CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2. Đề xuất một số biện pháp hình thành các thao tác tƣ duy cho trẻ 5 - 6 tuổi
2.2.5. Sử dụng hệ thống bài tập
* Mục đích sử dụng
Củng cố những biểu tƣợng số lƣợng và mối quan hệ số lƣợng mà trẻ đã thu đƣợc và đƣợc ứng dụng chúng vào các hoàn cảnh khác nhau.
Rèn luyện cho trẻ những kĩ năng nhận thức: kĩ năng so sánh số lƣợng, kĩ năng đếm, tạo nhóm vật theo các dấu hiệu khác nhau, thêm, bớt và chia số lƣợng các nhóm đối tƣợng.
Rèn luyện cho trẻ các thao tác phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và biết vận dụng chúng để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức.
* Yêu cầu của việc sử dụng hệ thống bài tập
Các bài tập cần cụ thể, chính xác nhằm hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ nhƣng đồng thời cần hình thành các TTTD cho trẻ.
Các bài tập cần đƣợc sắp xếp theo hệ thống trên cơ sở tăng dần độ khó của nhiệm vụ nhận thức nhƣng vẫn phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
Giáo viên cần hướng dẫn trẻ thực hiện bài tập theo một trình tự nhất định phù hợp với lứa tuổi của trẻ: từ hướng dẫn bằng hành động mẫu của giáo viên tới hướng dẫn bằng lời nói kết hợp chỉ dẫn ở chỗ khó.
Các bài tập cần được tiến hành thường xuyên với các hình thức tổ chức khác nhau.
* Các dạng bài tập nhằm hình thành các TTTD cho trẻ bao gồm:
- Bài tập phân tích - tổng hợp:
+ Đếm xác định số lƣợng các vật xếp thành hàng.
+ Đếm xác định số lƣợng vật đƣợc sắp xếp theo các cách khác nhau.
+ Đếm xác định số lƣợng vật ở gần, ở xa trẻ.
+ Đếm vật theo các dấu hiệu về màu sắc, kích thước.
+ Đếm số lƣợng các chuyển động.
+ Đếm số lƣợng các âm thanh.
- Bài tập so sánh:
+ So sánh số lƣợng các nhóm vật đặt gần nhau.
+ So sánh số lương các nhóm vật đặt xa nhau.
+ So sánh số lƣợng các vật với số lƣợng các âm thanh hay chuyển động.
+ So sánh số lƣợng các nhóm gồm những vật thuần nhất và các nhóm gồm những vật không thuần nhất (có màu sắc, hình dạng, kích thước,... khác nhau).
+ Xác định sự thay đổi số lƣợng của nhóm vật khi thêm hoặc bớt đi 1, 2, 3, 4, 5 vật.
- Bài tập khái quát hóa và trừu tƣợng hóa:
+ Tạo nhóm các vật theo các dấu hiệu khác nhau.
+ Dùng các thẻ chấm tròn và các con số để biểu thị số lƣợng các nhóm đối tƣợng.
+ Sử dụng các cặp thẻ số để khái quát các cách cách chia số lƣợng một nhóm đối tƣợng thành hai phần theo các cách khác nhau.
+ Xếp thứ tự các nhóm vật theo chiều tăng dần hay giảm dần về số lƣợng và khái quát xem nhóm vật nào có số lƣợng nhiều nhất, nhóm vật nào có số lượng ít nhất. Sau đó khái quát bằng thẻ số tương úng.
* Cách sử dụng
Bước 1: Giáo viên giao bài tập và yêu cầu trẻ thực hiện bài tập được giao.
Bước 2: Trẻ làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hay độc lập thực hiện chúng.
Bước 3: Giáo viên cùng trẻ đánh giá kết quả thực hiện bài tập của trẻ.
2.2.6. Sử dụng các hoạt động khác nhau: thể dục, tạo hình, truyện, thơ,...
vào quá trình hình thành các TTTD cho trẻ
* Mục đích sử dụng
Nhằm mục đích củng cố những biểu tƣợng số lƣợng và mối quan hệ số lƣợng mà trẻ đã học đƣợc.
Góp phần rèn luyện các TTTD cho trẻ nhƣ: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa thông qua việc trẻ thực hiện các nhiệm vụ của các hoạt động khác nhau của trẻ.
Hình thành cho trẻ khả năng vận dụng những kiến thức về số lƣợng và mối quan hệ số lƣợng, những kĩ năng nhận thức vào các hoạt động đa dạng của trẻ.
Giúp cho trẻ thấy đƣợc vai trò của những kiến thức về số lƣợng và mối quan hệ số lƣợng đã nắm đƣợc, những kĩ năng tƣ duy trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của các hoạt động khác nhau, qua đó phát triển hứng thú học toán, tích cực tƣ duy của trẻ.
* Yêu cầu khi sử dụng các hoạt động khác nhau vào quá trình hình thành các TTTD cho trẻ
Các nhiệm vụ dành cho trẻ trong các hoạt động thể dục, tạo hình,... cần phù hợp với khả năng của trẻ và chúng chỉ đƣợc trẻ giải quyết với việc ứng dụng các kiến thức về số lƣợng và kĩ năng tƣ duy của trẻ.
Cần có sự phối hợp sử dụng các dạng hoạt động khác nhau của trẻ vào quá trình hình thành biểu tƣợng số lƣợng cho trẻ.
Khi sử dụng các hoạt động khác nhau của trẻ, giáo viên cần hướng sự chú ý của trẻ tới yếu tố số lƣợng và mối quan hệ số lƣợng chứa đựng trong nhiệm vụ của hoạt động đó và gợi mở trẻ cách thức giải quyết các nhiệm vụ này.
Sau khi trẻ thực hiện các hoạt động đƣợc giao, giáo viên cần cùng trẻ đánh giá việc thực hiện các hoạt động của trẻ trên cơ sở ứng dụng các kiến thức về số lƣợng và thực hiện các kĩ năng tƣ duy của trẻ.
* Các hoạt động được sử dụng vào quá trình hình thành biểu tượng số lượng nhằm hình thành các TTTD cho trẻ
Hoạt động thể dục.
Hoạt động vẽ, nặn, cắt dán, chắp ghép các đối tƣợng với số lƣợng, kích thước, hình dạng và vị trí sắp đặt khác nhau.
Kể chuyện với các yếu tố toán học.