Định hướng phát triển du lịch cụ thể đến năm 2020

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 114 - 122)

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020

3.1. Định hướng phát triển du lịch đến năm 2020

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch cụ thể đến năm 2020

a. Số khách

Qua nghiên cứu và phân tích thực trạng khách du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn từ năm 2007-2011 cho thấy lượng du khách đều tăng, mặc dù sự tăng trưởng không đều, qua các năm đều tăng vượt chỉ tiêu dự báo do Sở văn hóa thể thao và du lịch đưa ra.

+ Về khách quốc tế: Theo dự báo và tính toán của các nhà chuyên môn trong những năm tới Việt Nam là điểm đến an toàn góp phần thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam cao hơn những năm trước. Đối với tỉnh Vĩnh Long cũng có nhiều lợi thế về thu hút du khách quốc tế đến tham quan.

+ Về khách nội địa: Căn cứ vào hiện trang khách nội địa đến Vĩnh Long cho thấy xu hướng khách nội địa tăng nhanh đặc biệt là trên địa bàn các khu vực cù lao, và tỉ lệ tăng cũng khá nhanh so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL nhưng chủ yếu là du khách chỉ đi trong ngày, lượng lưu trú lại rất ít.

+ Khách đến tham quan tại các điểm du lịch, khu du du lịch: Trong giai đoạn từ năm 2007-2011 cũng tăng trưởng nhanh, trung bình hơn 10%, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước, chủ yếu du khách đi theo tuor với các sản phẩm du lịch miệt vườn, do vậy khách đến và đi trong ngày ít có lưu trú.

Căn cứu vào những kết quả những năm qua UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Sở văn hóa thể thao và du lịch Vĩnh Long đã đưa ra định hướng thu hút lượng du khách đến Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2015-2020 như sau: Phấn đấu lượng khách tăng trưởng bình quân đạt 13,5%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 15,0%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Tăng cường phát triển các dịch vụ theo hướng đa dạng hóa, ưu tiên phát triển các ngành có giá trị gia tăng cao, hình thành hoạt động mới theo hướng du khách quan tâm, hình thành các khu vui chơi cho trẻ em tại những điểm du lịch cũng là yếu tố góp phần quan trọng trong việc thu hút sự tăng trưởng lượng lớn du khách.

Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thực hiện liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong Vùng, đặc biệt với thành phố Cần Thơ; nâng cao chất lượng dịch vụ, phấn đấu thu hút lượng khách du lịch đạt 1,3 triệu lượt/năm vào năm 2015 và đạt 2,6 triệu lượt/năm vào năm 2020; phát triển các loại hình du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, tham quan các di tích lịch sử…

Bảng 3.1: Tình hình du khách qua các năm và định hướng lượng du khách đến năm 2015-2020

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2015 2020 Tổng số khách(nghìn

người), trong đó: 455 573.5 630 665 830 1.290 2.600 - Khách quốc tế (%) 30.8 35.7 31.7 25.6 24.1 38.1 36.2 - Khách nội địa (%) 69.2 64.3 68.3 74.4 75.9 61.9 63.8

Nguồn: Xử lí từ số liệu của Sở VHTT & DL Vĩnh Long b. Doanh thu

Khách đến du lịch trên địa bàn chủ yếu là khách nội địa nhưng trong dự báo thu nhập của các điểm khu du lịch và “dự án quy hoạch ĐBSCL” cho thấy ngành du lịch Vĩnh Long phần lớn lại là từ du khách quốc tế, với tỷ lệ đóng góp gấp 1,5 lần so với thu nhập du lịch từ du khách nội địa, trong những năm tới khi mà lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều thì chắc chắn rằng thu nhập từ khách quốc tế ngày càng lớn, bên cạnh thì lượng khách nội địa tăng, mức sống người dân ngày càng cao, lượng chi tiêu của du khách khi đi du lịch cao kéo theo thu nhập từ khách nội địa cũng sẽ tăng lên khá cao. Dự báo đến năm 2015 và 2020 thu nhập từ du khách du lịch Vĩnh Long sẽ có cơ cấu như sau:

Bảng 3.2 : Dự báo thu nhập du lịch tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 Đơn vị: %

Dự báo thu nhập Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

Thu nhập từ khách quốc tế 71.8 76.3 76.9

Thu nhập từ khách nội địa 28.2 23.7 23.1

Nguồn: Xử lí từ số liệu ĐAPTDLĐBSCL đến năm 2020

Căn cứ vào hiện trạng doanh thu về du lịch giai đoạn 2007-2011 cho thấy:

Doanh thu toàn bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có mức tăng trưởng trung bình hơn 15%, với doanh thu du lịch năm 2010 là 120 tỷ đồng, năm 2011 là 165 tỷ đồng.

