Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Phát Triển Các Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Ở Tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 64)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG LLCT TẠI TTBDCT CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, diện tích tự nhiên là 1.546 km2. Đơn vị hành chính đƣợc chia thành 7 huyện và 1 thành phố với 286 xã, phường, thị trấn. Dân số trên 1,8 triệu người; tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 0,95%; mật độ dân số đông với khoảng 1.200 người/km2. Là vùng quê có bề dày truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng; nhân dân kiên cường, bất khuất, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, dũng cảm trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Đặc biệt là từ khi có Đảng đến nay, 83 năm qua, Đảng bộ và dân dân Thái Bình đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, không ngừng phấn đấu, xây dựng quê hương Thái Bình ngày càng phát triển.

Trong những năm qua, mặc dù điều kiện còn nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, suy giảm kinh tế trong nước, nhưng kinh tế của tỉnh vẫn tăng trưởng khá. Năm 2012, tổng sản phẩm (GDP) đạt 13.558 tỷ đồng (giá cố định 1994), tăng 7,82% so với năm 2011;

trong đó, nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4,3%, công nghiệp, xây dựng tăng 9,7%, dịch vụ tăng 11,2%. Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, thủy sản chiếm 38,2%, công nghiệp, xây dựng chiếm 32,5%, dịch vụ chiếm 29,3%. GDP bình quân đầu người (giá thực tế) đạt 24,8 triệu đồng/năm. Sáu tháng đầu năm 2013, tổng sản phẩm GDP ƣớc đạt 6.855,5 tỉ đồng, tăng 6,16% so với cùng kỳ năm 2012.

Tổng giá trị sản xuất ƣớc đạt 14.179,1 tỷ đồng, tăng 8,16%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Năm học 2011 -

2012, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99,94%, bổ túc trung học phổ thông đạt 99,83%; có 56/68 (82%) học sinh đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng đạt 64%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường học, cơ sở dạy nghề tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp. Đến nay, toàn tỉnh có 594/903 (65,8%) trường học đạt chuẩn quốc gia. Các chương trình mục tiêu quốc gia: y tế, phòng, chống dịch bệnh...

được thực hiện có hiệu quả, không để dịch lớn xảy ra. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước; cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật và nhân lực ngành y tế được tăng cường; đã quan tâm đầu tư xây dựng trạm y tế xã theo chuẩn quốc gia.

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ" đƣợc duy trì. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá đƣợc chú trọng; năm 2012, chùa Keo đƣợc công nhận di tích quốc gia đặc biệt, 26 di tích đƣợc công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Các thiết chế văn hoá, thể thao đƣợc đầu tƣ xây dựng. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng phát triển ngày càng sâu rộng; thể thao thành tích cao có tiến bộ. Việc làm, đời sống nhân dân khá ổn định. Năm 2012, đã dạy nghề cho 33.200 người, giải quyết việc làm cho 32.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 34%. Triển khai Đề án thực hiện một số chính sách đối với người và gia đình có công của tỉnh giai đoạn 2012 - 2015. Hoàn thành xây dựng, nâng cấp 1.779 nhà ở cho người có công với cách mạng. Thực hiện trợ cấp ƣu đãi trên 1000 tỷ đồng cho 139.566 lượt người có công với cách mạng; hỗ trợ 16,5 tỷ đồng mua bảo hiểm y tế và tiền điện cho các đối tƣợng nghèo, cận nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo 6,8%, giảm 1,32% so với năm 2011. An ninh chính trị đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội đƣợc bảo đảm. Công tác cải cách tƣ pháp, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tiếp tục đƣợc quan tâm

lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, có hiệu quả, góp phần giải quyết kịp thời những tồn đọng, bức xúc và những vụ việc phức tạp mới nảy sinh ở cơ sở. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt đƣợc một số kết quả tích cực. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị; hoàn thiện, bổ sung chuẩn mực đạo đức theo tƣ tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khoá XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thƣ Trung ương Đảng "về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp".

