I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ THÁI LAN
3. VĂN HỌC THỜI KÌ AGIUTTHAGIA (TK XIV – XVIII)
Lịch sử hình thành triều đại Agiutthagia chưa được biết chắc chắn.
Người ta chỉ còn giữ lại được một số truyền thuyết kể về sự sáng lập của triều đại này mà thôi. Lịch sử hình thành của triều đại này chỉ được biết đến thông qua những truyền thuyết kể về ông hoàng Ù-thoong, ông vua đầu tiên của vương triều Agiutthagia (từ năm 1350) dưới danh hiệu Rama Thi-bột-đi đệ Nhất. Triều vua đầu tiên này ít quan tâm đến Phật giáo mà chủ yếu đang tiếp nhận Bà-la-môn giáo của người Khơ-me đưa lại. Do đó triều vua Rama Thi-bột-diddax có một loạt sách giáo khoa viết về những công thức hành động chủ yếu của một nhà vua, những điều lệ và những lời cầu nguyện của các bộ lễ… Những bài này được viết bằng thơ, và như vậy đây chính là những bài thơ dài đầu tiên của văn hoạc Thái Lan. Một trong những bài thơ đó là bài Praka Seng Nam (điều lệ nguyền rủa nước). Đây là một lời nguyền rủa dài để trị thủy, một lời cầu trời chống lại nạn lụt được đọc vào mùa mưa lớn. Ngoài ra, dưới triều vua này cũng đã xuất hiện những bộ luật đầu tiên của Thái Lan trong đó đáng lưu ý là bộ Khotnon Thiên-ban mà theo các nhà nghiên cứu thì tác giả của nó là Rama Thi-bột đi. Bộ luật kể tỉ mỉ những việc làm của nhà vua và những quy định về điều lệ của nội bộ cung đình.
3.2 . Tác phẩm Ma-hả Xạt:
Đến triều Tray Lokanat thì văn học Thái Lan tiến lên một bước lớn và được ghi nhận bằng tác phẩm bất hủ Ma-hả Xạt. Tray Lokanat là con của Rama Thi-rát đệ Nhị. Ông vốn là một vị vua mộ đạovà chính ông là ngươi đã nối lại mối quan hệ truyền thống giữa triều đình với giới tăng lữ cao cấp của Phật giáo. Sau khi lên ngôi và làm hết bổn phận của mình, ông nhường ngôi cho con trai và rút về tu. Thời gian này ông đã phụ trách một hội đồng
bao gồm các vị cao tăng có trình độ học vấn cao về giáo lí Phật giáo, thảo ra một cuốn sách quan trọng, đó là cuốn Ma-hả Xạt (Đại kiếp). Đây là một bộ sách lớn nói về tiền kiếp của đứt Phật Thích Ca. Ma-hả Xạt đã chiếm một vị trí cực kì quan trọng nền văn học Thái Lan và trong suốt một thời kì lịch sử dài nó là bộ sách duy nhất nói về cuộc đời đức Phật bằng tiếng Thái. Ngay từ khi ra đời, Ma-hả Xạt đã được tất cả nhân dân Thái Lan hâm mộ. Việc đọc Ma-hả Xạt đã trở thành nghi lễ tôn giáo quan trọng vào bậc nhất ở Thái Lan. Tác phẩm cũng đã được dùng là bộ sách giáo lí cho Phật tử Thái Lan và cũng đã được là một trong nhưng bảo vật của các vị sư trong sự nghiệp hoằng pháp của mình. Cho đến nay việc đọc thuộc lòng Ma-hả Xạt vẫn còn là nghi lễ Phật giáo quan trọng ở Thái Lan.
Toàn bộ bài thuyết giáo Ma-hả Xạt gồm 13 chương. Chương I là lời nói đầu, ở đó trình bày những hoàn cảnh khiến cho đức phật phải kể lại cuộc đời của mình khi đang còn là ông hoàng Vệt-xẳn-đon, con trai của vau Xonxay.
