CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2. Đề xuất một số biện pháp hình thành các thao tác tƣ duy cho trẻ 5 - 6 tuổi
2.2.4. Sử dụng hệ thống trò chơi học tập
* Mục đích sử dụng
Tăng và duy trì hứng thú tới hoạt động nhận thức cho trẻ, giúp trẻ tích cực, độc lập giải quyết các nhiệm vụ nhận thức.
Hình thành, củng cố, mở rộng, chính xác hóa và khái quát hóa những biểu tƣợng số lƣợng của trẻ.
Luyện tập cho trẻ sử dụng các hành động nhận biết (quan sát, khảo sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, giải thích, suy luận, miêu tả) bằng hành động chơi với hình ảnh các dấu hiệu số lƣợng.
Hình thành và rèn luyện ở trẻ những kĩ năng vận dụng những biểu tƣợng số lƣợng đã có ở trẻ vào những hoàn cảnh khác nhau để giải quyết những nhiệm vụ nhận thức.
Rèn luyện cho trẻ tính chính xác, nhanh nhẹn, kỉ luật, biết hợp tác trong hoạt động.
Tăng cảm xúc, hứng thú của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng nhằm hình thành các thao tác tƣ duy.
* Yêu cầu khi sử dụng trò chơi học tập
Cần lựa chọn và sử dụng các trò chơi phù hợp với mức độ hình thành biểu tƣợng số lƣợng và với khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, nhƣng các trò chơi học tập này cần gây hứng thú cho trẻ.
Trong trò chơi học tập các nhiệm vụ nhận thức không đặt ra trực tiếp, công khai trước trẻ mà nằm trong nhiệm vụ chơi, nội dung chơi, hành động chơi và luật chơi. Điều đó giúp trẻ vƣợt qua mọi khó khăn để tìm cách giải quyết chúng, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Khi chơi trò chơi học tập trẻ lĩnh hội nhiệm vụ trí tuệ nhƣ một nhiệm vụ thực tiễn, nhiệm vụ chơi, điều đó làm làm tăng tính tích cực tƣ duy của trẻ. Khi chơi, kiến thức, kĩ năng của trẻ không chỉ đƣợc củng cố mà trẻ còn phải vận dụng chúng để giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Sự lặp đi lặp lại của hành động chơi tạo điều kiện hình thành những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết ở trẻ.
Trò chơi học tập cần phải tạo cho trẻ cơ hội đƣợc luyện tập hoạt động tƣ duy. Mỗi nhiệm vụ nhận thức trong trò chơi đòi hỏi trẻ phải huy động trí óc để hoạt động tích cực. Hơn nữa trong mỗi trò chơi học tập cần kết hợp cả hai yếu tố: nhận thức và hài hước để trẻ có hứng thú chơi và nỗ lực cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách khi chơi. Vì vậy, việc tham gia trò chơi học tập chính là quá trình trẻ học không chủ định: trẻ chơi - học.
Cần sử dụng các trò chơi học tập theo một trình tự phức tạp dần nhằm hình thành các thao tác tƣ duy cho trẻ từ thao tác phân tích đến tổng hợp, so sánh và cuối cùng là khái quát hóa và trừu tƣợng hóa.
Các nhiệm vụ chơi cần đƣợc phức tạp dần cùng với sự phát triển nhận thức của trẻ và phải luôn có yếu tố mới lạ, hấp dẫn.
* Hệ thống các trò chơi học tập được sử dụng nhằm hình thành các TTTD cho trẻ
Bao gồm: “Siêu thị hoa thơm”, “Ai hái nhanh nhất”, “Nhóm bạn vui vẻ”,
“Thợ may tài ba”, “Tìm đúng kí hiệu”,…
* Cách sử dụng
1. Lập kế hoạch sử dụng trò chơi học tập hình thành các TTTD cho trẻ trong hoạt động hình thành biểu tƣợng số lƣợng.
Cấu trúc của một bản kế hoạch bao gồm:
+ Xác định mục đích và yêu cầu phát triển các TTTD cho trẻ trên cơ sở phân tích khả năng nhận thức hiện tại của trẻ.
+ Xác định nội dung hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ. Trên cơ sở đó xác định nội dung của trò chơi, từ đó lựa chọn trò chơi có nhiệm vụ nhận thức tương ứng để hình thành các TTTD cho trẻ. Trên cơ sở đó hình thành một cách chính xác dự án tiến hành trò chơi học tập từ nhiệm vụ chơi, đến hành động chơi và luật chơi.
+ Xác định các phương pháp, biện pháp và phương tiện khác để tổ chức, hướng dẫn trò chơi nhằm thực hiện mục đích, yêu cầu dạy học đã đề ra.
Để phát huy đƣợc hiệu quả dạy học của trò chơi đối với cả nhóm trẻ và từng cá nhân trẻ thì kế hoạch cần phải cụ thể: dự tính các trò chơi nào đƣợc sử dụng trên
hoạt động học toán và nó đƣợc sử dụng trong hoạt động cụ thể nào trên hoạt động học, nhằm thực hiện nhiệm vụ nhận biết nào, hình thành các TTTD nào và chúng thực hiện chức năng gì trong hoạt động học tập cụ thể đó, chúng đƣợc tiến hành với cả lớp hay với từng nhóm trẻ hoặc từng cá nhân trẻ,…
Cần lựa chọn và sắp xếp theo hệ thống các trò chơi học tập để hình thành các TTTD cho trẻ trên cơ sở nâng dần mức độ khó của nhiệm vụ nhận thức (nhiệm vụ chơi) cho trẻ, mỗi nhiệm vụ chơi ở lần sau, trẻ không qiair quyết bằng phương thức cũ mà bắt buộc trẻ phải tìm kiếm phương thức giải quyết mới.