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ƣơng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt Nghị quyết số 02 – NQ/TU, ngày 28-4-2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới, đã và đang tạo nên diện mạo mới cho nông thôn Thái Bình. 267/267 xã hoàn thành quy hoạch chi tiết giao thông, thuỷ lợi nội đồng; 218 xã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã; 201 xã hoàn thành lập đề án xây dựng nông thôn mới; 148 xã hoàn thành dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp.

Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới tiếp tục đƣợc triển khai mạnh mẽ, được nhân dân hưởng ứng tích cực; dự kiến trong năm 2013, có trên 9 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

2.1.2. Kết quả hoạt động bồi dưỡng LLCT

Đảng bộ tỉnh Thái Bình đến nay có 798 tổ chức cơ sở đảng. Trong đó có 267 đảng bộ xã, 19 đảng bộ phường, thị trấn; 39 đảng bộ, chi bộ doanh nghiệp nhà nước; 85 đảng bộ, chi bộ doanh nghiệp cổ phần; 31 đảng bộ, chi bộ doanh nghiệp tư nhân; 2 đảng bộ, chi bộ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 173

đảng bộ, chi bộ cơ quan hành chính; 93 đảng bộ, chi bộ đơn vị sự nghiệp; 62 đảng bộ quân đội, công an; 47 đảng bộ, chi bộ thuộc các loại hình khác. Các chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, nhận thức cũng như chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của 8 TTBDCT cấp huyện.

Do nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác tư tưởng lý luận trong tình hình mới, những năm gần đây Đảng bộ tỉnh luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền giáo dục, đặc biệt là công tác giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Với phương châm hướng về cơ sở, cấp uỷ các cấp luôn quan tâm chỉ đạo các địa phương, đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cán bộ, đảng viên được học tập LLCT, đƣa việc học tập LLCT trở thành quyền lợi, trách nhiệm và là tiêu chí đánh giá, xếp loại của mỗi tổ chức đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên.

Sự phối kết hợp giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan từ tỉnh đến cơ sở trong việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT ở địa phương, cơ sở được quan tâm thường xuyên.

Thực hiện Quy định 54-QĐ/TW, ngày 12-5-1999 của Bộ Chính trị về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, nhận thức của cấp uỷ các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên đối với việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị đƣợc nâng lên, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Các cấp ủy đảng đã chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên với số lƣợng lớn, cán bộ đƣợc cử đi đào tạo ngày một tăng, đã tạo thành phong trào thi đua học tập sâu rộng trong Đảng. Trình độ lý luận, năng lực cán bộ ngày một nâng cao; nhiều đồng chí có tư duy sáng tạo, có bước đổi mới về phương pháp công tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững và thực hiện tốt đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao.

Chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên có nhiều đổi mới theo hướng lý luận gắn với thực tiễn. Hệ thống Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố, Trường Chính trị tỉnh đã tiến hành rà soát kiến thức từng bài, từng môn học và trong toàn bộ nội dung chương trình để chọn lọc những kiến thức phù hợp với đối tƣợng học viên; kết hợp giữa bề rộng và chiều sâu kiến thức lý luận; bổ sung những vấn đề thực tiễn, các nghị quyết của Trung ƣơng, của tỉnh về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng, cơ chế chính sách mới vào nội dung chương trình giảng dạy.

Hình thức đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên khá phong phú và đa dạng; đã kết hợp mở rộng các hình thức đào tạo tập trung, tại chức, đào tạo ở Trung ương và ở địa phương. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã hướng vào phục vụ cho việc tiêu chuẩn hoá các chức danh cán bộ; kết hợp giữa việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong trường lớp với việc rèn luyện trong thực tiễn, qua đó nhiều cán bộ đã nhanh chóng trưởng thành, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương, đơn vị.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TTBDCT các huyện, thành phố (2008 - 2012)

Năm Số lớp Số học viên (lượt

người)

2008 467 55.890

2009 370 43.643

2010 298 33.686

2011 319 38.752

2012 331 41.579

(Nguồn: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình)

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT tại các TTBDCT

Thực tiễn cách mạng cho thấy, đến nay trên địa bàn cả nước, cấp huyện, quận, thị xã vẫn là nơi có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc triển khai thực

hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; là nơi xác định phương hướng và lãnh đạo tổ chức thực hiện cho các xã, phường, thị trấn. Bởi vậy, hoạt động của TTBDCT cấp huyện có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Trong bối cảnh thế giới, trong nước và trong tỉnh hiện nay, từ đặc thù loại hình đào tạo, bồi dƣỡng của TTBDCT cấp huyện, chúng ta có thể thấy chất lƣợng và hiệu quả quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT tại các Trung tâm chịu ảnh hưởng rất lớn của các nhóm nhân tố chủ quan và khách quan tác động.

