Điều kiện thực hiện các biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY TRẺ

2.3. Điều kiện thực hiện các biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất

Để nâng cao hiệu quả của việc dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất cần có các điều kiện sau:

2.3.1. Điều kiện về giáo viên

Giáo viên dạy phải có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, nắm vững nội dung chương trình dạy trẻ định hướng trong không gian và chương trình giáo dục thể chất cho trẻ, có trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm.

Giáo viên tích cực, độc lập trau dồi kiến thức, kĩ năng về biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian qua hoạt động giáo dục thể chất.

Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất của trẻ ở trường mầm non.

Luôn có sự chuẩn bị đầy đủ về phương tiện, đồ dùng dạy học. Sử dụng thành thạo các phương tiện hỗ trợ dạy học.

2.3.2. Điều kiện về trẻ

Trẻ tới lớp đầy đủ, thường xuyên được kiểm tra, củng cố lại những kiến thức đã học.

Trẻ có tâm lí thoải mái, có sự hứng thú trong học tập. Có sức khỏe tốt để thuận lợi tham gia vào các hoạt động.

38

2.3.3. Điều kiện cơ sở vật chất

Các đồ dùng, dụng cụ tập thể dục phải có đủ cho mọi trẻ, phù hợp với nội dung hoạt động, dụng cụ đẹp, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Sân tập, phòng tập đủ rộng cho trẻ luyện tâp. Nơi tập phải được vệ sinh sạch sẽ, phòng tập phải có đủ ánh sáng, không khí.

2.3.4. Gia đình và nhà trường

Gia đình tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con em mình đến lớp.

Gia đình phối hợp với giáo viên trong công tác kiểm tra, giáo dục trẻ, thường xuyên ôn luyện, củng cố kiến thức cho trẻ ngay tại nhà.

Ban lãnh đạo nhà trường có sự chỉ đạo việc thực hiện nội dung hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ nói chung và hình thành khả năng định hướng trong không gian cho trẻ nói riêng. Cần nắm bắt được tình hình thực tiễn qua các dự giờ dạy, trao đổi chuyên môn với giáo viên, cuộc thi giáo viên giỏi, qua các hội nghị học tập trao đổi sáng kiến kinh nghiệm để từ đó có các kế hoạch cụ thể phát huy những biện pháp, sáng kiến hay để nâng cao khả năng định hướng trong không gian cho trẻ.

39

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Cho trẻ làm quen với toán giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ mầm non, nó là cơ sở, nền móng cho việc học toán của trẻ ở trường tiểu học, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách, giúp trẻ có những kỹ năng: so sánh, phân biệt, tổng hợp... Dạy trẻ định hướng trong không gian là một trong những nội dung quan trọng của chương trình

“Hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non”. Nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian không những góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho trẻ mà còn góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ trong hoạt động và các hoạt động học tập khác sau này.

Hiện nay, ở trường mầm non ngoài các tiết học toán việc dạy trẻ định hướng trong không gian còn được tiến hành trên các hoạt động khác nhau.

Trong đó, hoạt động giáo dục thể chất là hoạt động tốt nhất để trẻ được thực hành, luyện tập khả năng định hướng của mình. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất vẫn còn hạn chế, chưa đạt hiệu quả cao.

Vì thời gian nghiên cứu hạn chế nên tôi chưa có điều kiện nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và trình bày được hết vấn đề. Song, những kiến thức về phương pháp giảng dạy nêu trên nếu được người giáo viên chú ý và sử dụng hợp lí sẽ mang lại hệu quả cao trong quá trình hình thành khả năng định hướng trong không gian của trẻ. Mặc dù đã cố gắng nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô giáo cùng các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

2. Đề xuất và kiến nghị

40

 Đối với giáo viên:

+ Cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

+ Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về hình thành biểu tượng định hướng trong không gian, các phương pháp giáo dục thể chất.

+ Cô cần quan tâm tới từng trẻ trong lớp. Đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của trẻ.

+ Có kiến thức về giáo dục mầm non, biết giải quyết hợp lí các tình huống sư phạm.

 Với nhà trường

+ Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo về toánn học cho giáo viên để chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy hay, có hiệu quả.

+ Khối chuyên môn tích cực tới dự giờ các lớp kinh nghiệm cho giáo viên học hỏi.

 Về phòng giáo dục

+ Hằng năm, tổ chức cho giáo viên học chuyên đề về hình thành biểu tượng toán, phương pháp giáo dục thể chất.

+ Tổ chức các hội thi “giáo viên giỏi môn làm với toán”, “giáo viên giỏi môn phát triển thể chất”.

TÀI LIỆU THAM KHÁO

[1] Đào Thanh Âm (2005), Giáo dục học mầm non, Nxb Đại học Sư phạm.

[2] Đỗ Thị Minh Liên (2008), Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ Mầm non, Nxb Đại học sư phạm.

Một phần của tài liệu Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)