3.1. GIẢI PHÁP 1: Nâng cao năng suất lao động
Như đã phân tích ở trên ta thấy năng suất lao động của công ty tăng đều qua các năm từ 2.05 (triệu kWh/người) năm 2013 lên 2.5 (triệu kWh/người) năm 2015 tăng 0.45 (triệu kWh/người). Công ty cũng cần đặt ra những biện pháp cụ thể để tăng năng suất lao động trong thời gian dài hạn. Cụ thể như sau:.
- Lập và kiểm tra công tác phát triển nguồn nhân lực của Điện Lực.
- Lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để phát triển nguồn nhân lực.
- Tạo ra bầu không khí hăng say, tích cực học tập, nâng cao trình độ vì sự phát triển của ngành, của Điện Lực
- Bố trí những công việc phù hợp với trình độ, khả năng của người lao động. Trong việc sử dụng lao động phải tạo được động lực để người lao động phấn đấu, tạo ra sự cạnh tranh tích cực để người lao động không ngừng phấn đấu học thêm những kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc.
- Khuyến khích người lao động tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm để góp phần xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật của Điện lực vững vàng về chuyên môn kỹ thuật, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ truyền tải điện thật an toàn, liên tục kinh tế lưới điện mà Điện lực đảm nhận nhằm phát hiện các nhân tố tích cực để xây dựng thành các cá nhân điển hình tiên tiến, nêu gương cho đội ngũ công nhân kỹ thuật toàn Điện Lực học tập.
- Áp dụng công tác thưởng phạt đối với người lao động. Những ai có kết quả học tập, thành tích lao động cao sẽ được Điện lực thưởng. Và ngược lại, những ai không qua các đợt thi giữ bậc và không hoàn thành nhiệm vụ được giao nếu không bị hạ bậc lương thì cũng phải bị giảm trừ tiền thưởng trong tháng hoặc tiền thưởng cuối năm.
Ngoài ra, một vấn đề quan trọng để tăng năng suất lao động rất cần được chú trọng là:
- Áp dụng các công cụ quản lý hiệu quả trong doanh nghiệp hiện đang được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có các mô hình, quy trình, hệ thống quản lý như công cụ quản lý lãng phí.
- Chú trọng đầu tư thiết bị, công nghệ phù hợp, lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp, chú ý đến yếu tố dài hạn và thân thiện với môi trường.
Sinh Viên: Tạ Tuấn Anh – D7QLNL1 54
Việc phải tăng năng suất cá nhân, bằng huấn luyện và đào tạo tay nghề cho cán bộ công nhân viên cũng là điều quan trọng, đồng thời cần phải cải tiến cách thức điều hành cho khoa học, hợp lý, áp dụng công nghệ tiên tiến vào dây chuyền sản xuất để người lao động làm việc và đạt được hiệu quả cao nhất.
3.2. GIẢI PHÁP 2: Nâng cao giá bán điện bình quân
Qua việc đã phân tích giá bán điện bình quân ở chương 2, ta thấy giá bán điện bình quân của công ty đều tăng qua các năm, từ 2013 đến 2015 tăng từ 1758,7 (đồng/kWh) lên 1968,63 ( đồng/kWh) tăng 209,93(đồng/kWh). Tuy nhiên, do vấn đề quản lí khách hàng còn chưa thực sự tốt, việc áp đúng giá các đối tượng sử dụng điện còn chưa thực sự hiệu quả nên giá bán điện bình quân hằng năm của công ty còn tăng trưởng rất ít so với kế hoạch (dưới 1%), năm 2014 còn thấp hơn so với kế hoạch đặt ra. Vì vậy, cần có những biện pháp cụ thể để tăng giá bán điện bình quân của công ty:
- Có kế hoạch cấp điện ổn định, hạn chế thời gian ngừng cấp điện theo kế hoạch và khẩn trương xử lý sự cố khi xảy ra để tranh thủ thời gian cấp điện cho khách hàng, đặc biệt là các khu vực phụ tải dùng điện có mức giá cao.