Cần lập kế hoạch trên bình diện đủ rộng cho phép giáo viên và trẻ có thể tự lựa chọn trò chơi, đồ chơi, vị trí, thời gian, nhịp điệu,… tiến hành trò chơi nhằm lôi cuốn và phù hợp với trẻ để làm phong phú thêm việc học tập.
Các bước tiến hành lập kế hoạch triển khai một trò chơi học tập nhằm hình thành các TTTD cho trẻ:
+ Xác định mục đích, yêu cầu của trò chơi (cần phải dựa vào nội dung kiến thức, kĩ năng cần cung cấp cho trẻ qua trò chơi và dựa vào đặc điểm nhận thức của trẻ để xây dựng mục đích, yêu cầu).
+ Xây dựng nội dung chơi (lựa chọn trò chơi học tập) phù hợp với nhiệm vụ giáo dục và khả năng của trẻ.
+ Xác định số lƣợng trẻ, hình thức tiến hành trò chơi, dự tính khoảng thời gian thuận lợi để tổ chức trò chơi, dự tính sự phân bố thời gian cho từng trò chơi sao cho phù hợp.
+ Dự tính và chuẩn bị các phương tiện để tổ chức trò chơi như địa điểm, đồ dùng, đồ chơi,…
+ Xác định vị trí của mình trong trò chơi và các phương pháp, biện pháp tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi.
2. Xây dựng môi trường chơi thích hợp.
Nhằm tạo cơ hội cho trẻ đƣợc tham gia vào các trò chơi đa dạng. Trẻ đƣợc tự lựa chọn trò chơi, nhóm chơi để trẻ bộc lộ khả năng chơi của mình. Hơn thế nữa môi trường chơi phù hợp, đa dạng sẽ gây hứng thú chơi cho trẻ và cho cô,
góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau.
3. Phối hợp sử dụng các phương pháp, biện pháp nhằm hướng dẫn trẻ chơi.
Đầu tiên giáo viên cần giới thiệu tên trò chơi cho trẻ, tiếp theo phổ biến cách chơi, luật chơi. Với những trò chơi khó, giáo viên có thể chơi mẫu cho trẻ xem để trẻ hiểu kĩ hành động chơi, sau đó cho một vài trẻ khá lên chơi, rồi cả lớp cùng chơi. Đối với trò chơi có luật phức tạp thì giáo viên tham gia chơi cùng với trẻ, trong quá trình đó triển khai dần luật chơi. Nhiệm vụ chơi trong trò chơi cần có sự phức tạp dần sau mỗi lần chơi để buộc trẻ phải luôn tích cực hoạt động trí não và thực hành để thực hiện thành công chúng. Chính vì vậy mà các TTTD của trẻ cũng đƣợc hình thành và phát triển.
Trong quá trình trẻ chơi, giáo viên có thể hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ nhƣ: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa để giải quyết nhiệm vụ chơi. Ví dụ: khi trẻ chơi trò chơi “Gắn hoa cho cây” giáo viên có thể hướng dẫn cho trẻ phân tích xem hoa mà trẻ đang cầm có chữ số mấy, sau đó gợi ý tẻ so sánh chữ số trên hoa của mình và chữ số trên cây để gắn hoa vào cây cho phù hợp.
Giáo viên cần động viên trẻ làm chủ trò chơi để tổ chức, chỉ đạo trò chơi của các bạn. Chủ trò là người tổ chức trò chơi, xướng luật, thậm chí là đổi luật khi các bạn chơi thấy chán. Chủ trò còn là người thúc giục tốc độ chơi, làm cho cuộc chơi sôi động hơn. Ví dụ: khi trẻ làm chủ trò trong trò chơi “Gắn hoa cho cây” các hiệu lệnh lúc đầu đƣợc đọc chậm, lúc sau đọc nhanh, khi trẻ chơi thành thạo thì càng nhanh hơn. Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của những trẻ có khả năng làm chủ trò độc lập, giáo viên gợi ý hai trẻ đứng ra tổ chức trò chơi theo cách khác nhau, những trẻ chơi thích chơi luật chơi của chủ trò nào thì tự do tham gia vào nhóm chơi đó. Trẻ đƣợc chơi theo sở thích của mình sẽ hứng thú và tích cực tƣ duy hơn. Nhờ vậy các TTTD của trẻ đƣợc hình thành thông qua các trò chơi học tập hình thành biểu tƣợng số lƣợng.
Giáo viên cần đánh giá kết quả chơi của trẻ khi kết thúc trò chơi bằng đàm thoại nhằm hướng sự chú ý của trẻ vào những trải nghiệm mà trẻ thu được trong khi chơi, những suy nghĩ của trẻ về các dấu hiệu và mối quan hệ số lƣợng có trong các trò chơi đó.