QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Quản lý dự án xây lắp hệ thống điện mặt trời cho công ty cổ phần nước sạch Vinaconex (Trang 52 - 57)

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY LẮP HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH VINACONEX 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH VINACONEX

4. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Trong quá trình thực hiện dự án, Ban quản lý dự án đã lập danh sách bố trí nhân lực chính để điều phối, chủ trì các phần thiết kế, kỹ thuật quan trọng của dự án, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên tham gia. Danh sách này đã giúp Ban quản lý tổ chức kiểm tra, giám sát tốt các công việc của dự án thông qua công tác báo cáo thường xuyên của các thành viên theo phần công việc được giao. Bản thân các thành viên chủ trì các phần công việc phù hợp theo đúng chuyên môn của mình sẽ thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong phạm vi quản lý của mình, giúp chất lượng của dự án được đảm bảo mọi mặt, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đề ra.

Bảng biểu 6 : Danh sách bố trí nhân lực chính

TT Họ và Tên Chức vụ Nhiệm vụ thiết kế

1 Duo, Sang Chan P. Tổng Giám đốc Chủ nhiệm dự án

2 ThS. Trần Nhật Minh P. Giám đốc TT Tư vấn các dự án quốc tế

Chủ nhiệm dự án Thuyết minh dự án

3 ThS.Trần Huy Ánh Giám đốc TT Tư vấn các dự án quốc tế

Điều phối dự án Chủ trì phần thiết bị

4 KTS. Trần Nguyên Quảng P.Tổng Giám đốc Điều phối dự án

5 KS.Lê Tuyết Anh Chủ trì phần Điện, Điện nhẹ

6 ThS. Lê Văn Sơn

Chủ trì phần Điều hòa, thông gió

7 KS. Lê Văn Cân Chủ trì phần chiếu sáng

8 Thầu phụ Phần PCCC

10 ThS. Phùng Hồng Thái Chủ trì phần Kinh tế

(Nguồn: Văn bản công ty )

- Đối với Ban quản lý, trong quá trình tổ chức kiểm tra, giám sát dự án và các nhà thầu thi công, đã sử dụng các công cụ quản lý hữu hiệu để quản lý công việc hiệu quả.

- Sử dụng sổ theo dõi tiến độ thi công dự án hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để ghi lại các công việc triển khai trong ngày và các vướng mắc gặp phải trong khi thi công.

Bằng cách này, thông tin dự án được Ban quản lý cập nhật liên tục giúp phản ánh chính xác tình hình hiện tại của dự án, nhanh chóng báo cáo với cấp lãnh đạo và có những giải pháp điều chỉnh kịp thời, đảm bảo chất lượng dự án.

- Tiến hành quy trình quản lý thiết bị đều đặn, bao gồm các bước: nhận thiết bị, hoàn thiện thủ tục tiếp nhận, hướng dẫn vận hành sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị.

Từ đó phản ánh vào sổ theo dõi quản lý thiết bị trong quá trình xây dựng công trình

gồm khoản mục tình trạng sử dụng, đơn vị quản lý...Điều này giúp Ban quản lý có kế hoạch sử dụng máy móc hợp lý cho từng công việc của dự án, đáp ứng được điều kiện chất lượng của công trình.

- Sử dụng Đề xuất lựa chọn nhà cung cấp để lựa chọn nhà cung cấp vật tư cho dự án với chất lượng tốt, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu thiết kế của dự án.

Báo cáo lựa chọn nhà cung cấp của Ban quản lý sẽ được phòng Thiết bị vật tư xem xét và phê duyệt của Giám đốc Công ty, đảm bảo tính khách quan trong công tác quản lý chất lượng vật tư phục vụ công trình.