- Tăng cường kiểm tra việc kê khai sản lượng điện tiêu thụ theo từng mục đích đối với các khách hàng mua buôn điện sinh hoạt. Tận dụng áp giá kinh doanh đối với doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kết hợp kinh doanh.
- Quản lý chặt chẽ việc các hộ dùng điện giá hộ nghèo, hộ thu nhập thấp đã chuyển sang giá bình thường nay đăng ký lại (phải đảm bảo thời gian đủ 12 tháng sau khi chuyển sang hộ sinh hoạt bình thường mới được đăng ký lại).
- Thường xuyên kiểm tra thực tế các trường hợp mua điện sinh hoạt có số hộ dùng chung công tơ để điều chỉnh kịp thời số hộ khi khách hàng có thay đổi số hộ, số người sử dụng điện.
- Tăng cường kiểm tra đối với các khách hàng có 2 công tơ cho 2 mục đích sinh hoạt và sản xuất tránh để tình trạng dùng điện sinh hoạt vào công tơ sản xuất để trốn giá cao.
- Lắp đặt công tơ 3 pha 3 giá kịp thời để bán điện cho tất cả các khách hàng sản xuất kinh doanh có sản lượng dùng từ 2000kwh/tháng trở lên theo quy định tại Thông tư 19/2013/TT- BCT, đặc biệt là các khách hàng có đặc thù cần tập trung công suất sử dụng điện vào các thời gian cao điểm trong ngày (kinh doanh dịch vụ,...).
- Các trường hợp sử dụng điện cho nhiều mục đích, có nhiều mức giá dùng chung qua 01 công tơ, định kỳ tổ chức kiểm tra để áp lại tỷ lệ giá cho các mục đích.
- Tăng cường kiểm tra sử dụng điện để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấy cắp điện, đặc biệt quan tâm khu vực nông thôn, nơi lưới điện chưa được cải tạo hoàn chỉnh và luôn tiềm ẩn nhiều trường hợp khách hàng mua điện sinh hoạt vi phạm.
- Công tác phát triển khách hàng mới cần quan tâm khẩn trương thực hiện đối với các trường hợp bán điện với giá cao. Mặt khác kiểm soát chặt chẽ các trường hợp: tách hộ sử dụng điện sinh hoạt để hạn chế mua điện ở mức bậc thang giá cao; khách hàng ký hợp đồng sử dụng điện sinh hoạt nhưng có yêu cầu sử dụng một phần cho mục đích khác (SX, KD, DV).
- Quan tâm và có định hướng ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất đặc thù được sử dụng điện tối đa vào giờ cao điểm khi nguồn có thể đáp ứng được.
- Áp lại giá bán điện cho đúng mục đích sử dụng Bảng 3. 1: Ví dụ về mức sử dụng điện của một hộ tiêu thụ
STT Mức sử dụng của một hộ trong tháng Giá bán điện (đồng/kWh)
1 Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50 1484
2 Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100 1533
3 Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200 1786
4 Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 300 2242
5 Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400 2503
6 Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 2587
(nguồn: phòng kinh doanh) Giả sử một hộ tiêu dùng sinh hoạt một tháng dùng 350kWh/tháng nếu tính theo giá bậc thang cho hộ tiêu dùng mục đích sinh hoạt thì số tiền phải trả là:
Tiền điện = 501484+501533+1001786+1002242 + 502503 = 656,300(đồng)
Trong khi đó nếu áp dụng giá điện này cho hộ tiêu thụ theo giá kinh doanh là 2287 (đồng/kWh) thì số tiền thực tế là:
Tiền điện = 3502287 = 800,450 (đồng)
Chênh lệch do áp giá sai: 800,450 – 656,300 = 144,150 (đồng)
Sinh Viên: Tạ Tuấn Anh – D7QLNL1 56
Như vậy áp giá đúng đối tượng là rất quan trọng mang lại hiệu quả kinh doanh cao, làm tăng giá bán điện bình quân từ đó tăng doanh thu.
