Mục tiêu và hiệu quả của sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường tài chính

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI: NHẬT BẢN, CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 30 - 31)

1. Mục tiêu của Chính phủ khi can thiệp vào thị trường tài chính: Khi can thiệp vào thị trường tài chính, Chính phủ muốn đạt được hai mục tiêu lớn:

1.1. Mục tiêu thứ nhất:

Chính phủ muốn làm cho các thị trường và định chế tài chính hoạt động tốt hơn. Nếu không có dịch vụ trung gian của các thị trường vốn thì các công ty sẽ phải dựa hoàn toàn vào lợi nhuận giữ lại để đầu tư và tỷ suất sinh lợi tư nhân biên tế từ đầu tư dự kiến của các công ty sẽ rất khác biệt nhau, đặc biệt là trong thời kỳ ngắn hạn. Khi các thị trường vốn hoạt động tốt, tỷ suất sinh lợi biên tế sẽ được cân bằng tại tất cả các ngành và các công ty. Hơn nữa, bằng cách phân tán và gộp chung rủi ro một cách phổ biến hơn, các thị trường vốn sẽ làm giảm mức chênh lệch rủi ro. Như vậy, các công ty thực hiện đầu tư với mức rủi ro lớn hơn và mức sinh lợi dự kiến cao hơn.

1.2. Mục tiêu thứ hai:

Ngoài mục tiêuu trên, Chính phủ còn muốn điều chỉnh cho đúng đắn mọi sự phân bổ sai lệch về nguồn lực có thể xảy ra.

2. Hiệu quả sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường tài chính

Chính phủ không chỉ thiết lập các ngân hàng phát triển mà còn hỗ trợ, đặc biệt là trong việc phát triển các nguồn vốn trong những năm đầu hoạt động của ngân hàng. Ví dụ, Chính phủ Nhật Bản ban đầu mua một tỷ lệ lớn trái phiếu do các ngân hàng tín dụng dài hạn tư nhân phát hành và là một chất xúc tác trong việc bảo đảm các ngân hàng tư nhân và định chế tài chính khác cũng mua những trái phiếu này. Nó cho phép các ngân hàng phát triển phát hành trái phiếu hay trái khoán dài hạn, với thị trường do chính phủ hỗ trợ thiết lập. Đặc quyền này đã giúp chỉnh sửa lại sự mất cân đối giữa cơ cấu kỳ hạn của tài sản và nợ ngân hàng, một vấn đề đã gây tai họa cho các ngân hàng thương mại. Hạn chế cạnh tranh cho phép các ngân hàng tín dụng dài hạn thu hút vốn đỡ tốn kém hơn. Chính phủ thậm chí còn đi xa hơn, khuyến khích các đơn vị của chính phủ và ngân hàng thương mại mua trái phiếu dài hạn, từ đó cho phép các ngân hàng phát triển thu hút được vốn ở mức lãi suất còn thấp hơn. Chính phủ Thái Lan cũng đã ban những đặc quyền tương tự cho các ngân hàng tín dụng dài hạn tư nhân của mình.

Tại sao chính phủ thiết lập cả ngân hàng phát triển nhà nước và tư nhân? Lợi thế chủ yếu của các ngân hàng phát triển tư nhân là chúng được tách xa hơn khỏi chính phủ, mặc dù chính phủ vẫn có ảnh hưởng đáng kể. Ví dụ, Ngân hàng Công nghiệp Nhật Bản có thể lựa chọn các dự án dựa theo các tiêu thức thương mại của riêng mình, nhưng nó phải lựa chọn các công ty trong phạm vị các ngành ưu tiên đã được chính phủ xác định. Ở đây có sự trao đổi được mất: mối liên kết giữa ngân hàng và chính phủ càng chặt chẽ thì chính phủ càng dễ tác động và khả năng các tiêu thức thương mại được sử dụng càng ít đi. Các ngân hàng phát triển tư nhân có thể

đáng tin cậy hơn trong việc thiết lập các tiêu thức thương mại cho các dự án đầu tư, nhưng sở hữu tư nhân tạo thêm một gánh nặng giám sát cho chính phủ để bảo vệ chống lại sự chiếm dụng trái phép hỗ trợ tài chính của chính phủ. Các ngân hàng phát triển tư nhân và nhà nước của Nhật Bản minh họa các hoạt động cho vay được chia xẻ như thế nào. Ngân hàng Công nghiệp do tư nhân sở hữu là tổ chức cho vay vốn dài hạn lớn cho các ngành công nghiệp mà không nhất thiết được chính phủ đẩy mạnh, và ngân hàng đã có được uy tín lớn trong phạm vi các ngành công nghiệp này. Mặt khác, Ngân hàng Phát triển Nhật Bản do chính phủ sở hữu tập trung hoạt động cho vay vào các ngành công nghiệp được nhận trợ giá nhiều nhất, như vận tải đường biển, khai thác mỏ, điện năng, và máy móc vận tải.

CHƯƠNG V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Phần lớn can thiệp vào khu vực tài chính của chính phủ các nước Đông Á là để sửa chữa các thất bại của thị trường. Những thất bại này thậm chí cũng xảy ra ở các nước công nghiệp, và chính phủ áp đặt kiểm soát rộng khắp để giải quyết các thất bại này. Thất bại của thị trường thường xảy ra nhiều hơn tại các nước đang phát triển, và khả năng sửa chữa chúng của chính phủ bị hạn chế hơn. Điều nổi bật là chính phủ các nước Đông Á đã thực hiện các chính sách (như quy định về thận trọng) tương tự như những chính sách thực thi ở những nước có trình độ công nghiệp cao hơn, và họ làm như vậy ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Hơn nữa, những phát kiến về kiểm soát này được tiến hành mà không có hiện tương lạm dụng quyền lực nhưng thường xảy ra đồng thời ở những nước khác. Các chính phủ Đông Á đã không thay thế thị trường và các lực lượng thị trường mà sử dụng và định hướng chúng. Các chương trình cho vay của chính phủ bổ sung cho hoat động cho vay tư nhân; chúng không thay thế hay loại bỏ nó. Mặc dù chính phủ thiết lập các ưu tiên để cho vay và hạn chế cấp vốn vay cho kinh doanh bất động sản và hàng tiêu dùng nhưng họ vẫn áp dụng các tiêu chuẩn thương mại.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI: NHẬT BẢN, CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w