Điện năng là sản phẩm của ngành điện, tồn tại dưới dạng năng lượng, không có hình thái vật chất cụ thể. Đây là một loại hàng hóa đặc biệt, với đặc thù là sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời, các hoạt động điện lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống điện thống nhất nên mang tính độc quyền cao. Khi tiêu thụ, điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác như nhiệt năng, hóa năng, cơ năng, quang năng…đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của mọi người trong
xã hội. Trong quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ, điện năng có một số tính chất đặc thù sau:
- Điện năng sản xuất ra không tích trữ được. Vì vậy tại mọi thời điểm luôn phải đảm bảo cân bằng giữa lượng điện sản xuất ra với lượng điện tiêu thụ có tính đến cả tổn thất do truyền tải.
- Các quá trình về điện xảy ra rất nhanh. Vì vậy nếu xảy ra tổn thất thì sẽ rất nhanh và gây ra hậu quả rất lớn.
- Công nghiệp Điện lực có quan hệ chặt chẽ đến nhiều ngành kinh tế quốc dân như luyện kim, hóa chất, khai thác mỏ, công nghiệp nhẹ, dân dụng…Nó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và là động lực tăng năng suất lao động.
- Việc sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng luôn được thực hiện thống nhất trong khuôn khổ hệ thống điện. Hệ thống điện bao gồm các khâu: phát điện, truyền tải, phân phối, cung cấp điện tới hộ tiêu thụ sử dụng điện, chúng được thực hiện bởi các nhà máy điện, trạm phát điện và các thiết bị dùng điện khác nhau. Đây là một quá trình liên tục, thống nhất và có tính đồng bộ cao, nếu có một bộ phận bị trục trặc thì cả quá trình sẽ bị gián đoạn hoặc ngưng trệ.
1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý kinh doanh điện năng
Để hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động kinh doanh điện năng của, chúng ta cần tiến hành phân tích các chỉ tiêu :
Cơ cấu lao động
Năng suất lao động
Điện thương phẩm
Chỉ tiêu về doanh thu
Giá bán điện bình quân
Tổn thất điện năng.
Cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động có thể hiểu là một phạm trù kinh tế tổng hợp, thể hiện tỷ lệ của từng bộ phận lao động nào đó chiếm trong tổng số, hoặc thể hiện sự so sánh của bộ phận lao động này so với bộ phận lao động khác. Cơ cấu lao động thường được dùng phổ biến là:
• Cơ cấu lao động chia theo giới tính, độ tuổi.
• Cơ cấu lao động chia theo trình độ văn hóa chuyên môn kĩ thuật.
Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi tăng, giảm của từng bộ phận trong tổng số lao động, theo một không gian và khoảng thời gian nào đó. Như vậy, chuyển
dịch cơ cấu lao động là một khái niệm nêu ra trong một không gian và thời gian nhất định, làm thay đổi chất lượng lao động.
Năng suất lao động
Định nghĩa:
Năng suất lao động là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao động để sản xuất ra nó. Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới sức cạnh tranh, đặc biệt, năng suất lao động lại phản ánh yếu tố chất lượng người lao động - yếu tố cốt lõi của sự phát triển trong sự cạnh tranh toàn cầu, sự phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức hiện nay.
Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất của lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm, lượng giá trị sử dụng (hay lượng giá trị) được tạo ra trong một đơn vị thời gian, hay đo bằng lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất, hay của một phương thức sản xuất. Năng suất lao động được quyết định bởi nhiều nhân tố, như trình độ thành thạo của người lao động, trình độ phát triển khoa học và áp dụng công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên.
Năng suất lao động trong kinh doanh điện năng:
+ Năng suất lao động thường được định nghĩa là tổng sản lượng điện năng thương phẩm trên một đơn vị người lao động làm việc.
Năng suất lao động bình quân được tính bằng công thức sau:
ANS = Trong đó:
ANS - Năng suất lao động bình quân ( Tr.kWh/người) ĐTP- Điện năng thương phẩm (Tr.kWh)
CLĐ - Số lao động (người)
Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động
- Trình độ của người lao động: trình độ văn hóa, chuyên môn, sức khỏe...
Trình độ của người lao động là yếu tố quyết định lớn tới năng suất lao động.
Người lao động có trình độ chuyên môn cao, nhanh nhẹn trong công việc, khéo léo, sức khỏe tốt thì sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động.
- Sự phát triển của khoa học kĩ thuật và trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật.
Việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào sản xuất giúp giảm thời gian cũng như công sức của con người, giảm số lao động đồng thời sẽ tạo ra nhiều sản lượng dẫn đến tăng năng suất.