3.3. GIẢI PHÁP 3: Giảm tổn thất điện năng 3.3.1. Giải pháp quản lý
• Đối với kiểm định ban đầu công tơ:
Phải đảm bảo chất lượng kiểm định ban đầu để công tơ đo đếm chính xác trong cả chu kỳ làm việc. Sau khi kiểm định, công tơ được niêm phong kẹp chì để tránh tác động ảnh hưởng từ bên ngoài.
• Đối với hệ thống đo đếm lắp đặt mới:
Phải đảm bảo thiết kế lắp đặt hệ thống đo đếm bao gồm công tơ, TU, TI và các thiết bị giám sát từ xa (nếu có) đảm bảo cấp chính xác, được niêm phong kẹp chì và có các giá trị định mức (dòng điện, điện áp, tỉ số biến) phù hợp với phụ tải để công tơ làm việc chính xác. Xây dựng, thực hiện nghiêm quy định về lắp đặt, kiểm tra và nghiệm thu công tơ để đảm bảo sự giám sát chéo giữa các khâu nhằm đảm bảo không có sai sót trong quá trình lắp đặt, nghiệm thu hệ thống đo đếm.
• Thực hiện kiểm định, thay thế định kỳ công tơ đúng thời hạn theo quy định:
Thời hạn là 5 năm đối với công tơ 1 pha, 02 năm đối với công tơ 3 pha.
• Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đo đếm:
Thực hiện quy định về kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống đo đếm (công tơ, TU, TI…) để đảm bảo các thiết bị đo đếm trên lưới được niêm phong quản lý tốt, có cấp chính xác phù hợp đảm bảo đo đếm đúng. Thực hiện chế độ quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện và thay thế ngay thiết bị đo đếm bị sự cố (công tơ kẹt cháy, TU, TI cháy hỏng), hư hỏng hoặc bị can thiệp trái phép trên lưới điện. Không được để công tơ kẹt cháy quá một chu kỳ ghi chỉ số.
• Củng cố nâng cấp hệ thống đo đếm:
Từng bước áp dụng công nghệ mới, lắp đặt thay thế các thiết bị đo đếm có cấp chính xác cao cho phụ tải lớn. Thay thế công tơ điện tử 3 pha cho các phụ tải lớn; áp dụng các phương pháp đo xa, giám sát thiết bị đo đếm từ xa cho các phụ tải lớn nhằm tăng cường theo dõi, phát hiện sai sót, sự cố trong đo đếm.
• Thực hiện lịch ghi chỉ số công tơ:
Đảm bảo ghi chỉ số công tơ đúng lộ trình, chu kỳ theo quy định, đúng ngày đã thỏa thuận với khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng cùng giám sát, đảm bảo chính xác kết quả
ghi chỉ số công tơ và kết quả sản lượng tính toán TTĐN. Củng cố và nâng cao chất lượng ghi chỉ số công tơ, đặc biệt đối với khu vực thuê dịch vụ điện nông thôn ghi chỉ số nhằm mục đích phát hiện kịp thời công tơ kẹt cháy, hư hỏng ngay trong quá trình ghi chỉ số để xử lý kịp thời.
• Khoanh vùng đánh giá TTĐN:
Thực hiện lắp đặt công tơ ranh giới, công tơ cho từng xuất tuyến, công tơ tổng từng TBA phụ tải qua đó theo dõi đánh giá biến động TTĐN của từng xuất tuyến, từng TBA công cộng hàng tháng và lũy kế đến tháng thực hiện để có biện pháp xử lý đối với những biến động TTĐN. Đồng thời so sánh kết quả lũy kế với kết quả tính toán TTĐN kỹ thuật để đánh giá thực tế vận hành cũng như khả năng có TTĐN thương mại thuộc khu vực đang xem xét.
