VĂN HỌC THỜI KÌ XỤ-KHỔ-THAY ( TK XIII – XIV)

Một phần của tài liệu Khát quát khu vực Đông Nam Á và văn học các nước Đông Nam Á (Trang 63 - 67)

I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ THÁI LAN

2. VĂN HỌC THỜI KÌ XỤ-KHỔ-THAY ( TK XIII – XIV)

Đây là thời kì sơ khai của nền văn học thành văn Thái Lan. Những bài văn đầu tiên của thời kì này hầu hết được khắc trên những tấm bia đá. Văn học thời kì này mới chỉ nhằm ca ngợi Phật giáo và khẳng định vị trí của Phật giáo. Hiện nay người ta đã phát hiện được hơn 40 tấm bia viết bằng chữ Thái đó là những tấm bia đá có bốn mặt hoặc những tấm đá lát có khắc chưở một hay hai mặt. Khuôn khổ của những tấm bia này thường có độ cao từ dưới 1m đến hơn 2m và rộng từ 0.55m đến 0.80m. Vì có một diện tích hạn chế chỉ có thể viết được từ 100 đến 200 dòng nên các bài văn bia này có lối viết gọn gàng, súc tích.

2.1 . Văn bia Ram Khăm Hẻng:

Triều vua Ram Khăm Hẻng, về văn học có thể được đánh dấu bằng việc dựng một tấm văn bia Ram Khăm Hẻng. Bản khắc này được viết bằng 1500 câu văn xuôi trên cả bốn mặt của một bia đá cao 1,11m. Tấm bia này

được viết và dựng năm 1292 để kỉ niệm việc đặt một cái ngai vàng bằng dá cùng những thánh tích. Đây là một văn bản đầu tiên bằng tiếng Thái và cũng là một kiệt tác văn học. Bài văn được viết với một phong cách Thái thực sự, lời văn gọn gàng và có vần điệu như thơ. Bài văn khẳng định sự tồn tại độc lập của người Thái trên đất Thái và ca ngợi triều đình của vua Ram Khăm Hẻng. Bài văn đã mô tả một cách sinh động cuộc sống tốt đẹp của người Thái thời đó đồng thời khẳng định vị trí của Phật gióa đối với vương quốc mình. Ngoài ra, những vấn đề về lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội và luật lệ của một quốc gia độc lập Xụ-khổ-thay cũng được nêu ra trong tấm bia. Đây là một đoạn trong tấm bia:

“Dưới thời vua Ram Khăm Hẻm, xứ Xụ-khổ-thay này rất giàu có: cá đầy sông, lúa đầy đồng. Dân chúng thường lùa theo cả đàn bò hoặc cưỡi ngựa đi buôn bán khăp nơi trên đường mà vua không hề thu thuế. Ai muốn buôn voi cứ buôn! Ai muốn buôn ngựa cứ buôn! Ai muốn buôn vàng bạc cứ buôn!...

Dân chúng ai nấy mặt mày đều sáng sủa”.

… “Năm 1214, năm Thình, vua Ram Khăm Hẻng, chúa tể xứ Xụ-khổ-thay, đã cho trồng thốt nốt ở đây suốt 14 năm nay. Người ra lệnh cho thợ đẽo tấm đá lát này và đặt giữa vườn thốt nốt. Vào ngày đầu tuần trăng, hooijddoongf nhà Phật và các giáo chức Phật giáo đã trèo lên ngồi trên đá lát để xướng đọc kinh luật cho những người thế tục cùng toàn thể tín đồ đều nghe giảng.

Ngoài những ngày đọc kinh luật ấy, đức vua Ram Khăm Hẻng, vị chúa tể xứ Xụ-khổ-thay trèo lên ngồi trên tấm đá chủ tọa hội đồng các nhà quý tộc và chức sắc cùng với họ bàn vệc nước”.

Qua văn bia Ram Khăm Hẻng người ta đã biết được rằng ngay từ thời mới lập quốc, các vua Thái đã có ý thức tọa mọi điều kiện để phát triển kinh tế trong nước. Chắc hẳn thời đó đã có những sắc chỉ của nhà vua nhằm khuyến khích sản xuất và buôn bán. Tấm bia còn cho biết trong thành Xụ- khổ-thay có rất nhiều vườn tược. Đất hoang rất rộng nên nhà vua khuyến khích dân chúng vỡ hoang, ai vỡ hoang được bao nhiêu đất thì có quyền sở hữu chổ đất mà mình vỡ hoang. Trong các nhà quan chức, tài sản của họ được quyền truyền lại cho con cháu. Nếu có kiện cáo hay tranh chấp xảy ra thì ai cũng có quyền tâu thẳng với nhà vua, vì ngoài cửa cung vua có treo một quả chuông, ai cần gặp vua cứ việc đánh chuông. Khi nghe thấy tiếng chuông, vua Khăm Hẻng sẽ thân chinh ra xét xử và khuyên giải họ về đức hỉ xả để họ tự nguôi cơn giận.

2.2. Bài văn Vát Ma-hả Thạt:

Nếu nói đến văn học thời kì Xụ-khổ-thay thì không ai có thể quên được những cống hiến lớn lao của người cháu nội Ram Khăm Hẻng là vua Li Thay. Là một ông vua có học và sung đạo, bắt đầu lên ngôi từ năm 1347, vua Li Thay đã viết một số tác phẩm lớn nhằm khẳng định địa vịa của đạo Phật đối với thần dân. Hiện nay người ta còn giữ được một tấm văn bia ca ngợi công đức của vua Li Thay; đó là bài văn Vát Ma-hả Thạt. Bài văn được viết trên một tấm đá lát dài 2,47m. Phong cách viết ở phần văn bản này có phần trôi chảy hốn với văn bia Ram Khăm Hẻng, đồng thời nó cũng ít cầu kì hơn về nhịp điệu. Trước hết, bài văn này kể lại nguồn gốc của hoàng tộc Xụ- khổ-thay và trên cơ sở đó ca ngợi lòng dũng cảm và sự sùng đạo của vua Li Thay. Sau đây là một số ddaojn trích của bài văn bia:

“... Năm 17, 18 tuổi ông đã từng giáp chiến với một nhà quý tộc tên là Thao.

Một trận khác ông đánh với Thao San. Năm 26 tuổi ông đã có mặt trong nhiều trận chiến đấu và đánh nhau bằng voi với Khun Sag… Ông ssay mê học tập… Khi thì ông làm điều thiện, lúc thì ông làm điều ác, khi cười khi khóc, khi thắng khi bại,… Ông trăn trở, lo lắng trong cái vong luân hồi. năm 30 tuổi, một đứ con trai ông bị chết khiến ông đau buồn vô hanjvaf ông hiểu rằng cái thế giới luân hồi này chỉ là ảo ảnh, chóng tàn, không bền vững,…

Năm 31 tuổi lòng ông đầy tín tâm… Rồi ông hủy tất cả các thứ vũ khí…

Ông trang điểm cho hai con gái bằng những đồ nữ trang đẹp nhất và gả cả hai cho những ai đến hỏi xin. Ông ra đi ước muốn trở thành Phật…”.

