Sử dụng tình huống có vấn đề

Một phần của tài liệu Hình thành các thao tác tư duy cho trẻ 5 6 tuổi qua quá trình hình biểu tượng số lượng (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Đề xuất một số biện pháp hình thành các thao tác tƣ duy cho trẻ 5 - 6 tuổi

2.2.3. Sử dụng tình huống có vấn đề

* Mục đích sử dụng

Góp phần làm tăng hứng thú của trẻ tới hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng, nhờ vậy giúp trẻ nắm chắc các kiến thức về số lƣợng và kĩ năng nhận thức (kĩ năng phân tích từng vật trong nhóm vật khi đếm, khi so sánh, khi thêm, bớt, chia số lƣợng của các nhóm vật,...)

Dạy trẻ cách phân tích các điều kiện cho trước để xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp nhằm tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, kiểm tra kết quả nhận biết của mình, qua đó thúc đẩy việc hình thành các thao tác tƣ duy cho trẻ.

* Yêu cầu khi sử dụng tình huống có vấn đề

Ban đầu, giáo viên phải là người chủ động tạo ra các tình huống có vấn đề và lôi cuốn trẻ vào các tình huống đó. Các tình huống đặt ra phải lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh và chúng cần phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ, với nội dung chương trình hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ 5 - 6 tuổi và khả năng thực hiện các thao tác tƣ duy để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức của trẻ.

Giáo viên cần đóng vai trò “thang đỡ”, “điểm tựa” nhằm giúp trẻ tìm kiếm cách thức giải quyết vấn đề đặt ra. Bằng gợi ý và các câu hỏi định hướng, giáo viên tác động lên “vùng phát triển gần nhất” của trẻ, giúp trẻ nhanh chóng tìm ra cách thức giải quyết vấn đề đặt ra.

Để hình thành TTTD cho trẻ 5 - 6 tuổi trong quá trình hình thành biểu tƣợng số lƣợng, giáo viên có thể sử dụng các tình huống có vấn đề với 4 mức độ từ thấp đến cao nhƣ sau:

- Mức độ 1: giáo viên đặt ra vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề còn trẻ là người giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của trẻ.

- Mức độ 2: giáo viên đặt vấn đề gợi ý để trẻ tìm cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên cùng trẻ đánh giá kết quả giải quyết vấn đề.

- Mức độ 3: giáo viên cung cấp thông tin để tạo tình huống có vấn đề, trẻ phát hiện vấn đề nảy sinh và tự đề xuất cách giải quyết vấn đề. Giáo viên cùng trẻ đánh giá kết quả giải quyết vấn đề.

- Mức độ 4: trẻ tự phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc trong cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Trẻ giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lƣợng, hiệu quả. Giáo viên chỉ có ý kiến bổ sung khi cần thiết.

* Cách thức sử dụng

Theo 3 bước:

- Bước 1: Đặt vấn đề (đưa ra nhiệm vụ nhận thức)

Đây là bước tạo tình huống có vấn đề do giáo viên đặt ra khi tổ chức hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ. Giáo viên nói với trẻ vấn đề mà trẻ cần phải giải quyết.

Ví dụ: Giáo viên nêu vấn đề với trẻ: “Hai anh em mèo trắng và mèo đen cùng đi câu cá, mỗi chú mèo câu được một giỏ cá. Trên đường về nhà, anh em nhà mèo đang tranh cãi nhau về số cá câu đƣợc, mèo anh và mèo em đều cho rằng mình câu đƣợc nhiều cá hơn và không ai chịu ai. Các con hãy giúp các chú mèo xem chú nào câu đƣợc nhiều cá hớn chú mèo nào?”

- Bước 2: Giải quyết vấn đề đặt ra

Giáo viên có thể tự đề xuất cách giải quyết vấn đề (so sánh số lƣợng các của 2 chú mèo với nhau bằng xếp tương ứng 1 : 1) hoặc để trẻ tự nghĩ ra cách giải quyết vấn đề tùy vào trình độ nhận thức của trẻ. Sau đó cô hoặc trẻ đƣa ra giả thuyết về vấn đề và tìm cách chứng minh giả thuyết đó là đúng hay sai.

Ví dụ: Đến bước 2 này cô có thể cho trẻ nêu giả thuyết về vấn đề. Gọi một cháu phát biểu theo cháu nghĩ thì chú mèo nào câu đƣợc nhiều cá hơn? chú nào câu đƣợc ít cá hơn? Trẻ có thể phát biểu ngẫu nhiên là mèo anh câu đƣợc nhiều cá hơn, mèo em câu đƣợc ít cá hơn hoặc ngƣợc lại. Cô sẽ hỏi các trẻ khác làm cách nào để để kiểm tra xem câu trả lời của bạn là đúng hay sai? Trẻ sẽ đề xuất là xếp mỗi cá của mèo anh với mỗi cá của mèo em, hoặc đếm số lƣợng cá của từng chú mèo.

Cô và trẻ cùng thực hiện theo kế hoạch đã nêu ra: cùng xếp tương ứng 1:1 hoặc đếm số cá mà từng chú mèo câu đƣợc.

- Bước 3: Kết luận về vấn đề

Cô và trẻ cùng thảo luận kết quả của vấn đề. Đƣa ra kết luận về vấn đề.

Ví dụ: Cô kết luận cô kết luận: vấn đề giả thuyết bạn đƣa ra là đúng vì số lƣợng cá mèo anh câu đƣợc nhiều hơn số cá mà mèo em câu đƣợc là 1 hoặc mèo anh câu đƣợc 6 con cá, mèo em câu đƣợc 5 con cá, vì vậy mèo anh câu đƣợc nhiều cá hơn mèo em.

Một phần của tài liệu Hình thành các thao tác tư duy cho trẻ 5 6 tuổi qua quá trình hình biểu tượng số lượng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)