• Đảm bảo phụ tải phù hợp với từng đường dây, từng khu vực:
Thực hiện san tải, Cấp mới công tơ đảm bào cho hòa lưới phù hợp với công suất đg dây và cân bằng đồ thị phụ tải.
• Kiểm tra, xử lý nghiêm và tuyên truyền ngăn ngừa các biểu hiện lấy cắp điện:
Tăng cường công tác kiểm tra chống các hành vi lấy cắp điện, cần thực hiện thường xuyên liên tục trên mọi địa bàn, đặc biệt là đối với các khu vực nông thôn mới tiếp nhận bán lẻ; Phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương xử lý nghiêm theo đúng quy định đối với các vụ vi phạm lấy cắp điện. Phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền ngăn ngừa biểu hiện lấy cắp điện. Giáo dục để các nhân viên quản lý vận hành, các đơn vị và người dân quan tâm đến vấn đề giảm TTĐN, tiết kiệm điện năng.
• Thực hiện tăng cường nghiệp vụ quản lý khác:
Xây dựng và thực hiện nghiêm quy định quản lý kìm, chì niêm phong công tơ, TU, TI hộp bảo vệ hệ thống đo đếm; xây dựng quy định kiểm tra, xác minh đối với các trường hợp công tơ cháy, mất cắp, hư hỏng, nhằm ngăn ngừa hiện tương thông đồng với khách hàng vi phạm sử dụng điện; Tăng cường phúc tra ghi chỉ số công tơ để đảm bảo việc ghi chỉ số đúng quy định của quy trình kinh doanh.
• Áp dụng Hệ thống thông tin Quản lý khách hàng điện CMIS:
Nhằm nâng cao khả năng phân tích, báo cáo hỗ trợ công tác điều hành cho cán bộ kinh doanh, các bộ phận kỹ thuật và các cấp quản lý.
Thực tế các biện pháp quản lý nêu trên không mới, có thể vẫn đang được triển khai thực hiện, nhưng thực hiện chưa hiệu quả, do vậy cần phải rà soát lại toàn bộ các vấn đề một cách có hệ thống, đánh giá khách quan, nhìn từ nhiều khía cạnh, chỉ khi chữa được
Sinh Viên: Tạ Tuấn Anh – D7QLNL1 58
nguyên nhân cốt lõi của căn bệnh thì bài toán giảm tổn thất điện năng mới có thể giải quyết được.
• Đầu tư, cải tạo và phát triển lưới điện, TBA để nâng cao chất lượng và khả năng cung cấp điện:
• Hoàn thành kết cấu lưới điện theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Tiến hành tách lưới điện phục vụ sinh hoạt ra khỏi lưới điện kinh doanh giúp người dân được sử dụng điện sinh hoạt với điện áp ổn định hơn, chất lượng cao hơn.
• Trong công tác đầu tư cải tạo cần chú ý đến hiệu quả đầu tư, đầu tư dứt điểm từng công trình, từng hạng mục, từng khu vực tránh đầu tư giàn trải tràn lan.
Với các khu vực dân cư mới được xây dựng, những khu lắp đặ mới cần tuân thủ các quy định về kỹ thuật lắp đặt và kinh doanh hiện hành.
3.3.2. Giải pháp kỹ thuật
Đối với đường dây trung thế 35kV, 22kV
Kiểm tra thực tế các lộ đường dây để lập kế hoạch đại tu cải tạo năng cấp các lộ đường dây đã vận hành lâu năm nhằm giảm tổn tối đa sự cố do thiết bị không đảm bảo chất lượng: sứ đường dây, thiết bị cầu dao cầu chì, chống sét đường dây. Không để xảy ra hiện tượng phóng điện gây tổn thất điện năng.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra ngày, kiểm tra đêm nhằm phát hiện các sự cố của đường dây để kịp thời sữa chữa không để xảy ra sự cố phóng điện. Đặc biệt là kiểm tra sau khi có sự cố thoáng qua, vì sau khi sự cố thoáng qua sẽ có dấu hiệu chân cột bị phóng điện, cấy cối hỏ thân mềm có thể bị héo.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền vận động nhân dân tại những địa phương có đường dây trung thế đi qua hiểu được tầm quan trọng của năng lượng điện, và mức độ nguy hiểm khi có sự cố vỡ sứ đứt dây.
