4.1 Thực trạng phân tích tình hình tài chính của công ty
4.1.2 Phân tích các hệ số tài chính
Bảng 4.6: Các hệ số về khả năng thanh toán
Đơn vị: %
CHỈ TIÊU 2013 2014 2015
Hệ số thanh toán hiện hành 31,71 32,35 68,43
Hệ số thanh toán nhanh 28,85 32,30 68,35
Nguồn: Báo cáo tài chính
Hệ số thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán hiện hành là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này có vai trò hết sức quan trọng trong việc xem xét tình hình tài chính của công ty. Nếu công ty có tỷ số này luôn lớn hơn hoặc bằng một thì công ty đảm bảo được khả năng thanh toán và ngược lại.
Hệ số thanh toán hiện hành của công ty trong các năm đều nhỏ và có xu hướng tăng dần. Như các phần trước ta đã phân tích công ty đầu tư vào tài sản dài hạn. Do vậy, chỉ số thanh toán hiện hành của công ty các năm đều nhỏ, dường như phản ánh khả năng thanh toán chung của công ty không tốt. Tuy nhiên, công ty
đang dần điều chỉnh lại đỉnh điểm năm 2015 tỷ lệ lên tới 68,43% tăng gấp đôi so với năm 2013 và 2014.
Hệ số thanh toán nhanh
Qua bảng ta thấy qua các năm công ty duy trì hệ số thanh toán nhanh gặp khó khăn, nhưng thực chất thì trong tổng số tiền và tương đương tiền bao gồm cả khoản phải thu, đây là khoản mà công ty không chủ động được hoàn toàn để huy động cho thanh toán nhanh. Vì vậy, hệ số thanh toán nhanh như tính toán trong bảng trên chỉ có tính chất tham khảo, còn thực chất xem xét đến lượng tiền mặt, lượng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thì công ty có số lượng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Lượng tiền này không đáp ứng được cho nhu cầu thanh toán nhanh cũng như thanh toán tức thời cho công ty. Do vậy, công ty cần có ngay biện pháp bổ sung tài khoản này.
4.1.2.2 Tỷ lệ về khả năng cân đối vốn
Bảng 4.7: Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn
Đơn vị: %
CHỈ TIÊU 2013 2014 2015
Tỷ lệ nợ trên Tổng tài sản 86.72 79.76 77.66
Khả năng thanh toán lãi vay -23.33 72.22 21.54
Tỷ số nợ trên vốn CSH 653.13 394.15 347.65
Nguồn: Báo cáo tài chính
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
Qua các năm, tỷ lệ này luôn ở mức cao trên 70% điều này chứng tỏ công tỷ chủ yếu phụ thuộc vào các khoản vay. Điều này là do đặc thu kinh doanh của công ty, là công ty xây dựng nên sẽ đầu tư vào tài sản dài hạn có giá trị rất lớn. Việc vay nợ sẽ giải quyết nhanh nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất. Thế nhưng tỷ lệ này cao quá về lâu dài sẽ có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Điều đáng mừng là công ty đang dần giảm tỷ lệ này qua các năm, chứng tỏ ban lãnh đạo quản lý nguồn vốn hợp lý và hiệu quả.
Khả năng thanh toán lãi vay
Nhìn chung, tỷ lệ này bất ổn định qua các năm chứng tỏ khả năng trả lãi của công ty gặp nhiều khó khăn. Công ty mang nhiều khoản nợ bên mình nên bắt buộc phải duy trì chi phí lãi vay qua các năm. Năm 2013 tỷ lệ bị âm do công ty lỗ vào năm này một phần do tăng chi phí lãi vay như đã phân tích ở trên. Năm 2014 tỷ lệ
này tăng một cách đột ngột lên tới 72,22% do là năm công ty kinh doanh rất tốt.
Đến năm 2015 tỷ lệ này lại giảm còn 21,54% nguyên nhân chủ yếu do doanh thu giảm. Công ty cần cải thiện doanh thu ổn định nhằm đáp ứng nhu cầu trả lãi khá lớn qua các năm.
Tỷ số nợ trên vốn CSH
Qua các năm tỷ lệ này rất lớn và giảm dần, cụ thể năm 2013 là 653,13%, năm 2014 là 394,15%, năm 2015 là 347,65%. Khả năng độc lập tài chính của công ty yếu, phụ thuộc nhiều vào khoản vay nợ dẫn tới tài sản của doanh nghệp chịu nhiều rủi ro. Tuy nhiên công ty đang dần gia tăng lượng vốn CSH để cải thiện khả năng độc lập tài chính của mình.
4.1.2.3 Các tỷ lệ về khả năng hoạt động
Bảng 4.8: Các tỷ lệ về khả năng hoạt động
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015
Doanh thu thuần 20.494 28.227 18.345
Tài sản lưu động 10.697 7.148 8.381
Các khoản phải thu 5.369 3.154 6.309
Hàng tồn kho đầu kỳ 1.183 956 0
Hàng tồn kho cuối kỳ 956 0 0
Hệ số quay vòng hàng tồn kho 9,8 lần 23,4 lần 0
Kỳ thu tiền bình quân 94,31 ngày 40,22 ngày 123,8 ngày
Vòng quay vốn lưu động 1,91 lần 3,95 lần 2,18 lần
Tổng nguyên giá TSCĐ hiện có đầu kỳ 123.754 124.409 124.409 Tổng nguyên giá TSCĐ hiện có cuối kỳ 124.409 124.409 127.193
Hiệu suất sử dụng của TSCĐ 16,52% 22,69% 14,58%
Tổng giá trị hiện có TS đầu kỳ 119.236 117.963 109.553 Tổng giá trị hiện có TS cuối kỳ 117.963 109.553 108.699
Hiệu suất sử dụng của tổng TS 17,28% 24,81% 16,81%
Nguồn: Báo cáo tài chính
Hệ số quay vòng của hàng tồn kho
Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá tình hình kinh doanh vật liệu, hàng xuất nhập khẩu vật tư thiết bi của Công ty. Nó cho biết số lần dự trữ được bán ra bình quân trong kỳ. Số vòng quay càng lớn thì thời gian hàng tồn kho càng ngắn, vốn của công ty được luân chuyển càng nhanh.
