Kế hoạch hoạt động kinh doanh tại Điện lực Kim Sơn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI ĐIỆN LỰC KIM SƠN (Trang 74 - 89)

ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG TẠI ĐLKS

3.1. Kế hoạch hoạt động kinh doanh tại Điện lực Kim Sơn

Dựa vào kết quả thực hiện trong quý III năm 2015 và các kế hoạch chỉ đạo của Công ty điện lực Ninh Bình, Ban lãnh đạo Điện lực Kim Sơn đã đưa ra kế hoạch cung cấp và phân phối điện trong quý IV năm 2015 như sau :

- Giám sát đóng điện các công trình: Phương án chống quá tải khu vực Kim Sơn và phương án cải tạo bổ sung đợt 3.

- Lập phương án luân chuyển máy biến áp hợp lý phù hợp với phụ tải thực tế sử dụng

- Xử lý tồn tại các TBA tiêu thụ nhằm đảm bảo cấp điện ổn định trong dịp cuối năm 2015 đầu năm 2016.

- Ghi chỉ số công tơ theo lịch

- Tiếp tục cập nhật sơ đồ lưới điện 0,4 kV các xã bán lẻ, hoàn thiện cập nhật hồ sơ lưới điện mà Điện lực Kim Sơn quản lý. Tiếp tục cập nhật hồ sơ TBA tiêu thụ theo quy định của PCNB.

3.1.2. Kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh điện năng Đơn vị đã đề ra các mục tiêu sau:

- Một là, đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là cung cấp điện cho công trình Nhiệt điện Ninh Bình đang trong giai đoạn xây dựng, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch SXKD điện do Công ty giao;

- Hai là, thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn;

- Ba là, củng cố công tác an toàn lao động, hạn chế mức thấp nhất tai nạn lao động trong hoạt động sản suất kinh doanh.

- Bốn là, hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động Điện Lực nhằm nâng cao năng lực của công ty theo đúng quy chế của EVN

- Năm là, tăng cường công tác quản lý vận hành, an toàn kỹ thuật trên hệ thống điện.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Điện lực Kim Sơn 3.2.1. Thực trạng và cơ sở đề ra các biện pháp.

Trong giai đoạn 2013-2015 sản lượng điện thương phẩm và số lượng trạm biến áp đều tăng cho thấy hiệu quả trong công việc của cán bộ công nhân viên cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên trước như cầu càng ngày càng lớn của nhân dân thì trong những năm tiếp theo công ty phải tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ mà cụ thể là sản lượng điện thương phẩm.

Tổn thất điện năng là một vấn đề luôn được công ty chú trọng quan tâm. Mặc dù tỉ lệ tổn thất trong những năm qua luôn giảm xuống nhưng như vậy vẫn còn nhiều hạn chế cần tiếp tục cải thiện như là nhiều lộ đường dây tỉ lệ tổn thất vẫn lớn hơn 7% gây ảnh hưởng tới tổn thất toàn điện lực.

Nguồn nhân lực của công ty đảm bảo được chất lượng và có tính kế thừa cao tuy nhiên trước sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và đòi hỏi của người dân thì công ty cần chú trọng hơn nữa việc đào tào nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao.

Nâng cao hiệu quả SXKD là một nhiệm vụ mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nguồn lực mà mình có. Với tinh thần đó, lãnh đạo Điện lực Kim SƠn đề ra một số mục tiêu phải thực hiện trong thời gian tới:

- Mục tiêu về lợi nhuận: tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các khoản mục chi phí có thể được, cố gắng nâng cao mức tăng trưởng lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.

- Mục tiêu ổn định và phất triển: sự ổn định được thể hiện ở nhiều mặt như: ổn định SXKD, ổn định việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động, ổn định về cơ cấu tổ chức quản lý, ổn định về mục tiêu SXKD, ... để làm cơ sở cho sự phát triển.

Xuất phát từ những mục tiêu trên, với mong muốn Điện lực Kim Sơn hoạt động hiệu quả hơn em xin trình bày một số tồn tại của Điện lực Kim Sơn, qua đó đưa ra một số giải pháp cụ thể.

3.2.2. Giải pháp kỹ thuật

Biện pháp 1: Cải tạo hệ thống đo đếm bằng cách thay thế các công tơ đã cũ hoặc quá thời gian sử dụng

- Công tơ 1 pha: 46.253 công tơ.

- Công tơ điện tử: 34 công tơ.

