Củng cố và phát triển sự định hướng trong không gian cho trẻ khi trẻ lấy mình, người khác làm chuẩn và định hướng khi di chuyển, xác định mối quan hệ không gian giữa các vật thông qua việc sử dụng hệ thống trò chơi vận động

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY TRẺ

2.2. Đề xuất một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất

2.2.5. Củng cố và phát triển sự định hướng trong không gian cho trẻ khi trẻ lấy mình, người khác làm chuẩn và định hướng khi di chuyển, xác định mối quan hệ không gian giữa các vật thông qua việc sử dụng hệ thống trò chơi vận động

Trò chơi vận động thuộc loại trò chơi có luật, là sự phối hợp giữa các thao tác vận động và một số vận động cơ bản. Ở trường mầm non, trò chơi vận động được sử dụng một cách tối đa trong các hoạt động học có chủ đích, hoạt động ngoài trời.

Hiện nay có rất nhiều trò chơi vận động dành cho trẻ mẫu giáo lớn, nhưng chủ yếu là các trò chơi sau:

+ Trò chơi rèn luyện kỹ năng đi, chạy: tín hiệu giao thông, tìm bạn thân, mèo đuổi chuột, đu quay, kéo co,...

+ Trò chơi rèn luyện kỹ năng bật, nhảy: Bật lên tục qua vòng, chuyền bóng, cáo và thỏ,...

33

+ Trò chơi rèn luyện đẩy, ném và bắt bóng: bác thợ săn, ném xa, ném trúng vòng,...

+ Các trò chơi dân gian: rồng rắn, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê,...

Mục đích sử dụng

Do trò chơi vận động là một trò chơi có luật, giáo viên có thể dựa vào luật, vào yêu cầu của trò chơi để kết hợp những nhiệm vụ vận động với nhiệm vụ định hướng trong không gian thích hợp nhằm phát triển khả năng vận động, khả năng định hướng trong không gian của trẻ.

Yêu cầu

+ Nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian mà giáo viên lồng ghép trong nhiệm vụ chơi phải phù hợp với đặc điểm nội dung của trò chơi vận động.

+ Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, sân bãi phục vụ cho trò chơi.

+ Giới thiệu luật chơi, cách chơi rõ ràng.

+ Cần tăng dần mức độ khó của nhiệm vụ chơi, luật chơi.

Chẳng hạn, khi chơi trò chơi “Về đúng nhà”

Chuẩn bị:

+ Tranh hình ngôi nhà (4 bức)

+ Cô bố trí 4 hình ngôi nhà ở trên chính giữa bốn bức tường trên lớp.

Tiến hành: Cô phân nhóm chơi theo tổ, theo nhóm các bạn nam - bạn nữ,... Khi chơi, cô cho các con về nhà theo yêu cầu của cô

+ Lượt 1: Cô tổ chức chơi theo tổ. Tổ 1 về nhà phía trước cô, tổ 2 về nhà phía trái của cô, tổ 3 về nhà phía phải của cô, tổ 4 về nhà phía sau của cô.

+ Lượt 2: Cô tổ chức chơi theo nhóm các bạn nam - bạn nữ. Các bạn nữ về nhà phía trái bạn Mai, các bạn nam về nhà phía phải bạn Mai.

+ Lượt 3: Cô gọi tên nhóm bạn nam hoặc bạn nữ, khi cô chỉ về nhà nào thì các con chạy về nhà cô chỉ. Chạy tới nơi, cô hỏi trẻ: “con cho cô và các bạn biết con chạy về phía nhà bên nào của cô”.

34

Sau khi trẻ chơi xong, giáo viên cần nhận xét đánh giá kết quả chơi của trẻ để làm cơ sở cho lần chơi sau.

Cách sử dụng

Bước 1: Lựa chọn trò chơi

Giáo viên cần lựa chọn các trò chơi vận động mà qua đó giáo viên có thể lồng ghép nội dung phát triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ. Lựa chọn một số trò chơi có sẵn trong tài liệu hướng dẫn thực hịên chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi hoặc giáo viên cũng có thể tự thiết kế các trò chơi vận động mới phù hợp với nội dung dạy học.

Bước 2: Xác định mục đích của trò chơi

Giáo viên xác định ra mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đem đến cho học sinh.

Bước 3: Chuẩn bị cho hoạt động

Giáo viên dự kiến cách thức tổ chức hoạt động: thời gian, địa điểm diễn ra trò chơi, trình tự các bước cho trẻ tham gia chơi.

Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ trong quá trình chơi.

