Phần 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3 Kết quả nghiên cứu kí sinh trùng
Kết quả phân tích kí sinh trùng trên mẫu cá thia đồng tiền ba chấm nuôi trong hệ thống nuôi tuần hoàn tại trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nuôi Biển- Viện nghiên cứu NTTS III được thể hiện qua bảng3.3.
Bảng 3.3: Thành phần loài và CĐCN, TLCN các loài kí sinh trùng trên cá thia đồng tiền ba chấm(D.trimaculatus).
Qua bảng trên cho thấy từ các mẫu cá bệnh đã phát hiện được 7 loài ký sinh trùng: Trichodina sp, Myxobolus sp, Ceratomyxa sp, Haliotrema sp, Prosohynchus pacificus, Hysterolectitha nahaensis, Goezia sp thuộc 4 ngành: ngành trùng lông, ngành bào tử sợi, ngành giun dẹp, ngành giun tròn. Trong đó tỷ lệ cảm nhiễm và mức độ cảm nhiễmmonogena là tương đối cao (85%; 18 trùng/lá mang). Các loài ký sinh trùng khác được tìm thấy đều có tỷ lệ cảm nhiễm thấp và cường độ không cao: Goezia sp 46% và 1.3 trùng/cá; P.pacificus 28% và 2 trùng /cá ;H.nahaensis 7.7% và 1 trùng/cá. Riêng Myxobolus sp mặc dù tỷ lệ nhiễm chỉ 23% nhưng cường độ nhiễm lại rấtcao: trung bình 54 trùng/thị trường kính, có những mẫu tới hơn 100
Ngành KST Tên loài KST Cơ quan ký sinh
TLCN
(%) CĐCN Đơn vị CĐCN
1. Ngành trùng lông Ciliophora
Doflien, 1901
Trichodina sp. Mang, da 38.5 25 Trùng/lam
Myxobolus sp Dịch mắt,
da 23 45 Trùng/thị trường
2. Ngành bào tử sợi Cnidosporidia
Doflein, 1901 Ceratomyxa sp Mật 54 6 Trùng/thị trường
Haliotrema sp. Mang 85 18 Trùng/lá mang
P. pacificus Ruộ t 28 2 trùng/cá
3. Ngành giun dẹp Platheminthes
Schneides, 1873
H. nahaensis Dạ dày 7.7 1 trùng/cá
4. Ngành giun
tròn Goezia sp Ruộ t 46 1.3 trùng/cá
trùng/thị trường kính. Và chỉ tìm được loài ký sinh trùng này một số mẫu cá bị lồi mắt
Thành phần ký sinh trùng trên cá thia đồng tiền ba chấm trong nghiên cứu này không nhiều, tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm cũng phân tán, không cao. Điều này có thể do nghiên cứu chỉ tiến hành với các mẫu cá trong hệ thống nuôi của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nuôi Biển: trong điều kiện môi trường nước nuôi sạch, chế độ sục khí và sử dụng các biện pháp phòng bệnh (tắm nước ngọt, tắm Oxytetracylin) nên đã hạn chế được sự cảm nhiễm ký sinh trùng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ tiến hành trong thời gian: tháng 3- tháng 6 và mùa vụ trong năm cũng ảnh hưởng tới thành phần loài, cường độ và tỷ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng.
So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương (2008) khi nghiên cứu trên cùng đối tượng thì số lượng loài ký sinh trùng trong kết quả nghiên cứu này nhiều hơn 1 loài và có 3 loài mới là Myxobolus sp, Haliotrema sp, P.pacificus. Tuy nhiên nghiên cứu này không tìm thấy 2 loài sán lá đơn chủ là: Diplectanum sp, Benedenia bodianiđã được báo cáo trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương. Sự khác nhau này có thể do mùa vụ tiến hành nghiên cứu, số lượng mẫu và phạm vi thu mẫu khác nhau. [14]
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa và cs (2008) thì Benedenia epinepheli, Neobenedenia girellae, Neobenedenia melleni, Psedorhabdosynochus epinepheli, Psedorhabdosynochus sp, Diplectanum sp và Haliotrema sp là những loài sán lá đơn chủ ký sinhphổ biên trên cá biển tỉnh Khánh Hòa. [7]
Nghiên cứu cũng đã tìm thấy loài Prosohynchus pacificus ký sinh trong ruột cá thia đồng tiền ba chấm. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về ký sinh trùng trên cùng đối tượng để so sánh, đánh giá. Tuy nhiên Võ Thế Dũng và cs (2008) cũng đã phát hiện loài sán lá song chủ này ký sinh trên loài cá mú Epinephelus coioides. [2]
Amyloodinium đãđươc xem là tác nhân gây bệnh phổ biến trên nhiều loài cá biển đặc biệt là các loài cá rạn nên cònđược gọi là “bệnh cárạn hô”. Ở nước ta, Đỗ Thị Hòa (1998) đã phát hiện ra bệnh này trên nhiều loài cá cảnh biển khác nhau gây
Hình 3.3: Ceratomyxa sp Hình 3.2: Trichodina sp thiệt hại đáng kể ở một cơ sở sản xuất tại Hòn Chồng – Nha Trang. Hà Lê Thị Lộc (2004) cũng đã tìm thấyloài Amyloodinium ocellatum gây bệnh trên Cá Khoang Cổ Đỏ (A.clarkii và A.frenatus). Cá thia đồng tiền ba chấm cũng là loài cá cảnh biển thuộc nhóm cá rạn tuy nhiên nghiên cứu chưa phát hiện được Amyloodinium trên loài cá này. [1], [6]
3.3.2 Đặc điểm các loài ký sinh trùng trên cá thiađồng tiền ba chấm 3.3.2.1 Loài Trichodina sp.
