HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY GIẤY BÃI BẰNG

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY

2.4. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY GIẤY BÃI BẰNG

Vai trò của HTQLNL đối với mỗi đơn vị, tổ chức là:

- Cho phép quản lý hệ thống tiêu thụ năng lượng nhằm tiết kiệm chi phí năng lượng, giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng.

- Nâng cao nhận thức của người lao động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Xây dựng được kế hoạch và mục tiêu sử dụng năng lượng.

- Xây dựng được quy trình kiểm soát việc sử dụng năng lượng tại đơn vị từ đó giúp cả tiến liên tục hiệu quả năng lượng.

- Hỗ trợ các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường…

Từ những vai trò quan trọng như trên, ta thấy việc có được một hệ thống quản lý năng lượng trong một tổ chức là rất hữu ích. Để xây dựng hệ thống quản lý năng lượng, trước tiên chúng ta cần đánh giá được hiện trạng quản lý năng lượng của tổ chức. Mục tiêu chính là để thấy rõ hiện trạng quản lý năng lượng của tổ chức và xác định các lĩnh vực cần củng cố thêm để đảm bảo việc triển khai hệ thống quản lý năng lượng bền vững.

Để đánh giá thực trạng quản lý năng lượng của Nhà máy Giấy Bãi Bằng, em sử dụng theo ma trận quản lý năng lượng EMM (Energy Management Matrix).

Bảng 2. 11: Bảng câu hỏi và kết quả điều tra đánh giá hiện trạng quản lý năng lượng tại Nhà máy Giấy Bãi Bằng

TT Câu hỏi Trả lời Điểm

(0-4)

1 Chính sách năng lượng 2

1.1 Có chính sách năng lượng hay không? Chưa có 0

1.2 Có cam kết của lãnh đạo thực hiện TKNL chưa? Chưa có 0 1.3 Có kế hoạch thực hiện tiết kiệm năng lượng hàng năm và Có 1

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1 Page

năm năm chưa?

1.4 Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm

và hiệu quả không? Có 1

2 Cơ cấu tổ chức 1

2.1 Có ban quản lý năng lượng hay không? Chưa có 0

2.2 Có cán bộ quản lý năng lượng hay không? Có 1

2.3 Công tác QLNL có được đưa vào tất cả các cấp quản lý

của Nhà máy hay không? Không 0

2.4 Các đề xuất TKNL có được đề xuất và thực hiện từ cán

bộ QLNL hoặc ban QLNL không? Không 0

3 Động viên thúc đẩy 2

3.1 Có chính sách thưởng phạt trong việc sử dụng năng

lượng? Không 0

3.2 Có liên lạc chính thức giữa cán bộ quản lý năng lượng

với người sử dụng không? Có 1

3.3 Có xây dựng định mức tiêu hao năng lượng không? Có 1 3.4 Kênh thông tin chính thức về hoạt động tiết kiệm năng

lượng có được sử dụng thường xuyên không? không 0

4 Hệ thống theo dõi, giám sát và báo cáo 1

4.1 Có hệ thống đo lường, ghi chép về mức độ tiêu thụ năng

lượng trong Nhà máy không? Có 1

4.2 Tại các phân xưởng sản xuất có lắp các đồng hồ đo điếm

điện không? Không 0

4.3 Dữ liệu tiêu thụ năng lượng có theo dõi, phân tích, đánh

giá không? Không 0

4.4 Có thiết lập mục tiêu về tiết kiệm năng lượng cho Nhà

máy không Không 0

5 Đào tạo, tuyên truyền 2

5.1 Có thường cử cán bộ, nhân viên tham gia hội thảo, tập

huấn TKNL không? Có 1

5.2 Có các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức tiết

kiệm năng lượng cho nhân viên? Không 0

5.3 Có biển nhắc nhở, khẩu hiệu, Baner, hình ảnh.. tuyên Có 1

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1 Page

truyền TKNL trong Nhà máy không?

5.4 Có những hoạt động nhỏ hay phát động phong trào thực

hiện TKNL cho Nhà máy không? Không 0

6 Chính sách đầu tư 1

6.1 Hàng năm có xây dựng kế hoạch đâu tư cho giải pháp

tiết kiệm năng lượng không? Không 0

6.2 Nhà máy có đầu tư cho các giải pháp ngắn hạn có chi phí

thấp, thời gian hoàn vốn dưới 1 năm không? Có 1

6.3 Nhà máy có đầu tư cho các giải pháp trung hạn có chi

phí cao, thời gian hoàn vốn từ 1 đến 3 năm không? Không 0 6.4 Nhà máy có đầu tư cho các giải pháp dài hạn có chi phí

lớn, thời gian hoàn vốn trên 3 năm không Không 0

Bảng 2. 12: Các tiêu chí đánh giá hệ thống quản lý năng lượng của Nhà máy Giấy Bãi Bằng TT Các tiêu chí của hệ thống quản lý năng lượng Đánh giá

1 Chính sách năng lượng 2

2 Tổ chức 1

3 Động viên thúc đẩy 2

4 Hệ thống theo dõi, giám sát và báo cáo 1

5 Đào tạo, tuyên truyền 2

6 Chính sách đầu tư 1

Trong đó:

4: Xuất sắc.

3: Rất tốt.

2: Tốt.

