ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng (Trang 107 - 113)

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THEO TIÊU

3.3. ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH

Đối với hệ thống QLNL tại Nhà máy giấy Bãi Bằng, nhóm người được phân loại theo mức độ tác động, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và tiêu thụ năng lượng như sau:

Nhóm không trực tiếp ảnh hưởng nhưng có tác động quan trọng đến việc sử dụng hiệu quả năng lượng (nhóm A), đó là ban quản lý (lãnh đạo nhà máy, ban quản trị, các trưởng phòng và giám đốc phân xưởng).

Nhóm trực tiếp ảnh hưởng và có tác động quan trọng đến hiệu quả sử dụng năng lượng (nhóm B) bao gồm các cán bộ vận hành tại các phân xưởng.

Nhóm có ảnh hưởng gián tiếp và quan trọng trong hiệu quả sử dụng năng lượng (nhóm C) là cán bộ kỹ thuật.

Nhóm có ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp nhưng có tác động không đáng kể đến hiệu quả sử dụng năng lượng (nhóm D) gồm nhân viên văn phòng, nhân viên vệ sinh, nhân viên bảo vệ, …..

3.3.1.2. Xác định năng lực cần thiết cho từng nhóm người

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1 Page 107

Trên cơ sở phân loại từng nhóm người như trên việc cần làm là thiết lập hồ sơ năng lực. Trong đó chỉ rõ các yêu cầu về trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết. Đại diện phòng ban phân xưởng trong đội QLNL có trách nhiệm xây dựng hồ sơ năng lực tương ứng với nhu cầu của đơn vị đối với từng vị trí như đã phân loại ở trên (tham khảo biểu mẫu tại phụ lục 2).

3.3.1.3 Xác định nhu cầu đào tạo

Căn cứ từ năng lực cần thiết người QLNL cũng như các thành viên trong ban QLNL có trách nhiệm lên kế hoạch đào tạo (chi tiết xem tại phụ lục 3).

a, Đào tạo nhận thức chung

Mục tiêu cần đạt được trong đào tạo nhận thức là khiến toàn thể cán bộ, nhân viên tin tưởng vào lợi ích và sự cần thiết của hệ thống QLNL, đồng lòng trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo chủ trương của đơn vị.

Đối tượng đào tạo bao gồm toàn thể cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Bởi mọi thành viên đều có trách nhiệm trong việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng của đơn vị.

Nội dung đào tạo bao gồm tầm quan trọng của hệ thống QLNL, lợi ích của việc cải thiện hiệu quả năng lượng, chính sách năng lượng, mục tiêu năng lượng cũng như trách nhiệm chung đối với việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng. Ông Nguyễn Minh Tuấn có trách nhiệm lên kế hoạch tổ chức đào tạo tại đơn vị.

b, Đào tạo nhân lực

Bảng 3. 21: Nội dung triển khai đào tạo tại nhà máy

Nhóm A Nhóm B Nhóm C Nhóm D

Đối tượng

Ban lãnh đạo, đại diện các phòng, phân

xưởng

Cán bộ vận hành các phân

xưởng

Cán bộ kỹ thuật- thiết bị

Khác

Nội dung đào

tạo Nhận thức

chung

Nhận thức chung, vận

hành

Nhận thức chung, bả

dưỡng

Nhận thức chung

Phương pháp

đào tạo Lớp học Hướng dẫn Hướng dẫn Hội thảo

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1 Page 108

Chịu trách

nhiệm đào tạo Tư vấn viên Tổ trưởng vận

hành Ủy viên Kỹ

thuật Trưởng/phó BQLNL Mục tiêu cần đạt được trong đào tạo năng lực là củng cố, bổ sung và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cần thiết (quản lý, vận hành, chế tạo, bảo dưỡng, phòng ngừa, sửa chữa thiết bị, máy móc) nhằm đạt hiệu suất cao nhất trong việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng.

