Phần 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4 Kết quả nghiên cứu vi khuẩn
4.3.2 Kết quả thử độ nhạy kháng sinh
Bảng3.6: Tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh
Đường kínhtrung bình vòng vô khuẩn của các chủng vi khuẩn thí nghiệm (mm) Loại kháng sinh
Độ nhạy chuẩn
(mm) V.damsela Aeromonas sp Ancinetobacter sp Gentamicin(10g)
Tetracycline(30g) Nalidixic acid(30g) Ampicillin(10g) Erythromycine(15g) Cephalexin(30g) Ciprofloxacine(5g) Kanamycine(30g) Streptomycine(10g)
15
16
14
11
17
17
19
13
11
14 (R) 24 (S) 23 (S) 11 (R) 15 (R) 20 (I) 22 (S) 1 1 (R) 9 (R)
14 (R) 14 (R) 16 (I) 6 (R) 15(R) 10 (R) 22(S) 11,5(R)
6,5 (R)
23 (S) 22 (S) 24 (S) 18 (I) 22 (S) 12 (R) 24 (S) 22 (S) 16 (S) Ghi chú: R: đề kháng, I: nhạy cảm vừa, S: nhạy cảm.
Qua kết quả thử kháng sinh đồ cho thấy: tất cả các chủng vi khuẩn thử nghiệm đều nhạy cảm với Nalidixic và Ciprofloxacine, nhạy cảm vừa với Tetracycline, ngược lại thì gần như tất cả các vi khuẩn này đều đề kháng với Ampicilline, Erythromycine, Kanamycine, Gentamicin, Cephalexin, Streptomycine.
Theo Akinbowale và cs (2006): 100 loài vi khuẩn Gram âm (chủ yếu là Vibrio spp.và Aeromonas spp) và 4 loài vi khuẩn Gram dương(phân lập từ cá nuôi, giáp xác và từ nước của những bể ương cua ở Úc) được kiểm tra khả năng nhạy cảm đối với 19 loại kháng sinh. Kết quả cho thấy tất cả những dòng vi khuẩn được nghiên cứu đều cho kết quả nhạy đối với Ciproloxacin và phần lớn các dòng vi khuẩn đều kháng với ampicillin, amoxicillin, cephalexin và erythromycin. Kết quả nghiên cứu các chủng Aeromonas hydrophila phân lập từ cá của Andrea Belem và cs (2006) cũng cho thấy rằng các chủng kháng kháng sinh ngày càng tăng nhanh.
Hầu hết các chủng đều kháng với amoxicillin, ampicillin, lincomycin, novobiocin,
oxacillin, penicillin, and trimetoprim+sulfametoxazole, nhiều chủng còn kháng với tetracyclin và đa số chỉ nhạy cảm vừa với erythromycin. Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa (1996) trên V.parahemolyticus phân lập từ tôm sú bệnh phát sáng cũng cho kết quả đề kháng với Ampicilline, kết quả nghiên cứu kháng sinh đồ của Nguyễn Thị Thanh Thùy (2005) với một số chủngVibrio phân lập từ cá mú bệnh lở loét cũng cho thấy các chủng vi khuẩn thử nghiệm đều nhạy cảm với Ciprofloxacine, Tetracycline và kháng với Ampicilline, Kanamycine, Cephalexin.
[19], [20], [5], [16]
Nhìn chung các nghiên cứu đều cho thấy tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn, đặc biệt vớiAmpicilline, Kanamycine, Cephalexin, Erythromycine. Trong nghiên cứu này, riêng vi khuẩn Acinetobacter sp cho kết quả nhạy cảm với hầu hết các loại kháng sinh. Điều này có thể do Ancinetobacter sp không phải là tác nhân gây bệnh phổ biến nên còn khả năng nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh. Hoặc có thể do vi khuẩn đã bị yếu sau khi cấy chuyển nhiều lần.
Thêm nữa, trong số 3 chủng vi khuẩn đã thử nghiệm, Ancinetobacter sp kháng với 1/9 loại kháng sinh, V.damsela đề kháng với 5/9 loại, Aeromonas.sp kháng với 7/9 loại kháng sinh đã thử.
Theo nghiên cứu của Đặng thị Hoàng Anh và cs (2006), kết quả kháng sinh đồ của 26 trong số 27 chủng vi khuẩn phát sáng thử với 6 loại thuốc kháng sinh thường dùng trong nuôi trồng thủy sản có 77% các dòng vi khuẩn thử nghiệm kháng với 1 loại kháng sinh, 15% dòng vi khuẩn kháng với 2 loại kháng sinh, 4%
kháng với 4 loại khángsinh và 4% kháng với cả 6 loại kháng sinh đã thử.[11]
Như vậy có thể thấy rằng, việc sử dụng kháng sinh rộng rãi và thiếu khoa học đã dẫn tới tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng tăng, không chỉ với từng loại mà vi khuẩn còn có khả năng đa kháng đối với nhiều loại kháng sinh. Đây là vấn đề lớn cần được quan tâm bới việc lan truyền các gen kháng thuốc sẽ rất khó khăn cho việc phòng và trị bệnh ở cá cũng như ở người và các động vật khác.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các vi khuẩn nhạy với Nalidixic và Ciprofloxacine. Đây là những kháng sinh tổng hợp có hoạt phổ rộng,
dễ khuyếch tán trong mô nên nên có thể sử dụng để điều trị bệnh cho cá trong trường hợp bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên hiệu quả việc sử dụng kháng sinh còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố và chỉ nên dùng kháng sinh để trị khi tác nhân gây bệnh là vi khuẩn và nên kết hợp nhiều loại kháng sinh để tăng tác dụng diệt khuẩn và giảm nguy cơ tạo chủng vi khuẩn kháng thuốc.
(Na: Nalidixic, K: Kanamycine, Ci: Ciprofloxacine, Ce: Cephalexin, S: Streptomycine, Te: