Sâu bệnh hại đã gây tổn thất không nhỏ đối với nghề trồng thuốc lá. Ngoài việc gây thất thoát về sản lượng, giảm về chất lượng nó còn gây tốn kém vật tư, công lao động cũng như trở ngại cho công nghệ chế biến thuốc điếu.
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của mức bón phân đến thành phần và tỷ lệ sâu bệnh hại tại Bắc Sơn – Lạng Sơn.
ĐVT: %
Công thức
Thành phần và tỷ lệ cây có sâu Thành phần và tỷ lệ bệnh hại Sâu
xanh Rệp Bọ xít Sâu
khoang TMV Đen
thân Năm 2013
TV1
P1 17,3 2,7 2,1 3,5 2,7 -
P2 20,0 4,6 1,4 6,8 2,2 -
P3 14,6 1,9 1,3 3,5 1,3 -
TV2
P1 1,1 - - 2,2 - -
P2 1,7 0,3 - 2,8 - -
P3 0,6 0,8 - 3,1 - -
Năm 2014
TV1
P1 5,8 3,4 0,7 1,0 0,7 0,3
P2 6,7 2,5 1,0 2,5 1,0 0,3
P3 2,7 3,8 2,0 2,4 1,4 0,3
TV2
P1 3,9 5,5 0,8 1,9 0,3 0
P2 5,5 5,5 1,6 1,6 0,3 0
P3 3,6 5,5 1,7 2,2 0,6 0,3
Kết quả vụ xuân 2013
Trong vụ xuân 2013, sâu bệnh hại ít phát triển. Kết quả điều tra về sâu hại xuất hiện 4 loại gây hại trên thuốc lá phổ biến như: sâu xanh, rệp, bọ xít và sâu khoang; bệnh hại chỉ xuất hiện bệnh khảm lá thuốc lá (TMV).
* Sâu hại:
Sâu xanh: xuất hiện và gây hại tương đối phổ biến trong thời vụ xuân sớm
(TV1) khi tỷ lệ cây có sâu biến động từ 14,6 - 20,0 %. Tuy nhiên, trong thời vụ xuân chính vụ (TV2) mức độ xuất hiện và gây hại được đánh giá ở mức rất nhẹ khi tỷ lệ cây có sâu chỉ từ 0,6 - 1,7 %. Như vậy, mức độ gây hại ở TV1 nặng hơn ở TV2 và các mức bón phân khác nhau có mức độ gây hại khác nhau nhưng sự biểu hiện của mức độ gây hại không có tính quy luật hay nói cách khác là sự gây hại của sâu xanh trong thí nghiệm này không phụ thuộc vào mức bón phân.
Rệp: tương tự như sâu xanh, rệp cũng xuất hiện và gây hại trong cả hai thời vụ trồng tuy nhiên với mức độ phổ biến được đánh giá ở mức thấp khi tỷ lệ cây có rệp biến động từ 1,9 - 4,6 % trong TV1 và 0,0 - 0,8 % trong TV2. Kết quả này cho thấy: rệp xuất hiện và gây hại trong TV1 cao hơn trong TV2, mức độ gây hại trên các mức bón phân khác nhau không có tính quy luật rõ ràng.
Bọ xít: chỉ xuất hiện và gây hại trong TV1, nhưng mức độ hại được đánh giá là rất thấp khi tỷ lệ cây có bọ xít chỉ biến động từ 1,3 - 2,1%.
Sâu khoang: cũng là đối tượng xuất hiện và gây hại tương đối phổ biến.
Tỷ lệ cây có sâu biến động từ 3,5 - 6,8 % trong TV1 và từ 2,2 - 3,1 % trong TV2.
Nhìn chung, với tỷ lệ xuất hiện này thì sự gây hại của sâu khoang cũng được đánh giá ở mức nhẹ và không có sự khác biệt nhiều khi đánh giá trên các mức phân bón khác nhau.