2.3 . Tác phẩm Tray Phun (Ba thế giới):

Tray Phun do vua Li Thay viết, là tác phẩm được xếp vào hàng lớn nhất và được đánh giá cao nhất cho văn học thời ki Xụ-khổ-thay. Đây là cuốn sách đầu tiên được viết bằng tiếng Thái mà nay bản gốc không còn giữ lại nữa. “Ba thế giới” được nói ở đây là cõi trời, cõi trần, cõi địa ngục; đó là thế giới của dục vọng, của đền bù và của trừng phạt. Tác giả đã mô tả ba thế giới này giống với sự hình dung của cá vị sư Phật giáo lúc bấy giờ. Tray Phun là một bộ sách thiêng của Phật giáo Thái Lan và nó thường được minh họa trên những bức tường của nhiều ngôi chùa ở Thái Lan cũng như được đọc trong những buổi lễ lớn. Cuốn sách náy là kết quả của trích khoảng ba chục tác phẩm tôn giáo Ấn Độ. Sách được chia thành ba phần chính tương

đương với ba hế giới. Trong mỗi phần lại chia thành nhiều đoạn. Riêng thế giới dục vọng đã có tới 11 đoạn. Tác giả mên tả địa ngục là một khối hộp vuông mà đáy là một khối sắt đỏ. Con người trong địa ngục đó sống chen chúc nhau, người này áp sát người kia và ngọn lửa hỏa ngục không không hề tắt một giây phút nào: ngọn lửa đó “cháy mãi qua mọi thời gian cho đến ngay tận thế”. Những con người sống trong địa ngục này đã phải thường xuyên chịu nhiều sự trừng phạt và đày đọa hết sức nghiệt ngã. Tác giả đã khẳng định: “Tội lỗi của loài người hì giống như những trái cây bằng lửa trong thân thể họ và chính bản thân họ lại làm thức ăn cho những tái cây bằng lửa đỏ”. Trái lại với địa ngục là cảnh sống của thế giới cực lạc dành cho các vị thành tiên và những người có đức hạnh. Ở đó thiên nhiên đẹp lộng lẫy, có nhiều hồ nước quanh năm trong mát. Quanh hồ có nhiều hang động đầy ắp vàng và đá quý, có những hương thơm và nhưng ánh sáng rất tuyệt diệu. Nước hồ chữa được mọi thứ bệnh tật. Các vị thần thánh và những người có đức hạnh lớn thường đến nghỉ ngơi và tắm nước hồ trong những ngôi nhà bằng pha lê có những bậc thang cũng bằng pha lê ngâm dưới mặt nước hồ. Ở đó có đủ các loại chim, các loài cây cối hoa cỏ kì lạ và nhất là có một loại cây không phải sinh ra quả mà sinh ra các cô gái mười sáu tuổi để mọi người đến hái. Ở đó có những cành cây kaoka lớn có thể đem bất cứ vật gì đến cho bất cứ ai nếu người đó ước muốn. Ở đó người mejkhoong phải nuôi con mà chỉ cần đặt con lên thảm cỏ mịn như len bên lề đường; người qua đường chỉ cần đặt ngón tay mình vào mồm đứa trẻ thì tức khắc từ ngón tay đó sẽ có sữa, mật, cơm,… chảy ra.

Tray Phun tuy vậy vẫn không được coi à kinh sách của Phật giáo Thái Lan, nhưng lại chính la bộ sách khổng lồ về vũ trụ quan và về đạo đức luân lí của Phật gióa Thái Lan. Chính những quan niệm về đọa đức của nó đã trở thành cơ sở cho học thuyết của Phật giáo Thái Lan sau này.

2.4 . Xu-pha-xit:

Xu-pha-xít vốn là những câu châm ngôn tục ngữ. Thể hiện quan niệm và cách suy nghĩ của người Thái về đạo đức luân lí. Chúng có thể được chia nhiều loại cho nhiều đối tượng như : phụ nữ, trẻ con, người say, người nghiện,… Những xu-pha-xít này một phần là dịch từ các tác phẩm bằng

tiếng Pali của Ấn Độ, và một phần được những tác giả vô danh Thái Lan sáng tác.

-Còn nhỏ thì phải học, lớn lên hãy làm giàu -Khi nước chảy mạnh chớ để thuyền nằm ngăng -Không nên dựa vào những người mình yêu thích

Một phần của tài liệu Khát quát khu vực Đông Nam Á và văn học các nước Đông Nam Á (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w