- Lập Bảng phân công cán bộ theo dõi kiểm tra công trình, Bảng phân công trách nhiệm cán bộ tại công trình, bao gồm tên người được phân công, trình độ chuyên môn và vị trí, nội dung cần theo dõi, kiểm tra, thời gian thực hiện...do Ban quản lý đề xuất và theo ý kiến của trưởng phòng chuyên môn, lãnh đạo Công ty. Điều này giúp Ban quản lý giám sát chất lượng dự án tốt hơn qua các báo cáo cụ thể của các thành viên theo nhiệm vụ được giao cũng như trách nhiệm công việc của từng cá nhân trong công tác quản lý.

- Để quản lý chất lượng dự án, hiện nay Công ty đã áp dụng Hệ thống Quản lý Chất lượng tổng thể được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu của ISO 9001:2008. Phần lớn các quá trình của hệ thống thông qua hệ thống văn bản bao gồm các tài liệu sau đây:

+ Chính sách chất lượng + Sổ tay chất lượng

+ Các quy định, quy trình cách thức tiến hành và kiểm soát các quá trình, các hoạt động chất lượng dự án của Công ty

+ Các quy định khác cho từng nghiệp vụ trong từng thời điểm cụ thể phù hợp với tình hình thực tế

+ Các hồ sơ quy định của các quy trình

- Quy trình chất lượng bắt đầu từ giai đoạn lập kế hoạch, khi đó tổ chức quản lý quyết định sẽ làm gì và làm bằng cách nào. Giai đoạn này được thực hiện khi triển khai kế hoạch dự án và kế hoạch quản lý chất lượng. Sau khi chất lượng thiết kế công trình được kiểm tra và đảm bảo thực hiện tốt, nhiệm vụ tiếp theo của Ban quản lý dự án là giám sát chất lượng dự án. Quá trình giám sát chất lượng thực hiện công việc đòi hỏi

sự tham gia và kết hợp tốt giữa các bên liên quan sao cho vừa đảm bảo chất lượng công trình theo đúng thiết kế đề ra, vừa hoàn thành công việc theo đúng tiến độ cho phép trong phạm vi ngân sách được duyệt.

- Bộ phận phụ trách tư vấn giám sát và tư vấn thiết kế sẽ giúp tổ chức quản lý giám sát dự án của Công ty thực hiện từng bước theo đúng các quy trình, tiêu chuẩn của dự án, dưới sự điều hành chung của công ty và lãnh đạo Công ty. Trên cơ sở đó, bộ phận giám sát sẽ tổ chức hướng dẫn các đội xây dựng thi công, đồng thời giám sát quá trình thi công đó. Như vậy toàn bộ quá trình giám sát từ lúc khởi công công trình, thực hiện công trình, kiểm tra hồ sơ hoàn công, kiểm định sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng đến khi nghiệm thu công trình đều do Ban quản lý dự án hay phòng Đầu tư thực hiện với sự kết hợp của phòng, ban Công ty ( phòng Tài chính - Kế toán, phòng Kỹ thuật thi công) và nhà thầu tư vấn. Việc giám sát, đánh giá này sẽ được tiến hành thường xuyên để xem mức độ hoàn thiện của dự án, đảm bảo dự án sẽ thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng đã định.

- Đối với bất kỳ một dự án đầu tư nào, bên cạnh việc hoàn thành đúng tiến độ thời gian đã định và quản lý hiệu quả các chi phí thực hiện dự án, công tác quản lý chất lượng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi chất lượng công trình là một giá trị vô hình khó có thể định lượng được, nếu không quản lý tốt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả vận hành khai thác dự án, tổn thất lợi ích của các bên liên quan và lãng phí nguồn lực xã hội. Do đó, chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, cũng như nhà thầu thi công xây lắp vì lợi ích chung cần phải chung tay góp sức, làm hết trách nhiệm của mình trong công tác quản lý chất lượng dự án. Nghị định 209/2004/NĐ-CP, Nghị định 16/2005/NĐ-CP quy định rõ quyền và trách nhiệm của các bên như sau:

- Trách nhiệm của chủ đầu tư:

+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.

+ Thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của nhà nước về lập, thẩm định và trình duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, tổ chức đấu thầu hoặc lựa chọn nhà thầu.

+ Tuyển chọn tổ chức tư vấn, cung ứng vật liệu, xây lắp có tư cách pháp nhân và đủ năng lực để đảm nhiệm các công việc chuẩn bị đầu tư thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, cung ứng vật liệu thiết bị, xây lắp và giám sát chất lượng công trình.

+ Được quyền yêu cầu các tổ chức tư vấn, cung ứng, tổ chức nhận thầu xây lắp giải trình về chất lượng vật liệu, thiết bị và các công việc do các tổ chức này thực hiện. Đối với những công việc không đạt chất lượng theo quy định của thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng thì chủ đầu tư có quyền yêu cầu thực hiện sửa chữa, thay thế hoặc từ chối nghiệm thu.

- Trách nhiệm của tổ chức tư vấn đầu tư: Tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, trước pháp luật về việc thực hiện đúng thủ tục đầu tư và xây dựng, về chất lượng sản phẩm tư vấn của mình trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, hồ sơ khảo sát, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, những nội dung tư vấn khác.

- Trách nhiệm của nhà thầu xây lắp:

+ Chỉ được phép nhận thầu thi công những công trình thực hiện đúng thủ tục đầu tư và xây dựng, phù hợp với năng lực của mình; thi công đúng thiết kế được duyệt; áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được quy định; chịu sự kiểm tra giám sát thường xuyên về chất lượng công trình của chủ đầu tư, tổ chức thiết kế và cơ quan giám định nhà nước theo phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng.

+ Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, trước pháp luật về chất lượng thi công xây lắp công trình kể cả những phần việc do thầu phụ thực hiện theo quy định của hợp đồng giao nhận thầu xây lắp.

+ Vật liệu cấu kiện xây dựng sử dụng vào công trình phải có chứng nhận chất lượng, và được gửi cho chủ đầu tư để kiểm soát trước khi sử dụng theo quy định;

+ Tổ chức hệ thống bảo đảm chất lượng công trình để quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công;

4.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Để có được các sản phẩm thiết kế chất lượng, công ty đã tiến hành giám sát quản lý chất lượng nhà thầu tư vấn thông qua việc kiểm tra giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghể và các chỉ tiêu đánh giá khả năng nhà thầu tư vấn. Song song với việc quản

lý chất lượng nhà thầu tư vấn, tiến hành quản lý các sản phẩm tư vấn bằng cách phối hợp nhân lực từ các phòng chức năng với nhà thầu tư vấn cùng thực hiện các thiết kế.

Các cán bộ này có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho nhà thầu tư vấn và theo dõi hoạt động của nhà thầu để nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn. Khi tư vấn thiết kế hoàn thành thiết kế cơ sở và tổng dự toán, sau đó nghiệm thu sản phẩm tư vấn. Đối với thiết kế kỹ thuật thi công, và tổng dự toán công trình xây dựng, để đánh giá chất lượng sản phẩm tư vấn một cách khách quan, chính xác.

4.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư

Giai đoạn này, các công cụ đắc lực giúp dự án quản lý chất lượng hiệu quả trong giai đoạn này là: nhật ký thi công giúp trao đổi thông tin một cách cập nhật, máy móc, thiết bị giúp quản lý chặt chẽ việc sử dụng đầu vào cho công trình, tránh thất thoát, lãng phí và chất lượng không đảm bảo; các cuộc họp báo cáo rút kinh nghiệm cũng như trao đổi kinh nghiệm giúp nâng cao chất lượng thi công thực hiện dự án. Quá trình nghiệm thu được tiến hành trên cơ sở Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 209/2004/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Quản lý dự án xây lắp hệ thống điện mặt trời cho công ty cổ phần nước sạch Vinaconex (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w