- Công tơ 3 pha: 2.156 công tơ P + 15 công tơ Q.

Theo số liệu của phòng kỹ thuật thì trong năm 2016 Điện lực Kim Sơn có 502 công tơ cần phải thay thế và sửa chữa, trong đó có 283 công tơ hỏng hoàn toàn, 256 công tơ cần phải hiệu chỉnh lại.

Chi phí được tính như sau:

+ Sửa chữa công tơ:

Sửa chữa mỗi công tơ là 30.000đ/chiếc. Bao gồm: tiền mua nguyên vật liệu thay thế và tiền làm thêm giờ cho công nhân.

Chi phí sửa chữa = 30. 000× 256 = 7.680.000 (đồng)

Chi phí bồi dưỡng cho công nhân tháo lắp đặt công tơ là 100.000 đồng/ngày. Dự tính công việc cần 5 công nhân làm việc trong 30 ngày.

Chi phí nhân công = tiền công 1 ngày× số ngày×số nhân công = 100.000×30×5 = 15.000.000 (đồng) + Thay thế công tơ:

Bảng 3.1 : Số lượng công tơ đã thay định kỳ tính đến tháng 5 năm 2016

TT Nội dung Kế hoạch 2016

Thực hiện 5 tháng đầu năm

2016

Tỷ lệ đạt (%) 1 pha 1 pha 1 pha 3 pha 1 pha 3 pha

1 Thay định kỳ 10012 964 4616 263 56,09 37,66

(Nguồn: Phòng kỹ thuật Điện lực Kim Sơn) Số lượng công tơ cần thay trong năm 2016 là :

53 công tơ 3 pha, giá 1.538.000 đồng/cái 230 công tơ 1 pha, giá 420.000 đồng/ cái

Dự toán chi phí sửa chữa thay thế công tơ của Điện lực Kim Sơn năm 2016:

Bảng 3.2: Dự tính chi phí cho sửa chữa lắp đặt công tơ năm 2016 của ĐLKS

Chỉ tiêu Số lượng

(chiếc) Đơn giá

(đ/chiếc) Thành tiền (triệu đồng)

Thay công tơ

1 pha 230 420.000 96.600.000

3 pha 53 1.538.000 81.514.000

Sửa chữa 283 30.000 8.490.000

Chi phí nhân công 15.000.000

Tổng 566 193.114.000

(Nguồn phòng KHKT-AT Điện lực Kim Sơn) Như vậy, dự tính chi phí cho công tác sửa chữa thay thế công tơ sẽ là 193.114 triệu đồng.

Lượng điện thất thoát 1 năm do công tơ sai hỏng, đo đếm không chính xác ước tính như sau: Lượng điện thất thoát = A×S×T×12

Trong đó : - A là số lượng công tơ sai hỏng

- S là số điện bình quân một hộ tiêu thụ trong 1 tháng - T là tỷ lệ tổn thất do công tơ đếm sai

Ta có trung bình mỗi hộ tiêu thụ S= 250kWh/tháng, tỷ lệ tổn thất do công tơ đếm sai là T=

12% và số lượng công tơ sai hỏng là A= 502.Vậy lượng điện thất thoát trong 1 năm do công tơ đếm sai là :

Lượng điện thất thoát 1 năm = 502 × 250 ×12% ×12 = 180.720 (kWh) Như vậy số tiền thất thoát trong 1 năm là:

Số tiền = lượng điện thất thoát × giá bán bình quân năm 2015 = 180.720×1 373,46

Số tiền thất thoát trong 1 năm là 248 (triệu đồng)

Khi dự tính công tơ sau khi thay thế, sửa chữa với tuổi thọ là 5 năm thì sau khi thay thế mỗi năm sẽ tiết kiệm được số tiền là:

TTK = 248 triệu đồng × 5 = 1,24 (tỷ đồng)

Tính giá trị hiện tại thuần của dự án :NPV = CF0 + CF

1 (1 i) n i

− + −

Trong đó:

CF0: Chi phí dự án CF : Lợi nhuận mỗi năm

Ta thấy NPV >0. Như vậy giải pháp khả thi.