- Trình độ quản lý và phân công lao động
Người quản lý tốt, biết cách nhìn nhận quản lý công nhân viên và phân công lao động hợp lý phù hợp với trình độ của người lao động vừa tiết kiệm thời gian, chi phímà nâng cao được nâng suất lao động.
- Hiệu quả của tư liệu sản xuất
Tư liệu sản xuất là bất kì công cụ nào giúp người lao động biến nguyên liệu thành vật thể hữu dụng bao gồm tư liệu hữu hình và tư liệu vô hình. Sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và cải thiện kinh tế.
- Các yếu tố khác như: tâm lý, điều kiện tự nhiên...
Khi người lao động có động lực thúc đẩy thì họ sẽ làm việc hiệu quả hơn. Môi trường làm việc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động. Môi trường làm việc an toàn, không bị ô nhiễm thì người lao động sẽ an tâm làm việc, tập trung sản xuất thì năng suất lao động sẽ tăng lên. Ngược lại điều kiện làm việc không tốt dẫn đến áp lực, căng thẳng cho người lao động từ đó năng suất lao động cũng bị giảm sút.
Chỉ tiêu điện thương phẩm
Điện năng thương phẩm trong kỳ ( tháng, quý, năm ) là tổng điện năng bán cho toàn bộ khách hàng của đơn vị trong kỳ đó.
=
Trong đó: : Sản lượng điện thương phẩm : Điện năng thương phẩm từng hộ tiêu thụ
Yếu tố chính quyết định thành công của doanh nghiệp kinh doanh điện năng chính là điện năng thương phẩm.Từ trước tới nay, chỉ tiêu này thường được đánh giá
bằng cách so sánh điện năng thương phẩm thực tế với kế hoạch được giao của đơn vị.Vì chỉ tiêu này phản ánh gần như hoàn toàn kết quả kinh doanh của điện lực cũng như tình hình tiêu thụ điện năng của điện lực.Nếu chỉ tiêu này cao thì chứng tỏ doanh nghiệp làm việc không hiệu quả, nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả có khả năng thua lỗ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu điện năng thương phẩm như: sự cố, cắt điện để thực hiện sửa chữa, cắt điện do quá tải... Trong khoảng thời gian xảy ra các trường hợp sự cố, cắt điện để thực hiện sửa chữa, cắt điện do quá tải sẽ không có điện cung ứng cho các hộ tiêu thụ, cho nên làm mất đi một sản lượng điện thương phẩm chính bằng sản lượng điện mà các hộ sử dụng điện tiêu thụ trong khoảng thời gian đó. Cho nên, nếu doanh nghiệp làm giảm được yếu tố này sẽ nâng cao chất lượng điện năng thương phẩm, phục vụ khách hàng được tốt hơn, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Sản lượng điện thương phẩm phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng điện của khách hàng, và số liệu về sản lượng điện thương phẩm có được bằng cách tổng hợp số liệu công tơ tại các hộ tiêu thụ.
Phương pháp phân tích chỉ tiêu điện thương phẩm:
So với chỉ tiêu kế hoạch:
TP
CT TH 100%
Đ =KH× Với:
- TH là tổng lượng điện thương phẩm thực tế trong năm.
- KH là lượng điện thương phẩm Tổng công ty Điện lực Nghệ An giao đầu năm.
Khi đó sẽ xảy ra 1 trong 3 trường hợp sau:
CTĐTP < 100% : Không đạt được kế hoạch đề ra.
CTĐTP = 100%: Đạt được kế hoạch đề ra.
CTĐTP > 100%: Vượt kế hoạch đề ra (khi đó doanh thu sẽ tăng do lượng điện thương phẩm bán ra nhiều hơn).
So với cùng kỳ năm trước:
TP
CT TH 100%
Đ =KT×
Với:
- TH là tổng lượng điện điện năng bán được trong kỳ đang xét, - KT là tổng lượng điện năng bán được cùng kỳ năm trước.
CTĐTP < 100%: lượng điện năng thương phẩm không đạt được so với kỳ trước.
CTĐTP = 100%: lượng điện năng thương phẩm đạt được đúng bằng so năm trước.
CTĐTP > 100%: lượng điện năng thương phẩm đạt được kết quả vượt so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ tiêu tổn thất điện năng
Tổn thất điện năng hiểu theo cách đơn giản nhất là phần bị mất đi trong quá trình sản xuất, truyền tải và tiêu thụ.
Tổn thất điện năng trên hệ thống điện là lượng điện năng tiêu hao cho quá trình truyền tải và phân phối điện từ thanh cái các nhà máy điện qua hệ thống lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối đến các hộ sử dụng điện.Chính vì vậy, tổn thất điện năng còn được định nghĩa là điện năng dùng để truyền tải và phân phối điện.
Hiệu số giữa tổng lượng điện năng do các nhà máy điện phát ra với tổng lượng điện năng các hộ tiêu thụ nhận được trong cùng một khoảng thời gian được xem là mất mát (tổn thất) điện năng trong hệ thống truyền tải.
