Một số giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 122 - 126)

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020

3.2. Một số giải pháp chủ yếu

3.2.1. Giải pháp qui hoạch phát triển

- Đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông, việc cung cấp điện tại các địa phương phát triển du lịch và các khu quy hoạch, đồng thời sớm triển khai quy hoạch khu dịch vụ du lịch tại phường 1, thành phố Vĩnh Long; khu du lịch Trường An mở rộng.

- Tăng cường công tác đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước, phổ cập kiến thức chuyên môn cho lao động trong ngành, đồng thời phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về du lịch cho cả cộng đồng, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở quan tâm duy trì điều kiện hoạt động đã được công nhận, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của du khách.

- Khảo sát và phát triển một số điểm du lịch mới đạt chất lượng, nhằm tạo điểm nhấn để nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh. Tăng cường công tác xúc tiến du lịch trên phạm vi rộng (trong và ngoài nước).

- Thực hiện tốt sự phối hợp giữa các ban ngành có liên quan, phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch tỉnh Vĩnh Long.

3.2.2. Giải pháp thu hút đầu tư

- Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất ngân hàng nhất là tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của nhà nước như các doanh nghiệp của các lĩnh vực khác để các doanh nghiệp này có cơ hội đầu tư mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

- Trước mắt Vĩnh Long cần xây dựng quy hoạch chi tiết các khu du lịch, lập kế hoạch xây dựng và phát triển, tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch nhằm kêu gọi vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cho các khu du lịch này.

- Xây dựng cơ chế huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng các khu, điểm du lịch theo các hình thức khác nhau, điều tiết các khoản thu ngân sách của địa phương

trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Thực hiện tốt cơ chế ưu đãi đầu tư để phát triển các khu, điểm du lịch nhất là các địa bàn kinh tế còn khó khăn.

- Đầu tư phát triển một số cơ sở lưu trú cao cấp, đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao tạo ra sự khang trang hiện đại cho địa phương, có ý nghĩa như là một đẳng cấp trong phát triển du lịch. Về định hướng không gian đầu tư phát triển cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn cao cấp tập trung tại TP Vĩnh Long, huyện Long Hồ mà đặc biệt là khu vực cù lao An Bình nơi các hoạt động du lịch diễn ra khá sôi nổi.

- Đầu tư phát triển đồng bộ, có chất lượng đối với dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút du khách. Hiện nay trên địa bàn tỉnh các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao có chất lượng cao còn ít về số lượng, hạn chế về chất lượng. Điều này đã hạn chế đáng kể thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch. Trước mắt cần ưu tiên xây dựng tại địa bàn thu hút đông đảo du khách như TP Vĩnh Long, cù lao An Bình. Cá loại hình có thể tổ chức trên địa bàn tỉnh như: Du lịch mạo hiểm, đua thuyền, câu cá, xây dựng các khu du lịch thám hiểm nhân tạo...

3.2.3. Giải pháp tổ chức, quản lí nâng cao chất lượng phục vụ du lịch

- Ổn định bộ máy tổ chức Ban Chỉ đạo phát triển du lịch từ 2010 – 2015, bổ sung tổ chuyên viên và sửa đổi quy chế làm việc nhằm phát huy hiệu quả của Ban chỉ đạo.

- Phối hợp các ngành có liên quan tổ chức triển khai định hướng phát triển du lịch, cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến du lịch nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẵng, đúng luật. Phối hợp tốt trong việc đưa các định hướng, chương trình phát triển du lịch có liên quan đến các ngành; địa phương vào chương trình, kế hoạch của ngành, địa phương như chương trình phát triển hạ tầng đến các khu quy hoạch du lịch với chương trình giao thông nông thôn trên địa phương có quy hoạch.

- Từng bước thiết lập hệ thống báo cáo, thông tin qua mạng giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước tạo điều kiện tiếp cận nhanh các thông tin và

- Tạo điều kiện tốt cho Hiệp hội Du lịch Vĩnh Long phát huy hết tác dụng trong công tác liên kết và phát triển.

3.2.4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch

- Hiện nay, số lượng lao động đã được đào tạo nghề du lịch chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 20% (250 lao động) trên tổng số 1.300 lao động đang làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Để đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cần thiết mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Cụ thể cần mở các lớp sau:

+ Nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch + Quản lý khách sạn vừa và nhỏ + Nghiệp vụ phòng

+ Nghiệp vụ tiếp tân + Nghiệp vụ bàn

+ Văn hóa giao tiếp ứng xử + Chuyên đề du lịch cộng đồng

- Tăng cường thu hút đội ngũ lao động có trình độ cao đẳng, đại học được đào tạo chính quy tại các trường đại học về Vĩnh Long làm việc, đặc biệt là tạo điều kiện cho lao động có hộ khẩu thường trú tại Vĩnh Long có điều kiện phục vụ quê hương.

3.2.5. Giải pháp quảng bá, xúc tiến du lịch

- Xây dựng và in ấn bổ sung bộ ấn phẩm quảng bá du lịch bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh phục vụ khách dụ lịch Việt Nam và quốc tế.

- Tăng cường tổ chức và tham gia các hội chợ, hội thảo về du lịch trong và ngoài tỉnh kể cả ở nước ngoài; tham gia các hội chợ do Tổng cục Du lịch tổ chức.

- Khảo sát mô hình du lịch cộng đồng có hiệu quả tại các địa phương vùng Tây bắc, Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long (có sự tham gia của doanh nghiệp;

các địa phương trong tỉnh đã, đang và có tiềm năng phát triển du lịch) nhằm thực hiện mô hình du lịch cộng đồng tại Vĩnh Long.

- Tăng cường chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật để chủ động đăng cai tổ chức các sự kiện du lịch cấp vùng hoặc cấp quốc gia.

- Dần dần đăng tải các hình ảnh du lịch Vĩnh Long trên các website nhằm quảng bá một cách mạnh mẽ hơn về hình ảnh du lịch Vĩnh Long đến du khách trên toàn thế giới.

3.2.6. Giải pháp bảo vệ môi trường du lịch

- Công tác bảo vệ môi trường phải được đặt ra hàng đầu trong việc phát triển, quy hoạch, thi công các dự án du lịch. Có nhận thức được tầm quan trọng về vấn đề bảo vệ môi trường thì mới có thể phát triển một cách lâu dài. Do vậy, cần nâng cao năng lực quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh.

- Xây dựng các phương án phòng ngừa ô nhiểm tại nguồn như các lưu vực sông, nơi các điểm du lịch, khu du lịch…nhằm chủ động quản lí môi trường.

- Thực hiện tốt công tác thu gom và xử lý chất thải, rác thải đặc biệt các chất thải có tính chất độc hại để được xử lý triệt để.

- Tại các điểm phát triển du lịch phải có hệ thống thu gom và xử lý rác thác, nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Công tác giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với môi trường cho tất cả các bên tham gia phải được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục, trong đó cần chú trọng giáo dục đối với dân cư xung quanh địa bàn phát triển du lịch, và kể cả với du khách.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)