2.2.1. Những nhân tố khách quan

Thứ nhất, tác động của bối cảnh chính trị trong và ngoài nước qua từng thời kỳ. Đặc thù của quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT gắn bó chặt chẽ với những biến động chính trị trên thế giới và các sự kiện chính trị lớn của đất nước trong từng giai đoạn. TTBDCT nằm trên địa bàn huyện, đối tượng hướng tới là cán bộ, đảng viên ngoài đối tượng của các trường Chính trị tỉnh, các phân viện và hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tuy họ không trực tiếp thuộc tuyến cán bộ chủ chốt cấp huyện, nhƣng họ lại là những người trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn cấp huyện và phường, xã, thị trấn.

Trong bối cảnh thế giới và trong nước hiện nay, khi đất nước ta đang thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới với hơn 20 năm liên tục, đã và đang đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; vị thế của đất nước ta tiếp tục được nâng cao trên trường quốc tế; nhiều sinh hoạt chính trị lớn được tổ chức ở trong nước làm nức lòng đồng bào cả nước, củng cố lòng tin của mọi tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; nhƣng cũng phải phấn đấu vƣợt qua biết bao khó khăn, thử thách. Với điều kiện đó, những yếu tố chính trị tích cực

và tiêu cực từ bên ngoài rất dễ tạo ra những tác động về mặt tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn cấp huyện.

Quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT của các Trung tâm một mặt giúp cho cán bộ, đảng viên hiểu được các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trên các lĩnh vực, từ đó tạo ra niềm tin, là cơ sở để xây dựng thành khối thống nhất về tư tưởng và hành động để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của địa phương đặt ra trong từng thời kỳ. Bên cạnh đó, chính tác động của tư tưởng bên ngoài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT của các Trung tâm, tác động tới tư tưởng, tâm lý người học.

Thứ hai, tình hình kinh tế - xã hội trong nước và trên địa bàn tỉnh. Thực tiễn cho thấy, ở địa phương nào kinh tế tăng trưởng nhanh, xã hội ổn định thì việc tổ chức học tập, bồi dƣỡng của các Trung tâm cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Các chỉ số kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững không chỉ tác động về mặt tư tưởng mà còn trực tiếp tạo điều kiện về vật chất giúp cho Trung tâm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đƣợc giao. Ngƣợc lại, nếu nơi nào kinh tế gặp khó khăn, tỷ lệ nghèo cao, đời sống nhân dân chƣa đƣợc cải thiện, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội… thì việc tổ chức quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT sẽ kém hiệu quả.

Thứ ba, sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp, các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đến công tác quản lý hoạt độ bồi dưỡng LLCT ở địa phương, cơ sở. Vấn đề này tuy là nhận thức chủ quan của các cấp, các ngành, nhƣng đối với TTBDCT thì đây lại là yếu tố khách quan, ngoài khả năng giải quyết của Trung tâm. Một khi các cấp uỷ đảng, ban ngành quan tâm thì từ việc lên kế hoạch, cử người đi học cho đến thực hiện chế độ, chính sách, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cũng được tiến hành thuận lợi hơn.

Thứ tư, trình độ dân trí ở các vùng miền, địa phương cũng phản ảnh rõ phạm vi, mức độ và hiệu quả hoạt động của các TTBDCT. Thực tế qua gần 20 năm thực hiện Quyết định 100-QĐ/TW (khóa VII) và gần 5 năm thực hiện Quyết định số 185-QĐ/TW (khóa X) đến nay cho thấy các địa phương thành phố, thị trấn, nơi tập trung các cơ quan, trường học, khu dân cư có mặt bằng dân trí cao thì ở đó vị trí, vai trò và hoạt động của các TTBDCT cũng đa dạng, phong phú và hiệu quả hơn. Dân trí cao đƣợc thể hiện qua nhận thức chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời cũng đặt ra nhu cầu về đời sống tinh thần cao hơn. Do đó, công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT của các Trung tâm cũng có môi trường thuận lợi rõ rệt.