Nội dung đào tạo cho từng nhóm như đã phân loại ở trên như sau:

- Nhóm A: Chuyên viên tư vấn về MHQLNL chịu trách nhiệm đào tạo nội dung về cách thức quản lý và vận hành MHQLNL theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho các thành viên ban lãnh đạo của nhà máy.

- Nhóm B: Tổ trưởng vận hành có trách nhiệm hướng dẫn các cán bộ trong việc tuân thủ quy trình vận hành, khởi động và tắt động cơ, duy trì công suất max

- Nhóm C: Tổ trưởng bảo dưỡng chịu trách nhiệm hướng dẫn cán bộ tuân thủ các tiêu chí bảo dưỡng theo yêu cầu của nhà cung cấp thiết bị.

- Nhóm D: Ông Nguyễn Văn Chương chịu trách nhiệm nâng cao nhận thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (đào tạo nhận thức) cho nhóm đối tượng này.

Tài liệu sử dụng trong quá trình đào tạo và hồ sơ về năng lực, kết quả đào tạo được lưu lại, việc kiểm soát tài liệu sẽ được trình bày ở nội dung 3.3.5.

3.3.2. Đề xuất kế hoạch trao đổi thông tin

Hoạt động trao đổi thông tin góp phần quan trọng trong nỗ lực triển khai của hệ thống QLNL. Hai loại thông tin trao đổi mà hệ thống QLNL cần lưu ý như sau:

3.3.2.1. Trao đổi thông tin nội bộ

Trao đổi thông tin nội bộ được thực hiện trong phạm vi toàn nhà máy, giữa các cấp, các phòng ban chức năng. Nội dung trao đổi bao gồm tình hình triển khai hệ thống QLNL và kết quả đạt được, chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng và kế hoạch hành động, đề xuất cải tiến năng lượng. Riêng với các đề xuất cần nhấn mạnh rằng bất kỳ ai cũng có thể tham gia góp ý nhằm mang văn hóa ‘xanh’ vào hoạt động của nhà máy.

3.3.2.2. Trao đổi thông tin bên ngoài

Trao đổi thông tin bên ngoài: Là nhà máy sử dụng năng lượng trọng điểm, Nhà máy giấy Bãi Bằng phải tuân thủ các yêu cầu pháp lý, trong đó là nhiệm vụ báo cáo kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (Điều 33 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả), kiểm toán năng lượng. Do đó ông Nguyễn Minh Tuấn có trách nhiệm đưa ra kế hoạch trao đổi thông tin (chi tiết xem tại phụ lục 4)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1 Page 109

3.3.3. Đề xuất kiểm soát vận hành

3.3.3.1. Thiết lập và thông báo tiêu chí vận hành và bảo dưỡng

Các tiêu chí vận hành và bảo dưỡng đóng vai trò định chuẩn trong vận hành và bảo dưỡng thực tế, đem lại hiệu quả sử dụng năng lượng cho toàn nhà máy. Đặc biệt với bốn SEU đã thiết lập là hệ thống máy dây chuyền sản xuất giấy, xưởng sợi bột, xưởng nguyên liệu và bộ phận máy nén khí đã đưa ra các tiêu chí vận hành (dưới hình thức quy định, quy trình vận hành) và tiêu chí bảo dưỡng (kế hoạch bảo dưỡng hàng năm căn cứ từ yêu cầu nhà cung cấp thiết bị). Cụ thể các tiêu chí này xem tại phụ lục 5.

3.3.3.2 Vận hành theo tiêu chí

Với các tiêu chí đề ra, điều quan trọng là từng cán bộ, đơn vị có thực hiện theo đúng với các tiêu chí hay không. Hiện tại trong vận hành và bảo dưỡng thực tế cho thấy một số vấn đề sau:

- Năng lực vận hành và bảo dưỡng của nhân viên còn hạn chế, điều này sẽ được khắc phục ở phần triển khai đào tạo.