1: Cần thiết phải làm tốt hơn nữa

Hình 2. 24 : Đồ thị đánh giá thực trạng quản lý năng lượng

Qua bảng đánh giá hiện trạng quản lý năng lượng của nhà máy ta thấy Ban lãnh đạo Nhà máy đã quan tâm nhất định đến vấn đề tiết kiệm năng lượng thể hiện qua việc thực hiện kiểm toán năng lượng để tìm các cơ hội tiết kiệm năng lượng cho nhà máy, có

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1 Page

định hướng đầu tư các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng quản lý năng lượng của nhà máy được đánh giá cụ thể:

- Chính sách năng lượng: Nhà máy đã có kế hoạch tiết kiệm hàng năm và năm năm, có các tài liệu hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên nhà máy chưa có chính sách tiết kiệm năng lượng cụ thể, chưa có cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc thực hiện tiết kiệm năng lượng

- Tổ chức: Là nhà máy sử dụng năng lượng trọng điểm nên nhà máy phải có người quản lý năng lượng, vì vậy nhà máy đã cử cán bộ đi học lớp quản lý năng lượng và đã có chứng chỉ người quản lý năng lượng do Bộ công thương cấp. Tuy nhiên nhà máy chưa xây dựng được Ban quản lý năng lượng của nhà máy và công tác quản lý năng lượng chưa được đưa vào các cấp của nhà máy

- Động viên thúc đẩy: Nhà máy đã xây dựng định mức tiêu hao năng lượng cho sản phẩm nhà máy giấy và có sự liên lạc giữa cán bộ quản lý năng lượng với công nhân vận hành ở các khu vực sản xuất. Tuy nhiên nhà máy chưa có chính sách thưởng phạt, kênh thông tin về hoạt động tiết kiệm năng lượng chưa được chú trọng.

- Hệ thống theo dõi, giám sát: Nhà máy có đồng hồ theo dõi giám sát năng lượng cho các khu vực sử dụng năng lượng chính, tuy nhiên số lượng điểm đo ít, chưa kiểm soát được các thiết bị tiêu thụ năng lượng chính của nhà máy, các số liệu về năng lượng được thu thập nhưng chưa có sự phân tích, xử lý, đánh giá các sô liệu từ đó xây dựng mục tiêu năng lượng cho nhà máy

- Đào tạo tuyên truyền: Nhà máy thường xuyên cử cán bộ tham gia các bổi hội thảo, tập huấn tiết kiệm năng lượng của Sở công thương. Cán bộ quản lý năng lượng được cấp chứng chỉ của Bộ công thương. Nhà máy có các biển nhắc nhở ở mọi ví trí về việc tiết kiệm năng lượng như cầu thang, công tắc gần cửa ra vào, baner, áp pick. Tuy nhiên chưa tổ chức được các khóa đào tạo nâng cao nhận thức về ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho CBCNV nhà máy.

- Chính sách đầu tư: Nhà máy đã có một phần kinh phí để thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng thông qua kế hoạch tiết kiệm năng lượng hàng năm và kế hoạch tiết kiệm năng lượng cho từng giai đoạn. Tuy nhiên nhà máy chưa thực hiện các giải pháp có chi phí đầu tư cao và thời gian hoàn vốn dài (trên 3 năm)

Kết luận

Qua khảo sát tình hình quản lý năng lượng tại đơn vị cho thấy ban lãnh đạo nhà máy đã có những quan tâm tới vấn đề tiết kiệm năng lượng. Điều đó thể hiện ở một số điểm như sau:

- Nhà máy đã có Người quản lý năng lượng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1 Page

- Nhà máy đã có xây dựng được định mức tiêu hao năng lượng cho các khu vực sản xuất

- Nhà máy đã có nguồn kinh phí để thực hiện dự án đầu tư lắp đặt các thiết bị tiết kiệm năng lượng.

Tuy nhiên, hiệu quả của việc thực hiện quản lý năng lượng vẫn gặp nhiều khó khăn do một số vấn đề sau:

- Chưa có chính sách năng lượng rõ ràng cụ thể.

- Chưa xây dựng được Ban quản lý năng lượng cho nhà máy.

- Nhà máy chưa có các tiêu chí rõ ràng và cụ thể nhằm đánh giá dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng.

- Hệ thống giám sát tiêu thụ năng lượng tại các khu vưc sản xuất còn hạn chế, số lượng điểm đo còn quá ít, chưa kiểm soát tốt các thiết bị tiêu thụ nhiều năng lượng.

- Chưa có các kênh thông tin về các hoạt động tiết kiệm năng lượng hiệu quả tại đơn vị.

TÓM TẮT CHƯƠNG II

Từ tình hình sản xuất, tình hình tiêu thụ năng lượng và thực trạng quản lý năng lượng hiện tại của Nhà máy Giấy Bãi Bằng như đã trình bày trong chương 2 của đồ án này cho thấy nhà máy đã có quan tâm và nỗ lực trong việc cải thiện hiệu quả sử dụng và tiêu thụ năng lượng. Tuy nhiên mức độ thực hiện còn hạn chế do chưa có định hướng cụ thể dẫn đến hoạt động triển khai thiếu đồng bộ và tập trung. Điều này đỏi hỏi nhà máy phải xây dựng mô hình QLNL một cách hoàn chỉnh. Và để thực hiện được điều này, nhà máy cần phải tìm ra phương thức triển khai và áp dụng đúng đắn. Hơn bao giờ hết, tiêu chuẩn ISO 50001 về mô hình QLNL các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng đã chính thức trở thành tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam kể từ tháng 12 năm 2012, đây là cơ hội và thách thức đối với nhà máy nói riêng và toàn bộ các nhà máy, tổ chức khác nói chung. Căn cứ từ tìm hiểu về ISO 50001 và nắm bắt tình hình sử dụng, tiêu thụ và quản lý năng lượng tại nhà máy, đồ án xin trình bày đề xuất xây dựng mô hình QLNL theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy Giấy Bãi Bằng ở nội dung chương 3 của đồ án này.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1 Page

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w