Lượng điện tổn thất được tính bằng công thức:
DN TP
A A A
∆ = −
Trong đó:
∆A: Lượng điện bị tổn thất trong quá trình truyền tải, tính từ nguồn phát đến các hộ tiêu thụ( đơn vị kWh)
ADN: Sản lượng điện đầu nguồn (đơn vị: kWh)
ATP: Sản lượng điện thương phẩm thực hiện bán cho các hộ dùng điện (kWh).
Lượng điện năng tổn thất xác định mức độ tổn thất điện năng dưới dạng số tuyệt đối.Nó được xác định bằng số kWh điện chênh lệch giữa tổng sản lượng điện nhận và tổng lượng điện thương phẩm, bán cho khách hàng dùng điện trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Đây là sản lượng điện do các nhà máy điện sản xuất ra cung cấp cho lưới điện (sau khi đã trừ đi sản lượng điện bán ra hàng tháng) và được
xác định trên công tơ đầu nguồn của các công ty truyền tải hiện nay của các công ty Điện lực.
Lượng điện năng tổn thất cho chúng ta thấy quy mô của tổn thất điện năng là cơ sở để xác định giá trị của tổn thất điện năng.
Mức tổn thất điện năng về mặt giá trị được tính bằng lượng điện bị tổn thất về mặt hiện vật nhân với giá bán điện bình quân của 1kWh điện trong khoảng thời gian đó:
G = Pbq × ∆ A
Trong đó:
G: Giá trị điện năng bị tổn thất (đơn vị: đồng)
∆A: Lượng điện năng bị tổn thất (đơn vị: kWh) Pbq: Giá bán điện bình quân 1kWh (đơnvị: đồng)
Tổn thất điện năng là lượng tổn thất trong tất cả các khâu từ khâu sản xuất (phát điện), truyền tải, phân phối điện (quá trình lưu thông) đến khâu tiêu thụ.
Tỷ lệ tổn thất điện năng:Xác định mức độ tổn thất điện năng ở dạng số tương đối. Nó được xác định bằng tỷ số % giữa lượng điện năng tổn thất và tổng sản lượng điện trong cùng một khoảng thời gian nhất định.
Trong đó:
: Tỷ lệ tổn thất điện năng (%)
∆A: Lượng điện bị tổn thất trong quá trình truyền tải, tính từ nguồn phát đến các hộ tiêu thụ( đơn vị kWh)
ADN: Điện nhận đầu nguồn có tổn thất (kWh)
Tỷ lệ tổn thất điện năng phản ảnh mức độ tiêu hao, thất thoát điện năng trong quá trình truyền tải, phân phối so với sản lượng điện đầu nguồn nhận vào lưới điện.Nó cho thấy với 1kWh điện đầu nguồn (mua vào) thì trong quá trình truyền tải, phân phối sẽ bị tổn thất bao nhiêu và bán ra cho khách hàng được bao nhiêu kWh.
Tỷ lệ tổn thất điện năng là một chỉ tiêu đặc biệt quan trong phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện, các doanh nghiệp này luôn phấn đấu tìm mọi biện pháp và đặt mục tiêu giảm tổn thất điện năng là nhiệm vụ hàng đầu.
Phân loại tổn thất điện năng
Tổn thất điện năng trong truyền tải và phân phối được phân chia thành hai loại cơ bản là tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại.
- Tổn thất kỹ thuật
Điện năng được sản xuất ra từ các nhà máy điện, muốn tải đến hệ tiêu thụ phải qua hệ thống lưới điện cao áp, trung áp, xuống hạ áp (hệ thống điện bao gồm máy biến áp đường dây và các thiết bị điện khác). Trong quá trình truyền tải đó, dòng điện tiêu hao một lượng nhất định khi qua máy biến áp, qua điện trở dây dẫn và mối nối dây dẫn làm phát nóng dây, qua các thiết bị điện, thiệt bị đo lường, công tơ điện gây tổn thất điện năng.
Tổn thất điện năng kỹ thuật là tất yếu trong quá trình truyền tải điện từ nhà máy phát điện qua hệ thống lưới điện cao hạ áp đến các hộ sử dụng điện. Mức độ tổn thất điện năng lớn hay nhỏ tùy thuộc vào cấu trúc lưới điện, chất lượng thiết bị, chất lượng đường dây tải điện và phương thức vận hành hệ thống điện.
Tổn hao điện năng của quá trình truyền tải điện năng do các hiện tượng vật lý gây ra, vì vậy tổn thất điện năng kỹ thuật luôn tồn tại trong hệ thống điện.