* Bệnh hại:
Bệnh khảm lá TMV (Tobacco Mosaic Virus) chỉ xuất hiện trong TV1 với tỷ lệ bệnh rất thấp (1,3 - 2,7 %). Mặc dù được xếp vào nhóm đối tượng đặc biệt nguy hiểm nhưng chỉ xuất hiện với mật độ lẻ tẻ, hơn nữa ruộng thí nghiệm thường xuyên được kiểm tra và có biện pháp phòng trừ kịp thời nên mức độ gây hại của bệnh cũng được đánh giá ở mức nhẹ.
Kết quả vụ xuân 2014
Trong vụ xuân 2014 mặc dù thành phần gây hại có sự đa dạng về chủng loại như vụ xuân năm 2013 nhưng mức độ gây hại được đánh giá thấp hơn. Qua điều tra về sâu hại có 4 loại: Sâu xanh, rệp, bọ xít, sâu khoang; bệnh hại xuất hiện 02 loại: TMV và đen thân.
* Sâu hại:
Sâu xanh: là đối tượng ăn bộ phận non trên cây, sự gây hại của chúng được xếp vào hàng nguy hiểm, thường xuất hiện khi cây thuốc lá bước vào thời kỳ sinh trưởng mạnh về thân lá và kéo dài đến cuối vụ. Chúng có thể gây thiệt hại đáng kể không những về năng suất mà còn về chất lượng sản phẩm lá sấy nếu không được phòng trừ kịp thời. Kết quả điều tra cho thấy: sâu xanh xuất hiện và gây hại trên cả hai thời vụ trồng với tỷ lệ cây có sâu dao động từ 2,7% - 6,7%.
Với tỷ lệ này thì mức độ gây hại được đánh giá ở mức nhẹ và rất nhẹ.
Rệp: cũng là đối tượng xuất hiện và gây hại tương đối phổ biến. Tuy không gây hại nặng cục bộ như sâu xanh nhưng với khả năng tăng nhanh về mật độ cá thể thì chúng cũng là mối nguy hại cần phải phòng trừ kịp thời. Với tỷ lệ cây có rệp ở mức thấp (2,5 – 5,5 %) cùng với việc thí nghiệm được tiến hành phun phòng định kỳ đã góp phần hạn chế tối đa thiệt hại do chúng gây ra.
Bọ xít: được xếp vào loại rất nguy hiểm vì mức độ gây hại cục bộ của chúng: một con bọ xít có thể làm thui chột đỉnh sinh trưởng hoặc tất cả những lá mà chúng chích hút. Mặc dù là đối tượng nguy hiểm nhưng trong vụ xuân 2014 chúng xuất hiện rải rác (tỷ lệ cây có bọ xít chỉ từ 0,7 – 2,0 %), không tập trung thành đợt nên những thiệt hại do chúng gây ra trên các công thức thí nghiệm là không đáng kể.
Sâu khoang: là đối tượng ăn lá già, thường xuất hiện khi cây thuốc lá bước vào giai đoạn trưởng thành. Kết quả điều tra cho thấy: sâu khoang gây hại ở mức độ rất nhẹ khi tỷ lệ cây có sâu chỉ từ 1,0 – 2,5 %.
* Bệnh hại:
TMV (Tobacco Mosaic Virus) và Đen thân là hai loại bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với sản xuất thuốc lá vì mức độ lây lan nhanh, mức độ gây hại nặng cả về năng suất và chất lượng sản phẩm và đặc biệt là tính khó phòng trừ của chúng.
Tuy nhiên, trong vụ xuân 2014 cả hai loại bệnh này đều xuất hiện với tỷ lệ rất thấp và gây thiệt hại không đáng kể trên các công thức thí nghiệm.
Tóm lại, mức độ gây hại của sâu bệnh trong vụ xuân 2013 và vụ xuân 2014 hầu hết được đánh giá ở mức nhẹ và rất nhẹ, sự biểu hiện mức độ gây hại trên các công thức phân bón khác nhau không có tính quy luật rõ ràng.