Chương II và chương III nói về đức tính thương người bẩm sinh của ông hoàng này. Ông thường phân phát tất cả của cải trong cung điện của vua cha cho người nghèo. Vì vậy ông đã vấp phải sự phải ứng dữ dội của những người trong hoàng tộc . Vệt-xẳn-đon bị xua đuổi, phải cùng vợ với hai con nhỏ, một trai một gái, rời bỏ đất nước ra đi. Chương IV kể về ông hoàng Vệt-xẳn-đon tu hành dưới chân núi Uông-khốt trong một khu rừng ở thiên đường Hymavan. Hằng ngày trông khi người vợ đi nhặt trái cây về ăn ti Vêt- xẳn-đon thiền định trong rừng. Chương V kể về một vị gióa sĩ Bà-la-môn tên là Su-sốc xứ Kalongga. Vị giáo sĩ này có một người vợ rất thích có nô lệ và một hôm bà ta đòi chồng phải đến hỏi Vệt-xẳn-đon nổi tiếng tốt bụng để xin hai đứa con của ông. Chương VI và chương VII kể về cuộc hành trình của Su-sốc đi tìm Vệt-xẳn-đon. Trên đường đi y gặp ẩn sĩ A-sút và hỏi đường. A-sút chỉ đương fcho y và còn tả cho y biết cảnh đẹp của vung Hymavan. Chương VIII kể về cuộc gạp gỡ giữa Su-sốc và Vệt-xẳn-đon. Su- sốc yêu cầu Vệt-xẳn-đon cho y hai đứa con của ông để y đưa chúng về làm nô lệ cho vợ. Vệt-xẳn-đon đã đồng ý cho cả hai đứa con. Toàn bộ chương IX chỉ dành để miêu tả nỗi đau đớn của Naxi, người vợ của Vệt-xẳn-đon khi bị mất con. Đến chương X thì có một giáo sĩ Bà-la-môn khác đến xin Vệt-xẳn- đon cả người vợ của ông nữa. Vệt-xẳn-đon cũng bằng lòng và trong khi chuẩn bị chia tay với vợ thì vị giáo sĩ Bà-la-môn này hiện nguyên hình là thần Inđra đến thử ông một lần cuối. Chương XI nói về Su-sốc cùng với hai
đứa trẻ đi lạc đến Xyuy (đất nước của vua cha Vệt-xẳn-đon). Đức vua Sonsay nhận ra cháu mình liền chuộc lại với giá ngoài sức tưởng tượng. Su- sốc lấy một phần trong số của cải đó đổi lấy thức ăn và ăn một mình rồi lăn ra chết vì bội thực. Lúc đó nhà vua bảo cháu đưa đường đi tìm Vệt-xẳn-đon ở trong rừng. Chương XII kể việc gặp gỡ cảm động của Vệt-xẳn-đon với gia đình. Chương XIII kể về việc ông hoàng Vệt-xẳn-đon trở về nhận ngai vàng ở Xyuy.
Ma-hả Xạt còn à một bộ sách có giá trị lớn về mặt nghệ thuật. Tác phẩm được viết bằng hình thức thơ theo các thể thơ Thái Lan như : khloong, xẳng, ráp và ray. Nghệ thuật gieo vần hết sức điêu luyện làm cho âm điệu bài thơ lúc nào cũng du dương trầm bổng. Nghệ thuật tả cảnh đạt trình độ cao tới mức có thể làm cho người nghe như lạc vào chốn mê cung và nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật hoàn chỉnh tới mức có thể làm cho người đọc lẫn người nghe phải rơi nước mắt. Vì vậy mà rất hiển nhiên khi ta thấy ở Thái Lan ai cũng rất thích nghe và rất thích đọc các chương VII, VIII và IX vốn là các chương tiêu biểu cho nghệ thuật tả cảnh và tả nội tâm nhân vật.
Ma-hả Xạt đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhaann dân Thái Lan trong ngày lễ lớn nhất của mình là Phara Vệt. Cả trẻ lẫn già ai cũng say sưa ngồi nghe đọc Ma-hả Xạt từ sáng tinh mơ cho đến tận 8 giờ tối.
3.3. Phra Lo :
Đầu thế kỉ XVII được đánh dấu trong văn học Thái Lan bằng sự ra đời của một bài thơ lớn nhan đề Phra Lo. Bài thơ này hiện vẫn chưa xác định được ai viết và viết vào lúc nào. Người ta chỉ mới nhận định rằng đây là tác phẩm của ông hoàng nào đó sống vào cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII viết.
Chủ đề của Phra Lo lấy từ trong một truyện tranh Lào và Mianma. Đây là tiểu thuyết bằng thơ kể về một tình yêu đau khổ cửa ba trai gái thuộc hai gia đình thù định nhau. Truyện được kể vắn tắt như sau :
Có hai vương quốc Xong và Xuông ở gần nhau thường hay xích mích và đã thù ghét nhau từ lâu. Hoàng thân Phisay cai trị vương quốc Xong và hoàng thân Phra Lo cai trị vương quốc Xuông. Phisay có hai con giá tên là Phươn và Phen. Hai chị em thân nhau như hai người bạn và không bao giờ rời nhau. Cha của Phisay mới bị cha của Phra Lo giết chết. Vì vậy mà sự thù hằn giữa hai gia đình đã lên đến mức cực đỉnh. Phươn và phen nghe đồn và tài năng và vẻ đẹp của Phra Lo nên đã tìm cách lôi kéo chàng về với họ. Hai
