TALKB và HCCEKB góp phần đáng kể gây suy đa tạng ở các bệnh nhân nặng và liên quan đáng kể đến tỉ lệ biến chứng và tử vong [88],[107].
Phòng ngừa là cách hiệu quả nhất để tránh các tác hại của TALKB. Do đó, việc nhận thức được các yếu tố nguy cơ và các dấu hiệu lâm sàng của TALKB là đặc biệt quan trọng để cải thiện kết quả điều trị ở các bệnh nhân cần chăm sóc tích cực. Tại các khoa hồi sức tích cực của chúng ta, các thông số sinh lý thông thường như mạch, huyết áp, nhịp tim, điện tâm đồ, độ bảo hòa oxy được theo dõi thường quy ở các bệnh nhân nặng. Ngược lại, việc đo và theo dõi áp lực khoang bụng hiếm khi được sử dụng như một yếu tố tiêu chuẩn thường quy. Gần đây, trên thế giới việc đo áp lực khoang bụng khá phổ biến ở các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ hoặc TALKB được công nhận,
Malbrain và cộng sự đã đề nghị nên thực hiện phương pháp đo áp lực khoang bụng đơn giản cho tất cả các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ của TALKB [87].
Theo đồng thuận của WSACS [86], đã liệt kê một bảng dài gồm rất nhiều yếu tố nguy cơ dựa trên nền tảng sinh lý bệnh và chứng cớ. Điều này khó áp thực thực hành hàng ngày trên các bảng theo dõi bệnh nặng. Như vậy, đối với bệnh nhân nặng cần chăm sóc tích cực của chúng ta thì các yếu tố nguy cơ TALKB như thế nào, để từ đó có quyết định theo dõi ALKB thích hợp. Đây là một trong những vấn đề mà nghiên cứu này cần làm rõ.
Nhiều nghiên cứu về tần suất và các yếu tố nguy cơ của TALKB đã được thực hiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu và tần suất TALKB thực sự có thể so sánh trực tiếp chỉ từ năm 2006 trở lại đây, khi mà WSACS công bố các đồng thuận [86]. Các tác giả đã đưa các tiêu chí này vào nghiên cứu như định nghĩa TALKB khi áp lực khoang bụng duy trì ≥ 12 mmHg. Một số nghiên cứu được ghi nhận qua bảng 1.7.
Bảng 1.7: Tần suất và yếu tố nguy cơ của TALKB
Tác giả Thiết kế Tiêu chuẩn
chọn Số
BN
Tỉ lệ TALKB
Yếu tố nguy cơ của TALKB
Malbrain (2004) [81]
Tiến cứu Đa trung tâm
Nằm ICU
> 24 giờ 97 58,8% BMI Malbrain
(2005) [83]
Tiến cứu Đa trung tâm
Nằm ICU
> 24 giờ 265 56%
Suy gan; Phẫu thuật bụng; Truyền dịch nhiều; Liệt ruột Vidal (2008)
[128]
Tiến cứu Một trung tâm
Nằm ICU
> 24 giờ 83 54%
Truyền dịch nhiều; Tụt huyết áp; Liệt ruột Dalfino
(2008) [39]
Tiến cứu Một trung tâm
Nằm ICU
> 24 giờ 123 31% Tuổi; Truyền dịch nhiều; Sốc
Reintam (2008) [108]
Tiến cứu Một trung tâm
Thở máy + 1 yếu tố nguy cơ
257 37% Không ghi nhận Reintam
(2011) [109]
Tiến cứu Một trung tâm
Thở máy
> 24 giờ 563 32,3%
Viêm tụy cấp; Suy gan;
BMI>30; Phẫu thuật bụng
Năm 2004, Malbrain thực hiện nghiên cứu đầu tiên về dịch tễ học của TALKB tại các khoa hồi sức tích cực nội và ngoại khoa. Trong đó, 97 bệnh nhân điều trị trên 24 giờ tại 13 khoa hồi sức tích cực của 6 quốc gia ghi nhận tỉ lệ TALKB là 58,8% [81]. Sau đó một năm, một nghiên cứu đa trung tâm thứ 2 trên 265 bệnh nhân của 14 trung tâm đã ghi nhận tỉ lệ TALKB là 32,1%
và tỉ lệ HCCEKB là 4,2% [83]. TALKB là yếu tố tiên đoán độc lập của tử vong. Yếu tố tiên đoán độc lập của TALKB là suy chức năng gan, phẫu thuật vùng bụng, truyền dịch nhiều và liệt ruột. Một nghiên cứu trên 264 bệnh nhân thở máy có ít nhất một yếu tố nguy cơ của TALKB ghi nhận tỉ lệ TALKB là 37% [39]. Trong một nghiên cứu lớn nhất cho đến nay, Reintam và cộng sự khảo sát 563 bệnh nhân thở máy tại khoa hồi sức tích cực đã ghi nhận tỉ lệ TALKB là 32,3% và HCCEKB là 1,1% [109]. Như vậy, tỉ lệ TALKB xuất hiện tùy thuộc vào dân số mẫu, có thể xảy ra từ 20 đến 40% bệnh nhân chăm sóc tích cực. Tỉ lệ HCCEKB từ 5% đến 10%. Tuy nhiên trong các báo cáo gần đây, tỉ lệ này giảm hơn đáng kể. Thực tế này có thể suy đoán rằng nhận thức về TALKB và điều trị thích hợp sớm có thể làm giảm tỉ lệ tiến triển từ TALKB đến HCCEKB.
Tại Việt Nam cũng đã có một vài nghiên cứu về TALKB được thực hiện trên các đối tượng chuyên biệt. Tác giả Lê Thương báo cáo kết quả bước đầu theo dõi ALKB ở 118 bệnh nhân tại khoa ngoại. Nguyễn Đắc Ca đã ghi nhận tỉ lệ TALKB là 69% trong số 36 bệnh nhân viêm tụy cấp nặng [1] và Đào Xuân Cơ ghi nhận tỉ lệ là 68,4% [2]. Nguyễn Trần Uyên Thy nghiên cứu 160 bệnh nhân phẫu thuật vùng bụng ghi nhận tỉ lệ TALKB là 36,25% [6].
Vì vậy, cần có nghiên cứu đánh giá về tần suất và các yếu tố nguy cơ của TALKB ở các bệnh nhân tại các khoa hồi sức tích cực. Từ đó có thể khuyến cáo các nhóm đối tượng nguy cơ cần đo và theo dõi ALKB nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời TALKB.