HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu Khát quát khu vực Đông Nam Á và văn học các nước Đông Nam Á (Trang 74 - 77)

TRUYỆN THƠ TUM TIÊU

3. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT

Truyện Tum Tiêu là một tác phẩm viết về đề tài tình yêu và những vấn đề xã hội đều xoay quanh nó.

Truyện thơ Tum Tiêu với hai nhân vật Tum và Tiêu là hai nhân vật chống đối lễ giáo bằng mối tình đẹp đẽ của họ. Tum đã vượt qua giới luật của nhà sư, vượt qua lời tiên đoán của thầy, kiên quyết hoàn tục để điến với Tiêu. Tình yêu thể hiện trong Tum Tiêu khác hẳn với những mối tình đương nhiên, tiền định trong những truyện thơ trước đó. Tình yêu của Tum Tiêu là tình yêu tự nhiên, đó là một mối tình nồng cháy rất bản năng của con người, được nhen nhóm trong lòng giữa đôi trai gái đang khao khát yêu thương, hạnh phúc.

Với nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, truyện khắc họa thành công nhân vật Tiêu. Qua đó khẳng định vẽ đẹp của người phụ nữ và khát vọng chân chính trong tình yêu, đề cao tình yêu của con người bình thường và lòng chung thủy sắc son của người phụ nữ. Tiêu được sinh ra trong một gia đình khá giả mất cha từ nhỏ. Nàng Tiêu mang vẻ tiêu biểu lí tưởng của người phụ nữ Đông Nam Á nói chung và Campuchia nói riêng. Nàng đẹp dịu dàng trong sáng từ hình thể đến trong tâm hồn:

“ Tiêu đẹp như bông sứ trắng

Hoa tình khôi hương sắc nhẹ nhàng”.

Sắc đẹp của nàng nỗi danh cả một vùng làm say đắm biết bao chàng trai trong vùng:

“Nhà chị ấy khắp vùng đều biết Đẹp nỗi danh sắc đẹp chi Tiêu”

Tiêu là một gái duyên dáng xinh đẹp lắm thì Sadi Tum mới say mê ngay từ lần gặp đầu tiên và quyết tâm hoàn tục để đến với nàng như thế. Đôi mắt của Tiêu đã cướp mất trái tim của Tum:

“Ôi đôi mắt ai nhẹ nhàng e lệ Đẹp như sao mọc đầu Phum”.

Và chính đôi mắt ấy lại hiện lên trong bao nỗi nhớ của chàng Tum:

“Ôi đôi mắt của em, đôi mắt Đủ để cho ta sống cả một đời”.

Không chỉ đẹp nhất vùng nàng còn là một cô gái đẹp nhất nước. Điều này được thể hiện qua việc chon hoàng hậu của vua Rim-mia- Rich-thi. Sau bao ngày quan sứ:

“ Ngựa phi tám hướng, mười phương Từ vùng núi Bati, Rây-chat

Đến tận biển xa Cam-puông-xom”.

Không chỉ có vẻ đẹp hình thể, nàng khỏa koanws, giỏi gang ngay cả trong ngững việc lao động. Hình ảnh nàng “ Đội đầu cà-om đường thốt nốt” là hình ảnh tiêu biểu trong công việc đặc trưng văn hóa đất nước Capuchia. Dù nhà giàu có người giúp việc nhưng nàng không vì thế mà nàng quên đi bổn phận của mình “ chị Tiêu thông thạo việc thiêu mai” nàng tỏ ra là một phụ nữ đảm đang tháo vác khi “Xếp khăn thuốc gói, cau trầu cho Tum” lúc Tum phải vào kinh hầu hạ cho vua. Khi yêu Tiêu bất chấp đạo lí, sự ràng buộc của xã hội phong kiến để đến với người yêu. Qua đó thể hiện khát vọng và sự đấu tranh trong tình yêu của con người. Những tâm trạng của Tiêu từ e ngại, mong nhớ đến khao khát yêu cũng chính là tâm lí chung của bao người con gái khi yêu. Tiêu là nơi gửi gắm những ao ước, khao khát trong tình yêu của người phụ nữ. Với quan niên của cha mẹ “Đặt đâu con ngồi đấy” đã giết chết bao cuộc tình của bao đôi trai gái. Con cái nào dám chống lại cha mẹ, họ luôn phải giữ chữ hiếu hi sinh tình yêu của mình, không phaie họ e ngại gian nan mà chỉ bởi quan niệm đạo lí từ bao thế hệ không cho phép họ làm thế. Người mẹ nào mà chẳng thương con lo lắng cho tương lai của con, muốn con được sống trong giàu sang sung sướng. Mẹ Tiêu cũng như bao người mẹ khác, gia đình giàu có nhưng bà vẫn muốn con mình làm dâu con quan, làm hoàng hậu.