Từ những kết quả đó UBND tỉnh Vĩnh Long đã đưa ra định hướng doanh du ngành du lịch từ năm 2011-2015 là 15%, và gia đoạn 2015-2020 là 20%. Từ đó Sở văn hóa thể thao và du lịch mà cụ thể là phòng nghiệp vụ du lịch đã đưa ra định hướng doanh thu du lịch đến năm 2015 là 243 tỷ đồng, năm 2020 ước dự tính doanh thu sẽ đạt 490 tỷ đồng.

Bảng 3.3: Tình hình doanh thu du lịch qua các năm và định hướng doanh thu du lịch đến năm 2015-2020

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2015 2020 Doanh thu du lịch

(triệu đồng) 67.000 91.000 105.000 120.000 165.000 243.000 490.000 Nguồn: Sở VHTT & DL Vĩnh Long c. Lao động

Trong các hoạt động du lịch thì nguồn nhân lực trong kinh doanh dịch vụ lưu trú chiếm tỉ lệ lao động cao nhất, tập trung chủ yếu vào dịch vụ buồng, phục vụ và nấu bếp. Các sản phẩm du lịch cung cấp cho du khách không chỉ do lao động của ngành du lịch tạo ra mà cong có lao động các ngành đóng góp vào mang tính chất gián tiếp cung cấp sản phẩm du lịch. Tính toán nguồn nhân lực du lịch thường dựa trên việc tính toán lao động trong kinh doanh lưu trú, từ đó suy ra được số lượng lao động của ngành du lịch bao gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp.

Căn cứ vào thực tế nhu cầu lao động tính bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước và khu vực giao động trong khoảng từ 1,3-1,8 lao động trực tiếp, và số lao động gián tiếp kèm theo (1 lao động trực tiếp kèm theo khoảng 2 lao động gián tiếp), từ đó sở văn hóa thể thao và du lịch dự báo nhu cầu lao động du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2020.

Theo định hướng trên thì nhu cầu nguồn nhân lực cho du lịch Vĩnh Long trong giai đoạn 2011-2015 là 460 lao động, trong đó lao động trực tiếp là 355 người, còn

lại là lao động gián tiếp. Trong giai đoạn 2016-2020 tăng 440 người, trong đó lao động trực tiếp tăng 470 lao động, còn lại là lao động gián tiếp.

Bảng 3.4: Tình hình lao động qua các năm và định hướng lực lượng lao động du lịch đến năm 2015-2020

STT TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ

DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2020 2007 2008 2009 2010 2011 2015(DB) (DB) 2020 1 Tổng số lao động du lịch 1080 1215 1280 1300 1300 1760 2200

2 Trình độ trên đại học 0 0 0 2 2 5 7

3 Trình độ đại học, cao đẳng 110 120 130 130 130 300 500 4 Trình độ trung cấp 355 365 360 300 300 600 1000 5 Trình độ sơ cấp 240 250 320 350 380 460 450 6 Trình độ dưới sơ cấp 380 480 470 368 368 399 248 7 Đội ngũ quản lý của cơ quan

quản lý nhà nước về du lịch 19 23 22 22 22 32 40 8 Lao động quản lý tại các doanh

nghiệp

120 130 138 150 150 150 170 Lao động nghiệp vụ

1- Lễ tân 102 104 108 111 111 115 130

2- Phục vụ buồng 145 150 160 200 200 260 300 3- Phục vụ bàn, bar 200 210 220 250 250 360 490 9 4- Đầu bếp + nhân viên nấu ăn 40 40 40 100 100 60 80

5- Hướng dẫn viên

Thẻ HDV quốc tế 35 35 35 37 37 90 150

Thẻ HDV nội địa 0 20 8 8 50 100

Thẻ Thuyết minh viên 0 0 0 0 10 50

6- Nhân viên lữ hành 25 30 48 50 50 60 80

7- Nhân viên khác 399 488 479 372 372 584 638 10 Khách sạn, Nhà hang 487 504 628 750 750 795 1000 11 Lữ hành, vận chuyển du lịch 260 276 300 350 350 500 750

12 Dịch vụ khác 338 435 352 500 500 465 450

Nguồn: Sở VHTT & DL Vĩnh Long d. Cơ sở lưu trú

Mạng lưới cơ sở lưu trú phục vụ tăng lên với phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch của địa phương. Các khu vực tăng cơ sở lưu trú là ở những nơi đang đầu tư và mới phát triển du lịch như: cù lao dài, cù lao Mây, khu vực Mỹ Hòa, khu vực Bình Minh…đặc biệt chú trọng cơ sở lưu trú chất lượng cao nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu nghỉ ngơi của du khách.