2.2.2. Những yếu tố chủ quan

* Về cơ sở vật chất:

Thực hiện Quyết định 100-QĐ/TW ngày 03-6-1995 của Ban Bí thƣ Trung ương Đảng, ngày 26-9-1997, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thái Bình đã ban hành Quyết định số 12-QĐ/TU về việc thành lập TTBDCT cấp huyện. Theo đó, các TTBDCT cấp huyện trong tỉnh lần lƣợt ra đời. Khi mới thành lập, các TTBDCT chủ yếu tiếp quản cơ sở của trường Đảng huyện cũ và một số cơ quan của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện... Hầu hết các cơ sở này đƣợc xây dựng trong những thập niên 70-80 của thế kỷ trước nên đã xuống cấp; có Trung tâm còn bị thu hẹp về diện tích khuôn viên, hạn chế các hạng mục công trình, thiếu phòng làm việc, hội trường, phòng học, tủ sách, thư viện. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập còn nghèo nàn và lạc hậu, kinh phí đầu tƣ rất hạn chế, gây nhiều khó khăn cho quản lý hoạt động bồi dƣỡng LLCT.

Sau 5 năm thực hiện Quyết định 185- QĐ/TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khóa X), đến nay đã có 6/8 Trung tâm đạt tiêu chuẩn theo quy định chung của tỉnh về diện tích khuôn viên từ 5.000 – 7.000 m2, trong đó có 2 Trung tâm

thực hiện mô hình kết hợp với Trung tâm Hội nghị của huyện. Phần lớn các hạng mục công trình khác đều bảo đảm phục vụ các hoạt động thường xuyên của Trung tâm. 100% các Trung tâm đều đƣợc trang bị hệ thống máy vi tính nối mạng internet, máy photocopy, máy in, máy tính xách tay, máy chiếu phục vụ giảng dạy giáo án điện tử và công tác văn phòng. Hệ thống thƣ viện, phòng đọc, tủ sách tiếp tục được đầu tư, nâng cấp theo hướng hiện đại, phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

Tuy nhiên, điều kiện học tập, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập ở một số Trung tâm chƣa đảm bảo yêu cầu nhƣ: tài liệu, giáo trình, hệ thống phòng đọc, thƣ viện ... Về cơ sở vật chất, đến nay, còn 2 trung tâm có cơ sở vật chất cũ, đã xuống cấp, sửa chữa chắp vá, thiếu môi trường cảnh quan sư phạm.

Các chế độ, chính sách đối với người học và người dạy chưa phù hợp với tính chất, đặc điểm của một đơn vị sự nghiệp làm công tác giáo dục nên chƣa khuyến khích đƣợc cán bộ, giảng viên say sƣa, gắn bó với công việc.

* Về đối tượng học viên:

Việc mở lớp tại trung tâm đều thực hiện đúng quy trình, đủ nội dung, đúng đối tƣợng chiêu sinh. Do đặc thù của công tác bồi dƣỡng LLCT tại TTBDCT cấp huyện nên đối tượng học viên trong mỗi chương trình đông, khá đa dạng, khả năng tư duy và nhận thức của mỗi học viên khác nhau. Bên cạnh những chương trình quy định chung, các Trung tâm còn chú trọng gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị với nhu cầu của thực tiễn địa phương, đơn vị; tích cực, chủ động trong việc phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể mở các lớp: chuyên đề xây dựng nông thôn mới; bồi dƣỡng kiến thức an ninh - quốc phòng cho các chức sắc, chức việc tôn giáo ở những địa phương có nhiều đồng bào có đạo... Một số chương trình có học viên là công nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp hoặc do điều kiện gia đình còn khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia học tập, tác động đến công tác quản lý hoạt động bồi dƣỡng.

Một phần của tài liệu Phát Triển Các Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Ở Tỉnh Phú Thọ (Trang 37 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)