) và dòng lớn ( dòng L).

+ Luân trùng dòng s là Brachionus rotundiformis, có chiều dài vỏ giáp từ 100 - 2 10 pm (trung bình là 160 pm). Trên vỏ giáp có gai nhọn, trọng lượng khô là 0,2 2ịig.

+ Luân trùng dòng L là Brachionus plicatilis, có chiều dài vỏ giáp từ 130-340 |im (trung bình là 239 pm).

Luân trùng dòng s và L sinh trưởng với tốc độ khác nhau, có khả năng chịu đựng nhiệt độ khác

nhau và có nhiệt độ sinh trưởng tối ưu khác nhau (Fushuko, 1989).

Ngoài ra sự biến đổi về hình thái giữa các loài có thê xảy ra phụ thuộc vào độ mặn hoặc chế độ cho ăn.

+ Con đực nhỏ hon con cái, không có cơ quan tiêu hóa và bóng hơi.

+ Cơ thể có khoảng 1.000 tế bào nhung sinh trưởng do nguyên sinh chất tăng lên.

2. Vòng đời của Brachionus plicatiỉls

Luân trùng có tuổi thọ ngắn, trung bình 3,4 - 4,4 ngày ở điều kiện nhiệt độ 25°c. Chúng có thể đạt đến giai đoạn trưởng thành chỉ 0,5 - 1,5 ngày sau khi nở hay đẻ. Sau đó, con cái có thể đẻ liên tục, mỗi lần cách nhau khoảng 4 giờ. Suốt đời sống, con cái có thể tham gia đẻ 10 lứa. Tuy nhiên, khả năng sinh sản của con cái còn tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, đặc biệt là nhiệt độ.

a) Đặc điểm dinh dưỡng

Luân trùng B. plicatilis là loài ăn lọc không chọn lọc, thức ăn có kích thước 20 - 25 mm mang đên miệng nhờ sự chuyển động của vòng tiêm mao

Một phần của tài liệu Kỹ thuật nuôi artemia, moina (bo bo), sâu gạo, luân trùng brachionus plicatilis (Trang 28 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)