Bước 3: Hướng dẫn trẻ chơi

Với mỗi hoạt động tổ chức cho trẻ chơi, giáo viên nên cho trẻ chơi 2 - 3 lượt, nâng dần mức độ khó ở những lượt chơi sau.

Các bước tổ chức trò chơi vận động như sau:

+ Đối với trò chơi mới:

- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi trước lớp

- Giáo viên phổ biến cách chơi, luật chơi, vai chơi - Tổ chức làm mẫu chơi thử cho trẻ quan sát

- Giáo viên điều khiển cho trẻ chơi theo cả lớp hoặc một vài nhóm nhỏ - Khi đã chơi thành thạo, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi thành từng nhóm hoặc chơi theo tập thể lớp

35

- Giáo viên quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ trẻ khi trẻ gặp khó khăn trong quá trình chơi.

+ Đối với các trò chơi cũ:

- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi

- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi

- Tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm hay chơi theo tập thể tùy thuộc vào tính chất của trò chơi

- Giáo viên hướng dẫn và hỗ trợ trẻ trong quá trình chơi.

Trong quá trình trẻ chơi, giáo viên quan sát trẻ, nhắc nhở trẻ thực hiện đúng theo luật chơi, nhiệm vụ chơi và yêu cầu trẻ phản ánh bằng lời nói hướng không gian mà trẻ phải thực hiện trong quá trình thực hiện vận động.

Đối với những trò chơi vận động mà trẻ đã biết, giáo viên có thể thay đổi điều kiện tiến hành trò chơi hoặc đưa vào những nhiệm vụ vận động, nhiệm mới.

Ví dụ: Trò chơi “Cáo và Thỏ”

 Mục đích

+ Rèn luyện kỹ năng bật, nhảy cho trẻ

+ Phát triển cơ chân, rèn luyện sức bền, sự nhanh nhẹn cho trẻ.

+ Luyện tập khả năng định hướng khi di chuyển về các hướng: phía trước, phía sau, phía trái, phía phải.

 Chuẩn bị

+ Địa điểm: Ngoài sân trường.

+ Thời gian: 5 - 7 phút.

+ Đồ dùng, phương tiện: Cô kẻ sẵn hình tròn to trên sân trường làm vườn. Xung quanh, cô kẻ bốn hình vuông làm chuồng thỏ ở bốn phía của hình tròn sao cho đủ cho năm trẻ đứng phía trong.

36

 Luật chơi: Các bạn thỏ nhảy đi kiếm ăn, khi đọc hết bài thơ “Cáo” sẽ đuổi bắt “Thỏ”. Nếu “Cáo” bắt được bạn nào thì bạn đó sẽ bị đổi lượt làm “Cáo”.

 Cách tiến hành

+ Cô giới thiệu cho trẻ tên trò chơi.

+ Cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi.

+ Cô phân trẻ thành hai vai, một bạn làm vai Cáo, các bạn còn lại làm Thỏ. Cô nhắc lại cách chơi: Cáo nằm ngủ ở một góc trong vườn, các chú Thỏ bật nhảy trong vườn đi kiếm mồi, giơ hai tay lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ, vừa nhảy vừa đọc thơ:

Trên bãi cỏ Các chú thỏ Tìm rau ăn

Rất vui vẻ Thỏ nhớ nhé Có Cáo gian Đang rình đấy

Thỏ nhớ nhé Chạy cho nhanh

Kẻo Cáo gian Tha đi mất.

Khi đọc hết bài thơ, Cáo ngồi dậy kêu “gừm! gừm!” và đuổi bắt Thỏ.

Các chú thỏ phải chạy nhanh về chuồng của mình.

Lần 1: Cô cho trẻ về chuồng thỏ là các hình vuông bất kì cô đã kẻ.

Lần 2: Cô cho các bạn nam nhảy về chuồng thỏ phía bên trái cô, các bạn nữ nhảy về chuồng thỏ phía bên phải cô.

37

Lần 3: Cô yêu cầu các bạn tổ 1 chạy về chuồng thỏ phía bên trái cô giáo, các bạn tổ 2 về chuồng thỏ phía bên phải cô, các bạn tổ 3 về chuồng thỏ phía trước cô, các bạn tổ 4 nhảy chuồng thỏ phía sau cô.

Khi thay đổi vị trí khi nhảy về cô cần cho trẻ nhắc lại vị trí chuồng thỏ mà trẻ cần nhảy tới. Trong quá trình chơi, giáo viên nên chú ý đến sức khỏe của trẻ để phân nhóm chơi, nhiệm vụ chơi cho phù hợp, tránh tình trạng cho trẻ vận động quá sức.

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)