Bảng 3.5: Dự báo tốc độ phát triển, tăng trưởng số lượng cơ sở lưu trú tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

TT Năm Số lượng cơ sở lưu trú

du lịch

Tốc độ tăng

trưởng Số phòng Tốc độ tăng trưởng/

năm

1 2007 48 0,20 680 0,19

2 2008 57 0,14 980 0,12

3 2009 65 1.100

4 2010 67 0,04 1172 0,02

5 2011 70 1200

6 2015 80 0,04 1300 0,02

7 2020 96 0,03 1420 0,01

Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Vĩnh Long

- Từ năm 2015 nâng công suất sử dụng phòng trung bình năm lên 60% duy trùy ổn định đến năm 2020.

e. Đầu tư cho du lịch

Do xuất phát điểm về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch còn thiếu và yếu nên công tác đầu tư có vị trí quan trọng đối với phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020. Ngoài công tác đầu tư váo cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch như giao thông, điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, bên cạnh cần ưu tiên đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật như cơ sở lưu trú, dịch vụ bổ sung và tăng cường phát triển các cơ sở kinh doanh du lịch lữ hành.

Những hạng mục cần tập trung đầu tư trực tiếp như:

- Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch có chất lượng cao như cơ sở lưu trú, dịch vụ vui chơi giải trí, các loại hình du lịch gắn với tài nguyên sông nước, xây dựng các điểm giới thiệu sản phẩm du lịch, các sản phẩm hàng hóa trên các tuyến du lịch sôi động.

- Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh thông qua việc đầu tư nâng cấp tôn tạo các công trình di tích văn hóa lịch sử cách mạng.

- Đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và tham quan các làng nghề truyền thống.

- Đầu tư cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, nâng cao năng lực hoạt động của ngành du lịch.

- Nâng cao năng lực hoạt động của Hiệp hội du lịch Vĩnh Long giúp công tác phát triển từ trên xuống dưới và giữa các doanh nghiệp tham gia hoạt động một cách nhịp nhàng, đạt kết quả cao.

- Các hạng mục, danh mục đầu tư và kêu gọi đầu tư nhằm phục vụ phát triển du lịch đến năm 2015:

Bảng 3.6 : Các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch đến năm 2015 T

T

Tên dự án

điểmĐịa Quy

Mục tiêu

đầu tư Ước đầu tưmức

Hình thức

đầu tư Cấp

quản lý 1

Khu du lịch sinh

thái An Bình

xã An Bình, huyện Long

Hồ

100 ha

Phát triển khu DL sinh

thái gắn với nghĩ dưỡng và hàng lưu

niệm

1.000 tỷ

VNĐ Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài

nước đầu tư hoặc liên

doanh.

Sở VH TT &

DL UBND

Long Hồ 2

Dự án du lịch sinh thái

Tân Bình

Ấp Tân Hiệp, xã Tân

Bình, Bình

Tân

23

ha Phát triển khu DL sinh

thái nghĩ dưỡng gắn

với nuôi trồng thủy

sản

230 tỷ

VNĐ Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài

nước đầu tư 100% vốn

hoặc liên doanh.

Sở VH TT &

Du lịch và UBND

Bình Tân 3

Khu TM, DV&DL Thuận Mỹ

Xã Tân Ngãi, thành Vĩnh phố Long

20

ha Xây dựng trung tâm thương mại

&DL

600 tỷ

VNĐ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh.

Đấu giá khu đất

4

Bến tàu, xe, khu hàng lưu phố

niệm phục vụ

du lịch

Phường 1, TPVL

tỉnh Vĩnh Long

2 ha Xây dựng khu phố du lịch gắn với chỉnh trang

đô thị .

120 tỷ

VNĐ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư

100% vốn hoặc liên

doanh.

Sở VH TT &

Du lịch và UBND TP VL

f. Tổ chức, quản lí

- Đang từng bước hoàn thiện hệ thống quản lí từ trung ương đến địa phương thông qua việc xây dựng các cơ quan quản lý trực tiếp nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch.

