1.5. Nhũng nghiên cứu về cây cam quýt
1.5.5. Những nghiên cứu chọn tạo cam quýt không hạt
Số hạt trong một quả cao là một trong những đặc tính quan trọng làm giới hạn tiêu thụ quả tươi ở cây có múi cả thị trường trong và ngoài nước. Một trong những mục tiêu chính của chương trình chọn tạo giống cây có múi ở nước ta và trên thế giới hiện nay là: giống không hạt, hình dạng đẹp, phẩm chất ngon, không mẫn cảm với các loại sâu, bệnh hại nguy hiểm.
Thông qua phương pháp chọn lọc từ các đột biến tự nhiên, Trần Thị Oanh Yến, Nguyễn Ngọc Thi và CS (2006) [23] đã tuyển chọn được 3 dòng cam Mật không hạt: CMKH - 01, CMKH - 02, CMKH - 03. Hiện các dòng này đang được trồng khảo nghiệm, đánh giá tính ổn định, năng suất và chất lượng tại các tỉnh phía Nam.
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng các nghiên cứu chọn tạo giống Cam quýt không hạt đã đạt được một số kết quả quan trọng. Xu hướng chọn tạo giống cam ngoài việc chọn tạo ra các giống có năng suất, chất lượng cao, ổn định, chống chịu với điều kiện môi trường, sâu bệnh mà mục tiêu còn hướng tới chọn tạo các giống ít hạt hoặc không hạt.
Các nghiên cứu cho thấy đặc tính không hạt của các giống cây có múi do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Tam bội thể (3x): Cây mất khả năng tạo ra tế bào sinh dục do vậy quả sẽ hoàn toàn không hạt trong mọi trường hợp canh tác
Hiện tượng trinh sản hay hiện tưởng quả điếc
Tính trạng bất dục đực hoàn toàn hoặc từng phần, bất dục cái hoàn toàn hoặc từng phần.
Tính trạng tự bất hòa hợp (self-incompatibility) làm tế bào trứng không được thụ tinh dẫn đến không hạt
Ngoài ra các nghiên cứu gần đây cho biết đặc tính không hạt có thể do đột biến gen hoặc do một gen nào đó điều khiển, do vậy một hướng nghiên cứu làm bất hoạt gen cũng đã được mở ra.
Những kết quả nghiên cứu về đặc tính không hạt của cam quýt trên đây đã tạo ra cơ sở cho việc xác định và xây dựng các phương pháp về chọn tạo giống không hạt. Một số phương pháp chọn tạo giống cam không hạt chủ yếu như sau:
- Chọn cây tam bội không hạt hình thành tự phát khi lai nhị bội với nhị bội - Chọn giống cam bất dục đực và bất dục cái
- Chọn giống thể đa bội và dị bội cho quả không hạt
Ngoài ra còn có các phương pháp tạo giống không hạt bằng đột biến và biến dị tế bào soma, tạo giống không hạt thong qua di truyền tính trạng tự bất hòa hợp, hay chọn tạo bằng dung hợp tế bào trần.
Ở Việt Nam, các phương pháp chọn tạo giống cam không hạt vẫn chủ yếu là chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính, gây đột biến và ứng dụng công nghệ sinh học. Đây là những phương pháp chọn tạo cơ bản mang tính hiện đại mới chỉ thực hiện mấy năm gần đây ở các Viện nghiên cứu, Trường Đại học do vậy một số kết quả thu được mới chỉ là tiền đề hoặc vật liệu khởi đầu cho những chọn tạo tiếp theo.
Nhìn chung hạn chế lớn nhất đối với cây ăn quả có múi nói chung và cam nói riêng ở nước ta vẫn là chất lượng kém trong đó vấn đề nhiều hạt luôn được xem là yếu tố quyết định đến chất lượng hàng hóa. Chính vì vậy mục tiêu chọn các giống năng suất chất lượng và ít hạt hoặc không hạt luôn là mục tiêu xuyên suốt trong công tác chọn tạo giống cam quýt
Cam quýt với sự đa dạng về chủng loại, giống là một trong những cây ăn quả quan trọng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế ở Việt Nam. Diện tích và sản lượng cam quýt không ngừng tăng trong những năm trở lại đây, mặc dù
có một số hạn chế về sinh thái, cam quýt vẫn được quan tâm phát triển ở Việt Nam. Những năm qua ở nước ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển cây ăn quả có múi, bao gồm các lĩnh vực thu thập bảo tồn, đánh giá và khai thác sử dụng nguồn gen, cải tiến giống (phục tráng và chọn tạo), nhân giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh hại cũng như xử lý và bảo quản sau thu hoạch. Mặc dù đã có nhiều kết quả đáng kích lệ nhưng cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung trên cây bưởi, cây quýt chưa có nhiều nghiên cứu hệ thống cho cây cam, đặc biệt là cây cam Sành Hàm Yên. Do vậy việc nghiên cứu đánh giá tuyển chon cây cam Sành ưu tú ít hạt, không hạt và việc áp dụng một số biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm giảm số hạt/quả, nâng cao năng suất chất lượng cam sành tại huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang là những vấn đề chính trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
Chương 2