Hệ số quay vòng hàng tồn kho tăng dần theo các năm, năm 2013 là 9,82, năm 2014 là 23,49, năm 2005 không còn hàng tồn kho. Hệ số quay vòng hàng tồn kho được luân chuyển trên 9 lần trong chu kỳ kinh doanh của công ty. Nguyên nhân là do công ty đã hoàn thành xong các hạn mục xây dựng cần thiết, không có tình trạng ứ đọng nguyên vật liệu hay máy móc thiết bị. Hệ số quay vòng hàng tồn kho tăng lên lại làm cho số ngày của 1 vòng quay kho hàng giảm đi. Từ 36,63 ngày năm 2013 giảm còn 15,32 ngày năm 2014.
Kết quả này cũng là rất tốt với các công ty xây dựng, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của nghành xây dựng, cộng thêm đặc thù là sản xuất và kinh doanh điện nên vấn đề hàng tồn khó không đáng lo ngại.
Kỳ thu tiền bình quân
Số ngày thu tiền qua các năm dài, chứng tỏ công ty có chính sách mở rộng bán chịu và chấp nhận kéo dài thời hạn thanh toán hơn để phát triển thị trường. Các khoản phải của công ty không được quan tâm thu hồi làm cho vốn của công ty bị chiếm dụng khá nhiều. Về sau công ty nên thắt chặt việc thu hồi nợ để từ đó có thêm nguồn vốn giải quyết các khoản chi phí phát sinh.
Vòng quay vốn lưu động
Hệ số này luôn ở mức thấp nói lên rằng khả năng sử dụng vốn lưu động của công ty kém hiệu quả. Như đã phân tích ở các phần trước việc đầu tư vào vốn lưu động của công ty không được chú trọng, vì đặc thù ngành nên việc đâu từ dài hạn là chủ yếu. Ta có thể nhận thấy TSLĐ không mang lại doanh thu đáng kể cho công ty.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng của tài sản cố định cho biết 1 đơn vị nguyên giá bình quân (hay giá trị còn lại bình quân) tài sản cố định đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế (hay lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận gộp) sức sinh lợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại.
Doanh thu do tài sản cố định mang lại thấp, hiệu quả nhất vào năm 2014 với 22,69% còn 2 năm kia chỉ ở mức đáng khiêm tốn. Công ty cần biết tận dụng lượng lớn TSCĐ của mình vào việc phát triển sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Hiệu quả sử dụng của tổng tài sản cho biết một đơn vị tài sản bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế. Hệ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng cao và ngược lại.
Chỉ tiêu này thể hiện để có một đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần hoặc giá trị tổng sản lượng, công ty cần có bao nhiêu đơn vị tổng tài sản bình quân.
Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng thấp và ngược lại.
Từ bảng phân tích ta thấy chỉ tiêu về này của công ty là khá thấp. Năm 2014 hiệu quả có cao hơn năm 2013, 2014 một chút. Năm 2014 đạt được là 24,81 nghĩa là cứ một 100 đồng tài sản tạo ra 24,81 đồng lợi nhuận.
Với hệ số sinh lời tài sản và doanh thu như vậy, công ty cần điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh.
4.1.2.4 Các tỷ lệ về khả năng sinh lời
Kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, ngoài việc xem xét đến việc sử dụng tổng tài sản, tài sản cố định và tài sản lưu động, còn xem xét đến khả năng sinh lợi của đồng vốn. Tức là khả năng tìm kiếm lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận thuần tuý là thước đo quan trọng và duy nhất của tính sinh lợi.
Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH, tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn.
Bảng 4.9: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Đơn vị: Triệu đồng, %
CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015
Tổng số nguồn vốn 117.963 109.781 108.699
Vốn chủ sở hữu 15.664 22.217 24.283
Doanh thu thuần 20.494 28.227 18.345
LN sau thuế -2.590 6.553 1.518
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu -12,64 23,22 8,27
ROE -16,64 29,50 6,25
ROA -2,20 5,97 1,40
Nguồn: Báo cáo tài chính
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Kết quả trên cho thấy, với một đồng doanh thu bỏ ra thì đem lại số lợi nhuận sau thuế năm 2014 là 23,22 đồng, đối với năm 2015 là 8,27 đồng, năm 2013 công ty bị lỗ nên được giảm trừ thuế 2 năm tiếp theo.Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty là khá cao nhưng bất ổn định.
Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu: Tỷ suất lợi nhuận của các năm là không bằng nhau, có nghã là 1 đồng VCSH bỏ vào kinh doanh năm 2014 mang lại 29,50 đồng lợi nhuận sau thuế và 1 đồng VCSH bỏ vào kinh doanh năm 2015 mang lại 6,25 đồng lợi nhuận sau thuế, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn năm 2014 cao hơn so với năm 2015.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn: Năm 2015 tỷ suất này giảm khá lớn so với năm 2014. Điều này phản ánh sự bất ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tuy năm 2014 quản trị công ty đã có một số biện pháp khắc phục nhằm thoát khỏi tình trạng bị lỗ vào năm 2013 nhưng kết quả đạt được là chưa cao.