Bắt gặp ký sinh ở mang, da. Nhìn mặt bên trùng giống như cái chuông, mặt bụng giống cái đĩa, vận động xoay tròng lật qua lật lại. Trên đĩa bám mặt bụng có vòng răng và các đường phóng xạ.Số lượng răng là18 chiếc. (Hình 3.2)
3.3.2.2 Loài Ceratomyxa spp :
Ký sinh trong mật cá.Cơ thể hình bầu dục thuôn nhọn về 1 hoặc 2 đầu. Hai cực nang nằm ở giữa cơ thể đối xứng nhau qua đường rãnh nhỏ.
(Hình 3.3)
3.3.2.2. Loài Myxobolus sp
Được tìm thấy trênở nhớt da và dịch mắt cá bị lồi. Cơ thể hình trứng, có 2 cực nang đều nhau có chiều dài bằng ẵ chiều dài cơ thể và cựng nằm về 1 phía. (Hình 3.4)
3.3.2.3 Loài Haliotrema sp:
Ký sinh trên mang cá thia. Cơ thể trùng dẹp như lá liễu. Phía trước có 4 thùy đầu, phía sau có 2 đôi móc bám nằm cùng nhau nhưng chia nhánh không đều, có các thanh nối ngang không bị dứt khúc. Gai giao cấu dạng phễu chia 2 ngăn.
(Hình 3.5)
Hình 3.4: Myxobolus sp
Hình 3.6: Loài P.pacificus Hình 3.5: Haliotrema sp
3.3.2.4 Loài P.pacificus:
Ký sinh ở ruột cá. Cơ thể trùng thon dài, kớch thước khoảng 1.5-2 àm chiều dài và 0.5 chiều rộng àm. Phần đầu cơ thể cú cơ quan rhynchus dạng hình phễu. Cơ quan sinh dục lưỡng tính, 2 tinh hoàn nằm lệch nhau về phía 2 bên miệng, buồng trứng nằm phía trên 2 tinh hoàn. Noãn hoàng gồm nhiều hạt phân bố đều 2 phía nửa trên cơ thể, mỗi bên có từ 18-22 hạt.(Hình 3.6)
3.3.2.5 Loài Hysterolectitha nahaensis:
Ký sinhở dạ dày cá.
Cơ thể hình lá liễu, chiều dài trung bình 1.5-2.5mm. Hai giác bám gần nhau, giác bám bụng phình to lớn gấp 2-3 lần giác miệng. Cơ quan tiêu hóa gồm miệng, hầu,
Monogena ký sinh trên mang cá thia
Haliotrema sp Cơ quan giao cấu củaHaliotrema sp Móc bám củaHaliotrema sp
Hình 3.7: H. nahaensis thực quản, ruột (phân 2 nhánh chạy dọc cơ thể),
hậu môn nằm phía cuối cơ thể. Cơ quan sinh sản lưỡng tính: 2 tinh hoàn nằm lệch nhau ở phía sau buồng trứng, trứng chạy dọc cơ thể, túi noãn hoàn xẻ 7 thùy hình cánh hoa. (Hình 3.7) 3.3.2.6. Loài Goezia sp
Ký sinh trong ruột. Cơ thể giun thuôn nhọn về 2 đầu, phần đuôi nhỏ và hơi cong. Giun có kích thước lớn với chiều dài cơ thể từ 2-7 cm, chiều rộng 1-3 mm. Hệ thống tiêu hóa: miệng, thực quản, ruột và hậu môn. Phần nối giữa ruột và thực quản có cả mấu thực quản và mấu lồi ruột. Ruột chia thành ruột giữa và ruột sau. Có hậu môn riêng biệt ở con cái cònở con đực hậu môn là lỗ huyệt.(Hình 3.8)