Kiềm chế phát triển tài chính

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI: NHẬT BẢN, CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 26 - 27)

I. Sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường tài chính 1 Đẩy mạnh tiết kiệm

4. Kiềm chế phát triển tài chính

Một số nghiên cứu gần đây về thị trường tín dụng đã nhấn mạnh, tín dụng không được phân bổ bởi cơ chế đấu giá thậm chí ngay cả trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong một thế giới thông tin không cân xứng, các ngân hàng không phân bổ vốn vay cho người trả giá cao nhất mà lại cho người có vẻ có khả năng trả nợ cao

nhất. Thậm chí khi các tác động của sự lựa chọn ngược và khuyến khích gắn với lãi suất cao không tạo ra cơ chế phân phối tín dụng, các tác động này vẫn có nghĩa là kiềm chế tài chính ở mức độ vừa phải đối với lãi suất cho vay làm giảm tỷ lệ không trả nợ và làm tăng suất sinh lợi xã hội của hoạt động cho vay.

Kiềm chế tài chính cũng có thêm các lợi ích về phân bổ. Trong trường hợp lãi suất tiền gửi cao hơn được biểu hiện trong mức lãi suất cho vay cao hơn, kiềm chế tài chính tăng cường khả năng công ty có thể tăng vốn cổ phần của mình, và từ đó làm tăng mức đầu tư, khả năng và mức độ bằng lòng nhận rủi ro thận trọng. Trong trường hợp lãi suất tiền gửi thấp hơn không tạo ra lãi suất cho vay thấp hơn, kiềm chế tài chính tăng cường vốn cổ phần của ngân hàng, và từ đó làm tăng khả năng và mức độ bằng lòng của các ngân hàng trong việc thực hiện các khoản cho vay. Và vốn cổ phần của ngân hàng lớn hơn làm tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính. Một trong những lợi ích của hệ thống tài chính ổn định là tính chất đặc thù về tổ chức của thông tin: những thất bại của ngân hàng làm phá hủy thông tin mà có giá trị để bảo đảm sự phân bổ vốn có hiệu quả.

Kiềm chế tài chính cũng có những tác động khuyến khích. Lợi nhuận của ngân hàng cao hơn làm tăng giá trị bản quyền kinh doanh của ngân hàng, tạo ra các khuyến khích mạnh mẽ cho hành vi hoạt động thận trọng. Các cơ sở được lựa chọn phù hợp để phân bổ tín dụng khan hiếm cũng có thể tạo ra các khuyến khích mạnh mẽ về kết quả hoạt động. Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan, cạnh tranh để tiếp cận với tín dụng tạo ra suất sinh lợi biên tế cao đối với nỗ lực lớn hơn. Do giá trị mờ (shadow value) của việc tiếp cận với vốn ở mức cao, phần thưởng này là rất có giá trị.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI: NHẬT BẢN, CÁC NƯỚC ĐÔNG Á (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w