Mẹ Tiêu không thể từ bỏ tương lai của con mình, bà nào có thấu hiểu hết lòng của con gái. Từ lần gặp mặt đầu tiên họ đã yêu nhau, Tiêu đã bất chấp Tiêu là sư tiểu,

Tiêu vượt qua các quan niệm phong kiến cùng Tum trao nhau kĩ vật hứa hẹn chờ Tum hoàn tục trở về. Những ngày tháng chờ đợi trong lòng nàng. Những ngày tháng chờ đợi trong lòng nàng bao nỗi nhớ dâng trào, làm nàng đau đớn, buồn bã vô cùng. Nỗi đau thầm kín trong lòng nàng ngày một càng tăng lên và nàng đã thực sự đau đớn gấp trăm ngàn lần hơn nữa khi mẹ nàng báo tin sẽ gả nàng cho Mơn- Nguôn.

Qua hai nhân vật chính, truyện thơ Tum Tiêu đã khẳng định phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ và khát vọng chân chính của người bị áp bức đề cao tình yêu của con người bình thường, đề cao lòng chung thủy. Ở đây cái tôi, cái chứng kiến của cá nhân, sức mạnh của con người được nâng lên. Tum là nhân vật có tính cách mãnh liệt, chàng bất chấp tất cả giáo lí của Thần Phật để chạy theo tiếng gọi của tình yêu. Cả Tum và Tiêu đều là những nhân vật thể hiện sâu sắc nhất mâu thuẫn giữa tình yêu hồn nhiên vô tư và những khuôn phép lợi ích xã hội giứa lí trí và tình cảm, giữa khát vọng yêu đương tha thiết với những quan niệm lễ giáo, đạo đức phong kiến chật hẹp và những tính toán lợi ích tầm thường. Tum và Tiêu là hai nhân vật chính chứa đựng trong mình một cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt, vượt qua tất cả những trở ngại đầy quyền lực để đến với nhau.

Song song với hình ảnh tốt đẹp của nhân vật chính là hình ảnh của những con người tham lam, vị kỷ đến mức mù quáng, độc ác. Trong truyện này, nhân vật phản diện gậy bất ngờ và ghê sợ nhiều nhất là mẹ tiêu. Vì tham lam bà ta sẳn lòng làm đủ mọi việc xấu xa, tàn ác: ép con từ bỏ hạnh phúc để đến với người mà con bà không yêu, mang con vào cung để đưa con lên làm hoàng hậu. Chính bà đã cho tay chân đánh đập Tum cho đến chết, gián tiếp gây ra cái chết cho con gái mình.

Một nhân vật khác cũng lên án là Arơchun và con trai của hắn. Hắn đại diện cho sự lộng hành của tầng lớp phong kiến quan lại ở địa phương. Hắn cậy quyền cậy thế, vượt lên trên giáo lí phong kiến. Nhưng kẻ ác phải đền tội, hắn bị nhà vua trừng phạt nặng nề.

Tum Tiêu đề cập đến vấn đề bi kịch của đôi trai tài gái sắc xuất thân từ tầng lớp lao động bình dân: là tiếng hát ngợi ca hạnh phúc đích thực, chân chính của con người: là tiếng ca của niềm tin vào chính nghĩa vào nghĩa tình, vào cái đẹp, cái thiện và lời kêu gọi đấu tranh chống lại tất cả những gì chà đạp lên hạnh phúc xứng đáng của con người.

Một phần của tài liệu Khát quát khu vực Đông Nam Á và văn học các nước Đông Nam Á (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w