nàng sai hai người tâm phúc tìm cách đưa chàng trai trẻ tuổi đến lâu đài gần thành Xong, nơi mà hai nàng đang sống với bà nội. Hai người tâm phúc đi tìm một lão phù thủy sống trong rừng nhờ lão giúp đỡ chuẩn bị cho họ một bùa mê. Hai người về báo lại cho chủ biết việc đã làm. Còn lão phù thủy thì chuẩn bị công việc mê hoặc Phra Lo. Một ngày kia Phra Lo đi săn thì gặp một con gà rừng. Mải theo mồi nên chàng bỏ các bạn săn lại và một mình lạc vào rừng sâu. Cảnh đẹp của núi rừng đã cuống hút chàng. Đi suốt một ngày đường thì chàng vượt khỏi biên giới sang xứ Xong và cho đến chiều tối thì lạc vào vườn hoa của Phương và Phen. Trong vườn có cái ao và chàng xuống tắm thì bị hai người tâm phúc cuả hai công chúa bắt về lâu đài. Lập tức Phra Lo mê luôn cả hai chị em. Ba người thường xuyên vụng trộm gặp nhau, và buổi nào cũng vậy Phra Lo luôn dằn vặt tự kiếm chế trái tim của mình để bảo vệ danh dự. Nhưng cuối cùng tình yêu vẫn chiến thắng. Sự việc đến cuối cùng bị bại lộ vì có kẻ đã tố giác cho mẫu hậu và Phisay. Ông Phisay bắt được quả tang Phra Lo trong nhà các con gái.Phra Lo quỳ xuống chân Phisay xin ông cho chàng lấy hai công chúa. Phisay tuy nắ giữ vương quốc Xong, nhưng ông là người không ham thích các cuộc chiến tranh tàn khốc bấy lâu giữa hai vương quốc. Phisay lại không có con trai nên nếu Phra Lo lấy hai nàng thì sẽ hợp nhất được hai vương quốc và nhờ vậy mà kết thúc được cuộc chiến tranh tàn phá hai nước. Phisay đã đồng ý gả hai con cho kẻ thù. Nhưng mẹ của Phisay thì đùng đùng tức giận. Bà đi tìm con và trút lên đầu Phisay những lời nguyền rủa cay độc. nhưng cũng không làm thay đổi quyết định của ông. Cuối cùng chính bà mẹ của Phisay đã nói dối quân lính là vua truyền phải giết chết Phra Lo và hai công chúa. Sau một trận đấu kiếm vô cùng dũng cảm chống lại quân lính. Phra Lo và hai công chua bị trúng tên thuốc độc và chết đứng bên nhau. Phisay biết tin giữ vội chạy đến thì đã muộn. Ông đau đớn vật vã bên xác các con và sau đó ra lệnh trừng phạt những kẻ đã ám hại các con của mình. Bà mẹ của Phisay bị giết một cách tàn nhẫn. Phisay và mẹ của Phra Lo đã cùng thỏa thuaanjchia tro tàn của các con sau khi hỏa táng.
Tác phẩm Phra Lo được viết theo thể thơ khloong và thể ray. Vần điệu bài thơ rất chặt chẽ và ru dương. Phong cách viết rất trong sáng và sảng khoái.
Thời kì này cũng xuất hiện hàng loạt các Ni-rát. Đó là các bài thơ tình yêu nói về cảnh li biệt trong lúc đang du hành trên đường xa.
Bắt đầu từ triều vua Phra Narai đến cuối thế kỉ XVII nền văn học Thái Lan được tô điểm bằng một loạt tác phẩm thơ dài. Giai đoạn này xuất hiện rất nhiều bài thơ được viết theo nhiều thể thơ khác nhau và nội dung cũng phong phú.
4.VĂN HỌC THỜI KÌ BANGKOK :
Thời kì này là thời kì phục hưng văn học mà nó đã thể hiện phần nào từ triều vua Boromakhot. Triều vua đầu tiên của thời kì này là vua Chặc-kra (Rama I). Vua Rama I đã noi gương vua Thôn Buri thúc đẩy nền văn học tiến lên một bước mới. Ông đã dành một phần thời gian để làm thơ và động viên các văn võ bá quan cùng các nhà thơ lưu tâm hơn nữa đến văn học. Nhà vua đã cùng với nhóm văn học của mình tiến hành viết lại các kịch bản dân gian cũ theo thể thơ và thêm vào các chủ đề nguyên thủy lấy từ các paniat jakata. Nhà vua cũng tự sáng tác một số tác phẩm cho đội kịch trình diễn.
Trong thời đại Rama I đã xuất hiện nhiều nhà thơ có tài nhờ sự quan tâm của nhà vua. Nhiều bài thơ đến nay vẫn còn lưu giữ và trở thành di sản văn học quý của Thái Lan.
Dưới thời vua Rama II văn học càng được quan tâm và thu được nhiều kết quả rực rỡ hơn. Vua Rama II cùng với hội sáng tác của mình tiếp tục làm công việc trích tuyển thơ văn như các vị vua trước. Ngoài ra ông còn đặc biệt quan tâm đến việc cách tân nền sân khấu hoàng gia bằng việc mở rộng số lượng các vở diễn.
Triều đại vua Rama II đã tạo ra một loạt các nhà thơ xuất chúng trong đó phải kể đến Xủn Thon Phu, Naranh, Phiatrang, Thepmori, Maha Xác, Xủn Thon Phu nổi lên như một ngôi sao sáng nhất trong nhóm sáng tác văn học của vua Rama II.
Đến triều vua Rama III văn học không còn sôi nổi như các triều vua trước nữa. Văn học Thái Lan được qua tâm thích đáng dưới triều vua Rama
Bắt đầu từ triều vua Rama V trong văn học Thái Lan đã xuất hiện nhiều tác phẩm bằng văn xuôi và các truyện ngắn cũng được ra đời.