- Quản lý hoạt động du lịch được thực hiện thường xuyên thông qua việc phân loại và xếp hạng khu du lịch, điểm du lịch theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, thường xuyên tiến hành thẩm định điều kiện hoạt động cho các cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó có các khách sạn đạt hạng 01 sao; 02 sao; cơ sở homestay và nhà nghỉ phải đạt tiêu chuẩn tối ưu cho du khách nếu cần phải nâng cấp và tiến hành bổ sung tiêu chuẩn theo qui định.

3.1.2.2. Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ a. Các điểm du lịch

- Cũng cố các điểm du lịch đang phát triển nhưng chưa khai thác hết tiềm năng như: các điểm du lịch homestay Ba Lình, Tám Hổ, Ngọc Sang…với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

- Kêu gọi đầu tư vào các điểm du lịch trên cù lao Dài và cù lao Mây có tiềm năng nhưng đến nay chưa được khai thác vì hệ thống giao thông đường bộ chưa được thuận lợi, hệ thống phà qua các cù lao này còn nhỏ và mất nhiều thời gian, nên cần được chú trọng đầu tư nâng cấp.

b. Các cụm du lịch

- Cũng cố và tăng cường đẩy mạnh phát triển cụm du lịch TP Vĩnh Long-cù lao An Bình thông qua chương trình kêu gọi đầu tư khu du lịch sinh thái An Bình, các hoạt động gắn với du lịch nghĩ dưỡng và trao đổi sản phẩm hàng lưu niệm với mức đầu tư ước khoảng 1000 tỷ đồng.

- Kêu gọi đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái Quế Thiện, Lục Sỹ Thành tại các cụm du lịch phụ mới phát triển.

- Kêu gọi đầu tư phát triển cụm du lịch mới đó là cụm du lịch sinh thái Tân Bình tại huyện mới Bình Tân, nơi đây dự kiến phát triển các mô hình du lịch nghỉ dưỡng, trên quy mô 23ha, số vốn dự kiến 230 tỷ đồng.

c. Các tuyến du lịch

- Tuyến sông Tiền: Ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tại các điểm du lịch đã và đang hoạt động có hiệu quả, đẩy mạnh khai thác hệ thống nhà vườn, làng nghề, di tích đáp ứng cho nhu cầu tham quan của du khách.

Các sản phẩm chủ yếu: Tham quan sông nước, di tích, sinh hoạt truyền thống dân cư địa phương, làng nghề, qui trình chế biến phục vụ ăn uống và các loại trái cây, hàng lưu niệm địa phương, các loại hình thể thao giải trí sông nước, văn hoá dân gian (đờn ca tài tử, trò chơi dân gian, lễ hội địa phương,…). Ngoài ra còn có thể nối tuyến đi Campuchia (do doanh nghiệp thực hiện).

- Tuyến sông Hậu: hình thành các điểm đến, tạo tuyến tham quan liên tục từ Bình Minh đến Trà Ôn với các sản phẩm: du lịch sinh thái – làng nghề thủ công, vườn ươm, trồng rau, củ - di tích, lễ hội, văn hoá của người Khmer - chợ nổi, đặc sản Bưởi 5 roi, tham quan nghiên cứu nghỉ dưỡng nhằm thu hút khách từ Tp. Phố Cần Thơ đặc biệt là khách quốc tế sau khi cầu Cần Thơ khánh thành. Hình thành một số điểm du lịch phục vụ du khách.

- Tuyến sông Mang Thít: Ngoài các điểm tham quan như làng nghề, vườn trái cây đặc sản Cam Sành,… phối hợp lựa chọn địa điểm xây dựng khu bảo tàng lúa nước (trưng bày nông cụ, mô hình trồng lúa nước, tái hiện lại quy trình trồng lúa nước và cảnh sinh hoạt của người dân nông thôn vùng đồng bằng Nam Bộ) làm điểm tham quan du lịch phục vụ du khách.

- Lựa chọn duy trì và phát triển một số làng nghề và nghề truyền thống (nghề làm bánh tráng, tàu hủ ky, chằm lá, …) để gắn với hoạt động du lịch góp phần nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo cho doanh nghiệp nhận thức được tính cần thiết về vấn đề hợp tác, liên kết trong quá trình hội nhập và phát triển, tạo ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội và cùng chia sẽ lợi ích. Ngoài ra

điểm tham quan cho du khách, tạo tính đa dạng, phong phú cho sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng khách.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 114 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)