- Việc bảo dưỡng phụ thuộc vào hoạt động sản xuất thực tế tại các phân xưởng nên việc thực hiện thường không như kế hoạch mà thường được triển khai vào giai đoạn cuối và đầu năm. Do đó cần có sự thống nhất về kế hoạch bảo dưỡng giữa phân xưởng sản xuất và phòng thị trường, ngoài ra bổ sung các kế hoạch ngắn hạn theo tháng và quý nếu cần thiết.

- Để kiểm soát vận hành và bảo dưỡng, đồ án xin đề xuất kế hoạch kiểm soát vận hành như sau:

Bảng 3. 22: Kế hoạch kiểm soát vận hành và bảo dưỡng

SEU Chịu trách nhiệm kiểm soát

Phương thức kiểm soát

Tần suất kiểm soát

SEU1 Bùi Ngọc Sỹ,

Phiếu khảo sát Hàng tháng Sổ ghi chép vận

hành Hàng ngày

SEU2 Dương Thanh Hải

Phiếu khảo sát Hàng tháng Sổ ghi chép vận

hành Hàng ngày

SEU3 Lê Văn Họa

Phiếu khảo sát Hàng tháng Sổ ghi chép vận

hành Hàng ngày

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1 Page 110

SEU Chịu trách nhiệm kiểm soát

Phương thức kiểm soát

Tần suất kiểm soát

SEU4 Nguyễn Văn Tuyên

Phiếu khảo sát Hàng tháng Sổ ghi chép vận

hành Hàng ngày

3.3.4. Đề xuất thiết kế, thu mua các dịch vụ năng lượng, các sản phẩm, thiết bị và năng lượng

3.3.4.1. Đề xuất thiết kế

Thiết kế mới, sửa đổi và cải tạo cơ sở vật chất, thiết bị, hệ thống và quy trình là một trong số các hoạt động thường xuyên diễn ra tại nhà máy. Đặc biệt tại phòng kỹ thuật- thiết bị – đơn vị đảm trách nhiệm vụ thay thế, bảo dưỡng, thay mới, gia công các thiết bị cho các phân xưởng sản xuất khác. Để góp phần cải thiện hiệu quả năng lượng đại diện phòng kỹ thuạt thiết bị – ông Đào Xuân Tiến có trách nhiệm yêu cầu tích hợp vào trong các hoạt động thiết kế việc xem xét các cơ hội cải tiến năng lượng và kiểm soát vận hành. Cụ thể như sau:

Đối với các cơ hội cải tiến năng lượng có thể là sử dụng các dạng năng lượng khác hoặc công nghệ khác. Việc lựa chọn căn cứ vào các tiêu chí đánh giá các cơ hội cải tiến năng lượng như đã trình bày ở mục 3.2.4.

Đối với kiểm soát vận hành cần phải đưa ra trong quá trình thiết kế bởi do mỗi đặc tính năng lượng, công nghệ khác nhau dẫn đến tiêu chí vận hành và bảo dưỡng khác nhau. Vì vậy việc lựa chọn sẽ phải cân nhắc một cách hợp lý giữa yêu cầu kiểm soát vận hành và khả năng có thể đáp ứng của nhà máy.

- Nhằm giúp nhà máy đánh giá tiềm năng cải thiện hiệu quả năng lượng trong thiết kế, đồ án đề xuất biểu mẫu( tiềm năng thiết kế được trình bày ở phụ lục 6).

3.3.4.2. Đề xuất thu mua các sản phẩm, thiết bị và năng lượng và dịch vụ liên quan đến năng lượng

Hiện tại các hoạt động thu mua các sản phẩm, thiết bị, năng lượng và dịch vụ năng lượng liên quan đến năng lượng tại nhà máy được chia làm ba loại là mua hàng hóa (thiết bị, sản phẩm), mua dịch vụ (nhà thầu dịch vụ về bảo dưỡng, chuyên gia tư vấn năng lượng, tư vấn khác), mua năng lượng (điện và hơi). Đối với mỗi loại thì điều quan trọng là cần phải có những tiêu chí đánh giá để có lựa chọn hợp lý, góp phần cải thiện hiệu quả năng lượng. Đồ án xin trình bày các tiêu chí đối với từng loại nêu trên như sau:

a, Tiêu chí mua hàng hóa

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1 Page 111

Tiêu chí mua thiết bị, sản phầm được căn cứ dựa trên chi phí vòng đời của thiết bị căn cứ theo công thức:

C = FC + VC = (ĐTpb + OM) + (NL + K) Trong đó:

C: Chi phí vòng đời cùa thiết bị.

