CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG VÀ
1.2. Tổn thất điện năng
1.2.2. Phân loại tổn thất điện năng
Trong quá trình sản xuất, tổn thất điện năng được chia ra thành 3 quá trình:
• Tổn thất trong quá trình phát điện
• Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng
• Tổn thất trong quá trình tiêu thụ điện năng
Và trong mỗi quá trình đó tồn tại 2 dang tổn thất: tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại.
Hình 1.2: Phân loại tổn thất điện năng
• Tổn thất trong quá trình phát điện: là lượng điện năng tiêu hao ngay tại nhà máy điện, phục vụ cho quá trình sản xuất. Được xác định bởi lượng chênh lệch điện năng phát ra từ nhà máy phát điện với điện năng đưa lên lưới truyền tải.
• Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng: là lượng điện năng tiêu hao trong quá trình truyền tải điện nnawng từ nơi sản xuất tới hộ tiêu thụ điện. Đây là do nguyên nhân khách quan (các yếu tố tự nhiên, môi trường, kỹ thuật và công nghệ…) và nguyên nhân chủ quan (công tác quản lý vận hành hệ thống điện) gây ra.
• Tổn thất điện năng trong quá trình tiêu thụ điện năng: do tổn thất không tải của trạm biến áp công cộng trong giờ thấp điểm, các vi phạm trong sử dụng điện của người tiêu dùng…Vấn đề này phụ thuộc vào mức độ hiện đại, tiên tiến của thiết bị điện, trình độ và ý thức sử dụng điện của người tiêu dùng.
1.2.2.1. Tổn thất trong quá trình phát điện a. Tổn thất kỹ thuật
Trong quá trình phát điện tổn thất trong các máy biến áp, trong hệ thống đường dây trong trạm phân phối điện, trong các thiết bị đo đếm điện và trong một số thiết bị khác của nhà máy. Để giảm tổn thất kỹ thuật trong khâu phát điện cần chú trọng giảm tổn thất trong các máy biến áp. Trong máy biến áp tất nhiên cần có một lượng điện năng nhất định hao hụt nhằm phục vụ quá trình công nghệ của máy. Nhưng với mỗi công nghệ, mỗi đầu ra, đầu vào của máy biến áp mà ta cần dùng máy cho hợp lý cũng như cần thực hiện các công tác duy tu bảo dưỡng theo đúng yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo vận hành tốt cũng như giảm tổn thất đến mức tối thiểu.
b. Tổn thất thương mại
Ngoài việc tổn thất trong khâu phát điện là do các yếu tố kỹ thuật thì bên cạnh đó cũng bao gồm các yếu tố phi kỹ thuật như: hệ thống máy móc không đồng bộ, sự sai lệch của các thiết bị đo đếm cũng như ảnh hưởng của thời tiết, của con người cũng tác động làm hao hụt điện năng.
1.2.2.2. Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng a. Tổn thất kỹ thuật
Tổn thất kỹ thuật là số lượng điện năng bị mất mát, hao hụt trên đường dây trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng từ nguồn đến nơi tiêu thụ, bao gồm tổn thất trên đường dây, trong máy biến áp, trong các công tơ điện.
Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy điện đến các hộ tiêu thụ điện, đã diễn ra một quá trình vật lý là dòng điện khi đi qua máy biến áp, dây dẫn và các thiết bị trên hệ thống lưới điện đã làm nóng máy biến áp, đường dây và các thiết bị điện dẫn đến làm tiêu hao điện năng.
Đường dây dẫn điện cao áp từ 110kV trở lên có tổn thất vầng quang. Dòng điện qua cáp ngầm, tụ điện còn có tổn thất do điện môi, đường dây dẫn điện đi song song với đường dây khác nhau như dây chống sét, dây thông tin,… có tổn thất tiêu hao điện năng do hỗ cảm.
Tổn thất kỹ thuật nhiều hay ít phụ thuộc vào công nghệ sản xuất truyền tải điện.
Thực tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, những cơ sở sản xuất kinh doanh nếu có trình độ quản lý tốt sẽ tránh được tình trạng hao phí thất thoát. Nhưng trong lĩnh vực quản lý kinh doanh điện năng thì đây là một phần tổn thất tất yếu phải có, không thể tránh khỏi vì phải có một lượng điện năng phục vụ cho việc truyền tải điện. Chúng ta có thể giảm lượng tổn thất này bằng cách đầu tư công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hơn, cao hơn nhưng không thể giảm tới 0. Ở mỗi trình độ kỹ thuật nhất định, lượng tổn thất có thể giảm tới một lượng tối thiểu để đảm bảo công nghệ truyền tải. Thông thường, trong tổng lượng điện năng tiêu thụ trong truyền tải gồm khoảng 65% tổn thất trên đường dây, 30% trong máy biến áp, 5% nằm trong các phần tử còn lại của mạng (cuộn điện kháng, thiết bị bù, thiết bị đo lường…)
b. Tổn thất thương mại
Tổn thất điện năng phi kỹ thuật là do tình trạng vi phạm khi sử dụng điện như: lấy cắp điện dưới nhiều hình thức (câu móc điện trực tiếp, tác động làm sai lệch mạch đo đếm điện năng, gây hư hỏng, chết cháy công tơ, các thiết bị mạch đo lường…). Do chủ
quan của người quản lý khu TU, TI mất pha, công tơ chết cháy không xử lý thay thế kịp thời, bỏ sót hoặc ghi sai chỉ số; do không thực hiện đúng chu kỳ kiểm định và thay thế công tơ định kỳ; đấu nhầm, đấu sai sơ đồ đấu dây… dẫn đến điện năng bán cho khách hàng đo được qua hệ thống đo đếm thấp hơn lượng điện năng khách hàng sử dụng.
1.2.2.3. Tổn thất trong quá trình tiêu thụ điện
a. Tổn thất kỹ thuật
Trong quá trình tiêu thụ điện năng thì tổn thất điện năng do một số nguyên nhân: sử dụng non tải thiết bị điện, sử dụng dây dẫn không đạt yêu cầu (dây dẫn có tiết diện không đủ lớn), tai các mối nối dây không đảm bảo kỹ thuật hay cách điện không đảm bảo trên các dây dẫn cũng dẫn đến tổn thất. Ngoài ra, phụ tải cách xa nguồn cũng gây ra tổn thất đáng kể trên dây dẫn.
b. Tổn thất thương mại
Mức độ tổn thất trong quá trình tiêu thụ phụ thuộc vào khả năng sử dụng, điều kiện trang thiết bị sử dụng điện ở các hộ tiêu thụ điện. Nguyên nhân gây ra tổn thất thương mại ở khâu này là do việc sử dụng điện không hợp lý của các đối tượng sử dụng điện.
Ăn cắp điện của một số đối tượng cũng như việc cố tình làm sai lệch công tơ đo đếm.
Tất cả mọi tổn thất đều diễn ra sau công tơ điện, nên các hộ tiêu thụ điện cần biết rõ nguyên nhân để giảm tổn thất bằng cách chọn phương thức sử dụng hợp lý, tiết kiệm nhưng lại có hiệu quả nhất, trước tiên phải nắm được nguyên nhân gây tổn thất, xác định được vị trí, khâu nào thất thoát, từ đó có được phương pháp xử lý hiệu quả nhất.
Ngoài ra cũng cần phải nâng cao ý thức sử dụng điện cho người dân.