Vậy thời gian hoàn vốn đơn của phương án sẽ là: Thv = VDT

TK = 1,3 (năm)

Biện pháp 2: Đầu tư, áp dụng những công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Công nghệ là “công cụ để giải quyết vấn đề” do đó phát triển công nghệ, ứng dụng nó vào sản xuất thích ứng và từng bước hoàn thiện là điều kiện tiên quyết, cơ bản có ý nghĩa then chốt cho việc đạt hiệu suất cao nhất của nguồn vốn vật chất và nguồn lực khác. Trong giai đoạn hiện nay với việc bùng nổ của khoa học công nghệ và sự chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia với nhau, nếu chúng ta không có những chính sách công nghệ hợp lý thì vấn đề tụt hậu là không thể tránh khỏi. Mặt khác chính sách này không chặt chẽ và tỉnh táo có thể dẫn đến việc chúng ta sẽ phải nhập những máy móc, thiết bị cũ chất lượng thấp. Đối với ngành điện các thiết bị đòi hỏi phải có sự đồng bộ và chính xác cao. Do đó cần phải có những kiến thức, hiểu biết sâu sắc về vấn đề này. Liên tục tìm hiểu để bổ sung, từng bước thay thế các thiết bị cũ già cỗi, lạc hậu đưa vào vận hành một số thiết bị mới có tính năng kỹ thuật cao trong thực tiễn sản xuất theo hướng hiện đại hoá, phù hợp với tình hình thực tiễn sản xuất hiện nay nhằm mục đích ổn định và nâng cao hiệu quả vận hành của hệ thống điện huyện Kim Sơn nói riêng, của tỉnh Ninh Bình nói chung như:

Đưa vào vận hành các loại máy cắt chân không, dùng máy cắt, công tơ điện tử, sử dụng phần mềm để tính toán tổn thất kỹ thuật...

Đưa vào áp dụng phương pháp đo xa giúp làm tăng hiệu quả đo đếm điện năng tại địa bàn Đặc biệt triển khai nghiên cứu áp dụng dây dẫn có khả năng truyền tải cao (dây chịu nhiệt) cho các đường dây trung thế quan trọng.

Biện pháp 3: Thay đổi kết dây giảm tổn thất cho lộ 1 lưới 0,4 KV TBA xã Kim Định 1 Lý do lựa chọn lộ 1 lưới 0.4 KV TBA Xã Kim Định 1

Lộ 1-TBA Kim Định 1 là lộ có kết cấu đường dây đơn giản, phụ tải ko nhiều nhưng lại phân bố rải rác, dẫn đến điện năng truyền tải đi xa gây ra tổn thất đáng kể, một số TBA vận hành chưa tối ưu có thể non tải hoặc quá tải. Từ những nguyên nhân trên lựa chọn lộ 1-TBA Kim Định 1 để tính toán tổn thất kỹ thuật

Các thông số đầu vào của lưới 0.4KV TBA Xã Kim Định 1 - Nguồn cấp điện TBA: Lộ 974 TGNH.

- Công suất MBA: 180KVA 10/0,4KV.

- Có 02 lộ xuất tuyến.

- Lộ 1 Cấp điện cho khu vực xóm 2,3,4,5,6,7 chiều dài đường trục là 950m loại dây Al 4x50mm2 và các nhánh rẽ, KH là:250Kh.

- Đặc biệt khu vực xóm 6,7 là nhánh rẽ có 75KH được cấp bằng 1pha dài 850m nằm gần TBA Hồi Ninh 6 (cách 185m).

- Lộ 2 Cấp điện cho khu vực xóm 8,9 chiều dài đường trục là 1450m và các nhánh rẽ, KH là:185Kh.

- Năm 2004 TBA được UBND xã Kim Định bàn giao cho nghành điện quản lý, năm 2009 được cải tạo SCL chủ yếu thay dây các nhánh từ dây phi tiêu chuẩn bằng dây AP 2x 35mm2. Đường trục vẫn tận dụng dây Al 4x50mm2 để vận hành.

Tổn thất cho lộ đường dây :

Bảng 3.3 : Tổn thất của lộ dường dây thực tế năm 2013

Tháng

Tổng số KH

Công suất

Điện năng

1fa 3fa Đầu Nguồn

Thương

phẩm Tổn thất(%)

1 495 11 180 41.720 36.116 13.43

2 495 11 180 39.640 34.760 12.31

3 495 11 180 49.640 45.032 9.28

4 496 11 180 45.000 37.813 15.97

5 496 11 180 45.760 38.950 14.88

6 499 13 180 53.960 46.562 13.71

7 499 13 53.960 46.562 13.71

8 502 13 180 54.560 47.789 12.41

9 502 13 180 54.880 47.686 13.11

11 504 13 180 49.240 42.736 13.21

12 505 13 180 44.120 38.383 13.00

Cả

năm 13.155

Hình 3.1: Sơ đồ mặt bằng lưới điện TBA Kim Định 1

Các giải pháp làm giảm tổn thất điện năng cho lộ 1 TBA Kim Định 1 :