Đối với các trạm biến áp phân phối
Thường xuyên theo dõi đo dòng , điện áp, phụ tải vào giờ cao điểm để thay thế, chuyển đổi máy biến áp tránh việc máy biến áp vận hành non tải hoặc quá tải.
Kiểm tra các TBA chuyên dùng của khách hàng để ký các thỏa thuận non tải, khi khách hàng sử dụng non tải sẽ tính truy thu theo quy định.
Cân pha san tải các trạm biến áp nhằm vận hành hợp lý các máy biến áp không để tình trạng non tải hay quá tải cục bộ.
Luân chuyển máy biến sao cho phù hợp với phụ tải hiện trạng ( tránh tình trạng non tải và quá tải hay quá tải
Đặt máy biến áp phân phối đúng tâm phụ tải, giảm bán kính cấp điện hạ áp
Lắp đặt thêm công tơ đo công suất phản kháng để xác định hệ số cosϕ cho từng trạm biến áp, trên cơ sở số liệu đo đếm được để lắp đặt hệ thống tụ bù, nâng cao hiệu suất lưới điện
Các biện pháp chung trên toàn lưới điện
Tăng cường cải tạo và hoàn thiện lưới điện, đảm bảo vận hành liên tục và an toàn lưới điện. Kiểm tra, tổng hợp các công việc kiểm tra tồn tại các khiếm khuyết để lập kế hoạch cho công tác sữa chữa thường xuyên.
Việc cải tạo lưới điện và hoàn thiện phải được tiến hành trên một quy hoạch tổng thể:
Cải tạo trạm, cải tạo đường dây cao thế đến cải tạo đường dây hạ thế, hòm bảo vệ công tơ, công tơ đo đếm điện, thậm chí đến từng đường dây sau cồn tơ cấp điện cho người tiêu dùng, đều phải được tính toán cân nhắc để vừa bảo đảm các tiêu chuẩn kĩ thuật, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, do việc đầu tư cải tạo lưới điện đòi hỏi một số vấn ban đầu lớn nên cần nghiên cứu đầu tư có trọng điểm choc các khu vực có tổn thất cao, hoặc cải tạo từng phần, cải tạo những thiết bị đã quá cũ lạc hậu nhằm đem lại hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. Càm đối với các khu vực dân cư mới được xây dựng những khu vực lắp đặt mới thì nhất thiết phải tuân thủ các quy chuẩn về kĩ thuật cũng như kinh doanh hiện hành.
Đối với trạm biến áp cũ đang vận hành trên lưới điện, cung cấp điện cho số lượng dân cư lớn, bán kính cấp điện lớn, cần thiết phải tách trạm, phân tuyến quản lý và kinh doanh điện nhằm cung ứng điện cho an toàn và đông thời giảm được cả tổn thất kĩ thuật lẫn thương mai.
Hoạch định kế hoạch cải tạo lưới điện phù hợp với khả năng của công ty. Do điều kiện nguồn vốn của công ty còn hạn hẹp nên đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án vừa và nhỏ nhằm sớm đưa các khu vực được cải tạo vào sử dụng.
Mặt khác, cần cải tiến các thủ tục duyệt dự án, quyết toán dự án....để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án thiết kế cải tạo lưới điện, nhanh chóng hoàn thiện lưới điện ngày càng tốt hơn.
Sinh Viên: Tạ Tuấn Anh – D7QLNL1 60