CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG VÀ
1.2. Tổn thất điện năng
1.2.4. Ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng
Giảm được tổn thất điện năng tức là giảm được nhiên liệu tiêu hao.Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện đời sống nhân dân, góp phần vào việc giảm chi cho toàn bộ quá trình sản xuất, tạo điều hiện hạ giá thành bán điện cho các hộ dùng điện, kích thích tiêu dùng.
Đối với các hộ sử dụng điện để sản xuất, giá điện giảm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thêm thu nhập thực tế. Các sản phẩm hàng hoá được kích thích tiêu dùng hơn do giá bán thấp, sức mua tăng lên.
Đối với Nhà nước, tổn thất điện năng giảm, ngành điện tiêu thụ được nhiều điện, có lợi nhuận nên Nhà nước không phải bù lỗ, Ngân sách Nhà nước được sử dụng đầu tư vào các công việc có ích khác, tạo sự phát triển đồng đều cho xã hội. Theo EVN, năm 2003 Việt Nam giảm được 1% điện năng tổn thất đã tiết kiệm được 237.400 MW tương ứng với gần 179 tỷ đồng (tổng sản lượng điện phát năm 2003 là 7,2 tỷ kWh).
Người dân, hộ sử dụng điện được dùng điện với giá thấp, chất lượng cao: điện áp cố định, tần số ổn định do hệ thống điện được đầu tư mới, không còn hiện tượng câu móc điện làm cho điện sử dụng bị sụt tải….nên độ bền của máy móc, thiết bị cao hơn.
Không còn xảy ra tình trạng tai nạn về điện đáng tiếc do vi phạm sử dụng điện, sự cố do điện gây ra: phóng điện, chập điện….
Việc giảm tổn thất điện năng có ý nghĩa rất lớn đối với toàn xã hội từ Nhà nước đến ngành điện, các hộ tiêu dùng. Chính vì lẽ đó nên tổn thất điện năng đã, đang và sẽ còn là vấn đề quan trọng, là mục tiêu số một của ngành điện cần được giải quyết.
1.2.5. Các phương pháp xác định tính toán tổn thất
Xác định lượng tổn thất điện năng sẽ là cơ sở để có những biện pháp điều chỉnh giảm lượng tổn thất, và việc xác định này cần sự trợ giúp của các thiết bị đo đếm.
1.2.5.1. Xác định tổn thất điện năng thông qua hệ thống công tơ đo đếm
Phương pháp xác định tổn thất điện năng thông dụng nhất là so sánh sản lượng điện đầu vào ở lưới và năng lượng tiêu thụ tại các phụ tải trong cùng khoảng thời gian.
Lượng tổn thất được xác định theo công tơ đo đếm:
∆A= AN - AG
∆A: Tổn thất điện năng trên lưới điện đang xét (kWh) AN: Tổng điện năng nhận vào lưới điện (kWh)
AG: Tổng điện năng giao từ lưới điện (kWh) Tỉ lệ tổn thất điện năng %∆A:
%∆A=
*100%
N
A A
∆
1.2.5.2. Xác định tổn thất điện năng qua tính toán tổn thất điện kỹ thuật.
Là tính toán tổn thất điện năng qua các thông số lưới điện và phương thức vận hành để nhận dạng tổn thất điện năng kỹ thuật của lưới điện thuộc phạm vi đơn vị quản lý.
a. Xác định tổn thất trong máy biến áp:
• Tổn thất công suất tác dụng trong MBA được xác định theo công thức:
Trong đó:
ΔPMBA: Tổn thất công suất tác dụng trong MBA (kW).
ΔP0, ΔPN: Tổn thất công suất không tải và ngắn mạch của MBA (kW).
Spt, Sđm : Công suất phụ tải và công suất định mức của MBA (kW).
• Tổn thất điện năng trong máy biến áp được xác định theo công thức:
Trong đó:
∆AMBA : Tổn thất điện năng trong MBA( kWh).
∆P0 : Tổn thất công suất tác dụng khi không tải (kW).
∆PN: Tổn thất công suất tác dụng khi ngắn mạch (kW).
τ: Thời gian hao tổn công suất cực đại (h). Được xác định bởi công thức:
Spt,Sđm: Công suất của phụ tải và công suất định mức của MBA (kVA).
Tmax: Thời gian vận hành với công suất cực đại (h).
t : Thời gian vận hành của máy biến áp trong 1 năm
b. Xác định tổn thất trên đường dây:
Tổn thất điện năng kỹ thuật trên đường dây được xác định theo công thức:
Trong đó:
∆Add: Điện năng tổn thất tính toán trên đường dây đang xét (kWh).
∆Pdd: Công suất hảo tổn trên đường dây đang xét (kWh).
R: Điện trở của đường dây (Ω), được xác định theo công thức:
: chiều dài đoạn đường dây đang xét (km) : tra bảng thông số của đường dây (Ω/km) : Thời gian tổn hao công suất cực đại (h) P : Công suất tác dụng của phụ tải (kVA) Q: Công suất phản kháng của phụ tải (kVAr)
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 đã trình bày rất cụ thể về tổn thất điện năng cũng như những khái niệm về điện năng nói chung. Trong hệ thống năng lượng, điện năng vừa là năng lượng sơ cấp và năng lượng thứ cấp. Đặc tính nổi bật của điện năng là dạng năng lượng không dự trữ được vì vậy việc sản xuất điện năng luôn phải tương thích với nhu cầu phụ tải, đồng thời công tác sản xuất kinh doanh điện năng cũng mang đặc thù rất khác biệt với các loại hình kinh doanh hàng hóa khác.
Điện năng là năng lợng đầu vào của hầu hết các ngành công nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giảm bớt tệ nạn xã hội cũng như giúp người dân tiếp cận với công nghệ khoa học tiên tiến trên thế giới. Tổn thất điện năng bao gồm hai dạng đó là tổn thất kỹ thuật và tổn thất phi kỹ thuật (còn gọi là tổn thất thương mại). Tổn thất kỹ thuật chính là phần điện năng hao hụt về mặt kỹ thuật hay còn coi nó chính là chi phí vận hành trong hệ thống điện. Nhưng tổn thất thương mại lại là phần tổn thất của hệ thống do nguyên nhân khách quan tác động như thời tiết và yếu tố chủ quan của con người trong quá trình vận hành hệ thống.
Tổn thất điện năng luôn tồn tại, tổn thất kỹ thuật phụ thuộc vào trình độ quản lý vận hành cũng như cơ sở hạ tầng lưới điện, trong khi đó tổn thất thương mại lại hoàn toàn có thể giảm được đến mức tối đa. Việc giảm tổn thất điện năng có ý nghĩa rất lớn đối
với toàn xã hội, vì vậy công tác giảm tổn thất điện năng luôn là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết của toàn nghành điện cũng như người sử dụng điện.