Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian ra hoa, tỷ lệ đậu

Một phần của tài liệu Tuyển chọn cây đầu dòng và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng cam sành tại hàm yên, tuyên quang (Trang 66 - 69)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất và chất lượng cam sành tại Hàm Yên, Tuyên Quang

3.2.1. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian ra hoa, tỷ lệ đậu

Khả năng ra hoa, đậu quả thể hiện tình trạng sinh trưởng và phát triển của cây. Khả năng ra hoa và tỷ lệ đậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vườn cam do vậy việc tăng khả năng ra hoa và nâng cao tỷ lệ đậu quả là hết sức cần thiết trong việc tăng năng suất vườn cam.

Theo dõi thời gian ra hoa trên cam Sành trong thí nghiệm thu được kết quả ở bảng 3.10

Kết quả bảng 3.10. cho thấy việc sử dụng các loại chất điều hòa sinh trưởng khác nhau hầu như không ảnh hưởng đến thời gian từ khi cây bắt đầu ra hoa đến khi cây kết thúc nở hoa.

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian ra hoa Công thức

Ngày bắt đầu nở hoa

(10%)

Ngày hoa nở rộ

(50%)

Ngày kết thúc nở hoa

(20%)

TG từ nở hoa đến kết thúc

(ngày) CT1(ĐC) 15/03/2015 24/03/2015 12/04/2015 27

CT2 13/03/2015 23/03/2015 10/04/2015 27 CT3 14/3/2015 22/03/2015 11/04/2015 27 CT4 14/03/2015 23/03/2015 10/04/2015 26 CT5 15/03/2015 23/03/2015 11/04/2015 26 CT6 15/03/2015 14/03/2015 12/04/2015 27 CT7 13/04/2015 22/03/2015 10/04/2015 27

Kết quả bảng trên cho thấy: Việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng không ảnh hưởng đến thời gian cây bắt đầu ra hoa đến khi cây kết thúc nở hoa. Cụ thể như sau:

Thời gian ra hoa của công thức 4 (Phun NAA nồng độ 10 ppm) và công thức 5 (Phun GA3 nồng độ 20 ppm + NAA nồng độ 10 ppm) là 26 ngày.

Các công thức còn lại là công thức 1 (Đối chứng không phun), công thức 2 (Phun GA3 nồng độ 20 ppm), công thức 3 (Phun GA3 nồng độ 40 ppm), công thức 6 (Phun GA3 nồng độ 40 ppm + NAA nồng độ 10 ppm), công thức 7 (phun GA3 Thiên Nông) có thời gian ra hoa là 27 ngày.

Việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng không ảnh hưởng đến thời gian ra hoa, thời điểm hoa nở rộ cũng như khoảng thời gian từ lúc nở hoa đến tắt hoa nhưng lại có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ đậu của quả cam, sự ảnh hưởng này thể hiện ở bảng Bảng 3.11.

Trong thí nghiệm này chúng tôi đã theo dõi 2215 hoa trên tổng số 21 cây trong khu vực thí nghiệm, số hoa theo dõi trung bình trên cây từ 79,3 cho

đến 156,7 hoa/ cây. Tỷ lệ đậu sau tắt hoa đạt từ 18,95% đến 29,79%, tỷ lệ đậu quả ở thời điểm thu hoạch đạt từ 4,61% đến 6,18%.

Qua bảng 3.11 ta thấy rằng với độ tin cậy 95% ta có thể khẳng định rằng tỷ lệ đậu quả sau tắt hoa của công thức 7 sử dụng kích phát tố thiên nông đạt 29,79% và Công thức 3 sử dụng GA3 nồng độ 40ppm đạt 28,62% là cao hơn so với đối chứng (tỷ lệ đậu quả sau tắt hoa của đối chứng là 19,69%).

Các công thức còn lại là công thức 2, công thức 4, công thức 5, công thức 6 ở độ tin cậy 95% không thể kết luận có tỷ lệ đậu quả sau tắt hoa cao hơn hoặc nhỏ hơn so với tỷ lệ đậu của công thức đối chứng.

Số quả cho thu hoạch tính trung bình trên cây của các công thức cũng cao hơn so với trung bình của đối chứng. Ở mức độ tin cậy đến 95% chúng ta có thể kết luận công thức 3 và công thức 7 cho tỷ lệ đậu quả khi thu hoạch (công thức 3 là 6,18%, công thức 7 là 5,89%) cao hơn so với công thức đối chứng, tỷ lệ đậu quả khi thu hoạch của công thức đối chứng đạt 4,68%.

Ở mức độ tin cậy 95% thì không thể kết luận tỷ lệ đậu quả khi thu hoạch của các công thức còn lại (Công thức 5 đạt 4,88%, công thức 4 đạt 4,77%, công thức 2 4,61% và công thức 6 là 4,83%) cao hơn so với công thức đối chứng.

Độ biến động CV% của thí nghiệm là 16,8% và 9,8%, mức biến động này nằm trong ngưỡng cho phép của thí nghiệm về cây ăn quả. Theo Bàn Thúy Nga (2013) trong thí nghiệm về sử dụng một số chất điều hòa sinh trưởng như GA3, Antonik, Kích phát tố Thiên Nông trên cam sành ở Bắc Quang - Hà Giang cũng cho kết quả có tỷ lệ đậu cao hơn so với đối chứng.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến tỷ lệ đậu quả cam Sành huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang

Công thức

Số hoa theo dõi ban đầu (hoa/cây)

Số quả đậu sau tắt hoa/cành (quả/cây)

Tỷ lệ đậu quả sau

tắt hoa (%)

Số quả đậu khi thu hoạch

(quả/cây)

Tỷ lệ đậu quả khi thu hoạch

(%)

CT 1 (ĐC) 93,0 18,3 19,69 4,3 4,68

CT 2 156,7 32,0 21,25 ns 7,0 4,61 ns

CT 3 79,3 23,3 28,62 * 4,7 6,18 *

CT 4 92,3 18,7 18,95 ns 4,3 4,77 ns

CT 5 110,3 21,3 20,36 ns 5,3 4,88 ns

CT 6 105,3 26,7 25,02 ns 5,0 4,83 ns

CT 7 74,3 22,3 29,79 * 4,3 5,89 *

LSD 0,05 6,98 0,89

CV% 16,8 9,8

P 0,002 0,010

Kí hiệu: *: có ý nghĩa

ns

: không có ý nghĩa

Một phần của tài liệu Tuyển chọn cây đầu dòng và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng cam sành tại hàm yên, tuyên quang (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)