Không để quá tải đường dây và MBA

Theo dõi các thông số vận hành lưới điện, tình hình tăng trưởng của phụ tải để có kế hoạch vận hành, cải tạo lưới điện hợp lý không để quá tải đường dây và MBA. Qua kết quả đo tải hàng quý, sau khi tổng hợp số liệu đo tải chúng ta sẽ tính toán và so sánh với thông số định mức của dây dẫn, của MBA để đánh giá tình hình mang tải. Từ đó quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp dây dẫn, nâng cấp MBA hoặc cấy thêm trạm biến áp.

Thực hiện hoán chuyển MBA non tải, đầy tải một cách hợp lý:

- MBA< 30%.

- MBA có tải từ 30% đến 50%.

- MBA có tải > 80% nhưng < hơn 100%.

- MBA có tải > hơn 100%.

Sau đó chúng ta lập kế hoạch hoán chuyển MBA, ưu tiên hoán chuyển trước các MBA

<30% và > hơn 100%.

Không để các MBA vận hành lệch pha:

Hàng tháng phải thực hiện đo tải từng pha của từng MBA Đo dòng Ia,Ib Ic của MBA so sánh dòng In bằng cách lấy (Ia+Ib+Ic)/3. Nếu kết quả In > hơn 15% so với trung bình cộng dòng 3 pha thì phải thực hiện cân pha.

Đảm bảo vận hành phương thức tối ưu:

- Thường xuyên tính toán kiểm tra đảm bảo phương thức vận hành tối ưu trên lưới điện, đặc biệt lưu ý tính toán cụ thể cho lưới có phụ tải tập trung.

- Đảm bảo duy trì trong giới hạn cao cho phép theo quy định hiện hành và khả năng chịu đựng của thiết bị. Các TBA phân phối cần phải nâng điện áp đầu cực lên 5% so với điện áp định mức. Duy trì điện áp thanh cái 35 kV ở các trạm truyền tải ở mức quy định.

Lắp đặt và tối ưu tụ bù công suất phản kháng:

Đối với phụ tải khách hàng có công suất từ 80 kW trở lên hoặc dung lượng trạm từ 100 kVA trở lên phải yêu cầu khách hàng lắp đặt tụ bù COSφ.

Duy trì thường xuyên công tác kiểm tra:

Định kỳ, đột xuất ngày đêm, kịp thời phát hiện các khiếm khuyết, tồn tại của lưới điện đồng thời có phương án xử lý kịp thời nhằm giảm tổn thất điện năng.

Thực hiện tốt công tác kỹ thuật vận hành:

Đảm bảo lưới điện không bị sự cố để duy trì kết dây cơ bản có TTĐN thấp.

Thực hiện vận hành kinh tế TBA:

dùng mà tính chất phụ tải hoạt động theo mùa vụ (Trạm bơm thủy nông) ngoài thời gian sản xuất chỉ phuc vụ cho nhu cầu sinh hoạt thì:

- Vận động khách hàng lắp thêm trạm biến áp công suất phù hợp nhu cầu Sx mùa vụ.

- Cấp điện chiếu sáng văn phòng từ lưới công cộng để cắt điện TBA chuyên dùng khi hết mùa vụ.

Từng bước loại dần các thiết bị không tin cậy:

Hiệu suất thấp, tổn thất cao, đối với MBA của khách hàng yêu cầu lắp đặt theo đúng công suất sự dụng, không để MBA vận hành non tải.

Tính toán và quản lý TTĐN kỹ thuật:

thực hiện tính toán TTĐN kỹ thuật của từng TBA, từng lộ đường dây, từng khu vực quản lý, đánh giá và đề ra các biện pháp giảm TTĐN phù hợp.

Phương án thay đổi kết dây giảm tổn thất:

Thay đổi kết dây TBA Kim Định 1

- Ta có lộ đường dây từ TBA Kim Định 1 đến các hộ phụ tải xóm 6,7,8 là dây Al 4x50mm2 dòng điện đo vào giờ cao điểm I =230A, thường xuyên khiến dây bị quá tải gây ra tổn thất lớn.