- Tổn thất thương mại
Tổn thất điện năng thương mại hay còn gọi là tổn thất điện năng phi kỹ thuật do tình trạng vi phạm trong sử dụng điện như: lấy cắp điện dưới nhiều hình thức (câu móc điện trực tiếp, tác động làm sai lệch mạch đo đếm điện năng, gây hư hỏng, chết cháy công tơ…); do chủ quan của người quản lý khi công tơ hỏng không thay thế kịp thời, bỏ sót hoặc ghi sai chỉ số; do không thực hiện đúng chu kỳ kiểm định và thay thế công tơ định kỳ theo quy định của nhà nước. Tổn thất thương mại không định lượng được song cũng có tác động không nhỏ đến hệ thống, làm gia tăng tỷ lệ tổn thất điện năng chung.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng:
- Nhân tố khách quan.
Hệ thống điện của nước ta phần lớn là nằm ở ngoài trời, do đó tất yếu sẽ chịu ảnh rất lớn của điều kiện tự nhiên. Sự thay đổi, biến động của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới sự tổn thất điện năng của ngành điện. Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nên độ ẩm tương đối cao, nắng lắm mưa nhiều đã gây không ít khó khăn cho việc bảo dưỡng thiết bị và vận hành lưới điện. Các đường dây tải điện và máy biến áp đều được cấu thành từ kim loại nên độ ẩm cao làm cho kim loại nhanh bị ô xi hoá và như vậy dẫn đến hiện tượng máy biến áp và dây tải điện sử dụng không hiệu quả nữa, lượng điện bị hao tổn.
- Nhân tố chủ quan.
Công nghệ trình độ kỹ thuật:
Công nghệ trình độ kỹ thuật của máy móc thiết bị trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng càng cao thì sự cố càng ít xảy ra, và có thể tự ngắt khi sự cố xảy ra,… dẫn đến lượng điện tổn hao càng ít. Ngược lại thì lượng điện tổn thất sẽ lớn. Sự lạc hậu về thiết bị công nghệ: hệ thống điện chắp vá, tận dụng, chưa đồng bộ chưa hoàn chỉnh, sự cọc cạch trong hệ thống như với đủ mọi dây dẫn tận dụng khác nhau,…
Các bộ phận của hệ thống điện, với cùng thời gian sẽ bị lão hóa. Thêm vào đó sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ kéo theo sự tiên tiến, hiện đại hóa của thiết bị máy móc mọi lĩnh vực, kích thích tiêu dùng năng lượng nhiều hơn. Vì vậy nếu không quản lý, bảo dưỡng giám sát đổi mới công nghệ truyền tải sẽ dẫn đến tổn thất lớn. Những MBA của thế hệ cũ không đáp ứng được nhu cầu tải điện trong giai đoạn hiện nay, xuất hiện tình trạng máy bị quá tải hoặc non tải, dây dẫn không có tiết diện đủ lớn để truyền tải dẫn đến tình trạng quá tải đường dây; công tơ cũ lạc hậu không hiển thị rõ chỉ số, cấu tạo đơn giản làm cho người dùng dễ lấy cắp điện. Trong ngành điện sự đổi mới kỹ thuật không đồng bộ cũng sẽ dẫn đến tổn thất điện năng, lượng tổn thất vẫn bị tăng do chạy máy không tải và do một số trạm quá tải.
Tổ chức sản xuất kinh doanh:
Để quản lý tốt sản phẩm của mình trong đó có giảm lượng điện năng hao tổn thì việc tổ chức sản xuất hợp lý, tạo mối liên hệ cân đối, hài hoà giữa các bộ phận, phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ, tinh thần trách nhiệm cao với công việc là hết sức cần thiết. Tổ chức sản xuất kinh doanh không hợp lý tất yếu dẫn đến hoạt động của ngành kém chất lượng, điện cung cấp không đầy đủ cả về số lượng và chất lượng, hao tổn điện năng nhiều.
Quản lý khách hàng:
Ngành điện là ngành cơ sở hạ tầng, tạo nên động lực của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Điện năng là một loại sản phẩm hàng hoá đặc biệt quan trọng, gắn với đời sống hàng ngày của con người. Chính vì vậy, khách hàng tiêu thụ điện rất đa dạng, thuộc mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực, mọi miền và mọi vùng của quốc gia, từ khách hàng chỉ tiêu thụ 2-3 KWh/tháng đến những khách hàng tiêu thụ hàng triệu KWh/ tháng. Do khách hàng của ngành điện rất đa dạng và phong phú như vậy nên việc quản ký khách hàng đối với ngành điện là tương đối khó khăn. Quản lý khách hàng không tốt dẫn đến việc tổng điều tra và ký lại hợp đồng mua bán chưa đầy đủ, tên người sử dụng điện khác với tên người ký hợp đồng, địa chỉ không rõ ràng, gây nên hiện tượng thất thu