FC: Chi phí cố định gồm chi phí đầu tư phân bổ hàng năm (ĐTpb) và chi phí bảo dưỡng hàng năm cố định (OMcđ)

VC: Chi phí biến đổi gồm chi phí năng lượng hàng năm (NL) và chi phí hàng năm khác (K).

b,Tiêu chí mua năng lượng

Hiện tại, nhà máy phải mua từ bên ngoài hai dạng năng lượng là điện năng và hơi.

Đối với từng dạng năng lượng, đại diện các phòng ban, nhà máy, phân xưởng cần phải xây dựng các đặc tính kỹ thuật và đặc tính khác đối với từng dạng năng lượng gồm:

- Số lượng bao gồm các tiêu chí về sản lượng yêu cầu, đơn vị phân phối, phương thức phân phối, tần suất phân phối.

- Chất lượng năng lượng là các đặc tính mong muốn đối với năng lượng cung cấp bao gồm các yếu tố quan trọng phục vụ cho quá trình hoạt động của cơ sở. Với điện năng bao gồm xem xét đến chất lượng điện áp, cường độ dòng điện, tần số ngắt điện và thời gian bị gián đoạn.

- Giá năng lượng được xét đến ở tiêu chí phương thức tính giá: theo năng lượng tiêu thụ, phí công suất, phí truyền tải và phân phối.

- Phương thức thanh toán có thể là tiền mặt, điện tử, tín dụng,…

c, Tiêu chí mua dịch vụ

Hiện tại Nhà máy giấy Bãi Bằng chưa có nhiều nhu cầu mua các dịch vụ liên quan đến năng lượng như thuê chuyên gia tư vấn năng lượng, nhà thầu bảo dưỡng,….. Vì vậy ông Nguyễn Minh Tuấn có trách nhiệm thiết lập các tiêu chí mua dịch vụ liên quan đến năng lượng trong trường hợp cần sử dụng cho sau này. Các tiêu chí đưa ra bao gồm trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm về những dịch vụ tương tự trước đây.

3.3.5. Đề xuất kiểm soát hệ thống tài liệu

Trong quá trình triển khai hệ thống QLNL thì hệ thống tài liệu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và đưa ra các căn cứ, kết quả thực hiện. Do đó để kiểm soát hệ thống tài liệu, ban QLNL nói riêng và các cán bộ nhân viên có vai trò liên quan (lưu trữ, sử dụng tài liệu) nói chung cần lưu ý như sau:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1 Page 112

- Phân biệt giữa tài liệu và hồ sơ giúp việc kiểm soát trở nên rõ ràng và tránh nhầm lẫn. Cụ thể:

+ Tài liệu là các văn bản thể hiện kỳ vọng hoặc tài liệu mang tính chất tham khảo bao gồm: chính sách năng lượng, mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch hành động, tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị, bản vẽ kỹ thuật,….

+ Hồ sơ là các văn bản thể hiện kết quả đã thực hiện trong quá trình hoạt động của hệ thống QLNL, bao gồm: các chỉ số hiệu quả năng lượng, đường cơ sở năng lượng, kết quả đào tạo, kết quả kiểm toán năng lượng, biên bản các cuộc họp, sổ ghi chép bảo dưỡng và vận hành,…

Cách thức kiểm soát hệ thống tài liệu cần tuân thủ theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 50001 như đã trình bày mục 1.3.3.5 và phụ lục 7

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w