- Vì thế ta kéo bổ sung xuất tuyến lộ từ TBA Hồi Ninh 6 (trạm lân cận) đến các hộ phụ tải xóm 6,7,8 ở TBA Kim Định 1 bằng dây AXLPE 4x50mm2

Tổn thất tính toán khi thay đổi lại kết dây :

Bảng 3.4 : Tổn thất khi thay đổi lại kết dây

Tháng

Tổng số KH Công

suất

Điện năng

1fa 3fa Đầu Nguồn Thương

phẩm

Tổn thất (%)

1 505 13 180 40.600 35.578 12.37

2 386 13 180 46.160 41.309 10.51

3 386 13 180 39.640 35.508 10.42

4 395 13 180 42640 38.499 9.71

5 395 13 180 41.560 37.313 10.22

7 413 13 180 45.450 40.846 10.13

8 425 13 180 52.640 47.585 9.6

9 425 13 180 52.450 48.178 8.14

10 430 13 180 49.321 45.005 8.75

11 416 13 180 45.158 40.98 9.25

12 405 13 180 42.178 38.335 9.11

Lũy kế 1

năm 9.96

So sánh với

thực tế giảm 3.195

* So sánh được và mất thay đổi kết dây và chưa kết dây:

+Về mặt kinh doanh:

-Tổn thất giảm được từ 13,155% xuống 9,96%

+Về mặt kỹ thuật:

- Chống quá tải cho xuất tuyến và đường dây lộ 1 của TBA Kim Định 1.

- Nâng cao chất lượng điện áp khu vực xóm 6,7,8 xã Kim Định không bị sụt áp

Như vậy mức giảm tổn thất điện năng kỹ thuật trên đường dây là 3,195%/năm tương đương với 80866 (kWh)/năm)

Với giá mua điện bình quân của Công ty trong năm 2015 là: 965844 (VNĐ/kWh), ta có số tiền tiết kiệm được trong 1 năm sau khi nâng cấp cho đường dây là:

TK = ATK

× Giá mua điện bình quân năm 2015

= 80866 (kWh) × 965844 (VNĐ/kWh) = 7,8 x 1010 (VNĐ) Phân tích dòng tiền, tính toán hiệu quả đầu tư của dự án :

Dự án nâng cấp đường dây dự tính có tuổi thọ là 10 năm.

Hệ số chiết khấu là i = 10%/năm.

Bảng 3.7: Chi phí thực hiện dự án Chi phí Chiều dài dây

dẫn (km)

Đơn giá (10 3 đồng /m)

Tổng chi phí (105 đồng) Dây dẫn Al

4x50mm2 3 26 78

Nhân công 3 10 30

Máy thi công 3 5 15

Chi phí khác 5 5

Tổng 128

Tính giá trị hiện tại thuần của dự án:

NPV = 497014.5 (triệu VNĐ)

Ta thấy NPV >0. Như vậy giải pháp khả thi.

Vậy thời gian hoàn vốn đơn của phương án sẽ là: Thv = VDT

TK =1,6 (năm) 3.2.3. Các biện pháp quản lý

3.2.3.1. Công tác giao tiếp khách hàng

- Thực hiện đúng quy định về trang phục công tác, đeo thẻ nghiệp vụ. Thực hiện đúng nguyên tắc khi giao tiếp: luôn thể hiện sự tôn trọng, lịch sự, bình đẳng trong giao tiếp với khách hàng, không uống rượu, bia trước và trong khi làm nhiệm vụ. Không dùng từ ngữ, cử chỉ thiếu văn minh, đe doạ, cửa quyền với khách hàng.

- Các đơn vị đặc biệt là các chi nhánh điện thường xuyên quán triệt CBCNV trong đơn vị thực hiện đúng quy định trong quy trình giao tiếp khách hàng, thực hiện đúng nguyên tắc khi giao tiếp: tôn trọng - lịch sự - bình đẳng với khách hàng, đúng chỉ đạo về nâng cao trình độ và ý thức trách nhiệm trong giao tiếp khách hàng. Để thông báo nhanh và không bỏ sót khách hàng:

các chi nhánh điện cần lập danh sách khách hàng (theo thứ tự ưu tiên, từ khách hàng quan trọng, khách hàng lớn trước) có số điện thoại liên lạc được 24/24h theo từng lộ đường dây, giúp cho người trực điều độ chi nhánh điện bớt những thao tác không cần thiết, thông tin nhanh đến

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI ĐIỆN LỰC KIM SƠN (Trang 74 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w