Ví dụ 1 : Tổ chức hoạt động nhóm để củng cố công thức nghiệm của phương trình và điều kiện có nghiệm của phương trình
*) Chuẩn bị:
- Phân nhóm: 4 học sinh là một nhóm.
- Phiếu học tập cho các nhóm.
- Giấy A4 để các nhóm ghi kết quả.
- Máy chiếu để chiếu kết quả của các nhóm.
*) Tiến hành thực hiện hoạt động nhóm
- Bước 1: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và hướng dẫn thực hiện
Nhóm 1-nhóm 2-nhóm 3: Giải các phương trình sau
3)
Nhóm 4-nhóm 5-nhóm 6: Giải các phương trình sau
6)
Nhóm 7-nhóm 8-nhóm 9-nhóm 10: Giải các phương trình sau
9)
- Bước 2: Thực hiện hoạt động nhóm
• Giáo viên:
Theo dõi học sinh làm việc theo nhóm và nhắc nhở nếu có học sinh trong nhóm không làm việc.
Quan sát để hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn: Chú ý cho học sinh đơn vị đo góc trong mỗi phương trình để viết công thức nghiệm.
• Học sinh:
Các thành viên của nhóm độc lập suy nghĩ, thảo luận và thống nhất để đi đến kết quả chung.
Cử đại diện ghi lại kết quả làm việc của nhóm mình.
• Thời gian làm việc của mỗi nhóm : 5 phút
- Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả và phản biện
• Các nhóm nộp kết quả, các nhóm có nhiệm vụ giống nhau thì nhóm hoàn thành nhanh nhất trình bày kết quả (người trình bày là do nhóm khác chỉ định)
• Sản phẩm của các nhóm.
• Các nhóm còn lại quan sát phần trình bày để nhận xét, phản biện.
Nhóm 1-nhóm 2-nhóm 3: Giải các phương trình sau
3)
Đại diện nhóm 3 lên trình bày kết quả cả nhóm, nhóm 2 và nhóm 1 đều khẳng định hai câu đầu nhóm 3 làm đúng tuy nhiên câu số( 3) không làm theo độ vì góc ở đây được đo theo đơn vị radian. Giáo viên đồng ý với nhận xét của hai nhóm và chiếu cho cả lớp bài làm của hai nhóm 1, nhóm 2.
Nhóm 4-nhóm 5-nhóm 6: Giải các phương trình sau
6)
Đại diện nhóm 4 lên trình bày kết quả, hai nhóm 6 và nhóm 5 nhận xét hai câu đầu nhóm 6 làm đúng câu cuối sai vì công thức nghiệm ở đây phải viết theo độ. Giáo viên khẳng định lại cho cả lớp nhóm 6 làm đúng.
Nhóm 7-nhóm 8-nhóm 9-nhóm 10: Giải các phương trình sau
9)
Đại diện nhóm 10 lên trình bày kết quả, hai nhóm 7, 9 và 8 đồng ý với kết quả trên. Tuy nhiên nhóm 9 làm sai câu (7) vì không để ý điều kiện có nghiệm của phương trình, giáo viên chiếu bài làm của nhóm 9 để cả lớp quan sát.
- Bước 4: Đánh giá kết quả và củng cố lại lí thuyết.
• Các nhóm làm việc rất tích cực khen ngợi nhóm 4 và nhóm 10 đã làm bài rất nhanh và chính xác.
• Củng cố lại cho học sinh điều kiện có nghiệm của phương trình và công thức nghiệm của phương trình.
*) Hiệu quả của hoạt động nhóm :
• Sau khi học xong lí thuyết về phương trình để củng cố nếu
giáo viên cho một loạt phương trình dạng thì học sinh sẽ dễ bị nhàm chán, thay vào đó ta tổ chức hoạt đông nhóm như trên học sinh sẽ làm bài một cách hào hứng và sôi nổi.
• Giáo viên phát hiện được những học sinh tiếp thu bài mới nhanh để có những biện pháp bồi dưỡng.
• Trong khoảng thời gian 10 phút thực hiện hoạt động nhóm học sinh nhớ được công thức nghiệm của phương trình trong các trường hợp khác nhau đồng thời khả năng giao tiếp , nói trước đám đông của học sinh dần được cải thiện. Đặc biệt học sinh có thể sửa sai cho nhau. Từ đó học sinh được khắc sâu hơn trường hợp nào dùng độ, trường hợp nào dùng radian.
Ví dụ 2: Tổ chức hoạt động nhóm để củng cố để củng cố các kiến thức về hai đường thẳng song song;đường thẳng song song với mặt phẳng; hai mặt phẳng song song.
*) Chuẩn bị:
- Phân nhóm: Chia 8 học sinh một nhóm phân công nhóm trưởng (lớp có 5 nhóm) - Phiếu học tập cho các nhóm: Chuẩn bị 5 phiếu học tập gồm ba câu hỏi:
Câu hỏi 1: Nêu phương pháp chứng minh hai đường thẳng song song?
Câu hỏi 2: Nêu phương pháp chứng minh đường thẳng song songvới mặt phẳng?
Câu hỏi 3: Nêu phương pháp chứng minh hai mặt phẳng song song song song?
- Giấy A4 để các nhóm ghi kết quả.
- Máy chiếu để chiếu kết quả của các nhóm.
*) Tiến hành thực hiện hoạt động nhóm
- Bước 1: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và hướng dẫn thực hiện
Nhiệm vụ các nhóm như nhau: thảo luận và ghi câu trả lời ba câu hỏi trong phiếu học tập của mình vào giấy A4 được phát.
- Bước 2: Thực hiện hoạt động nhóm
• Giáo viên:
Theo dõi học sinh làm việc theo nhóm và nhắc nhở nếu có học sinh trong nhóm không làm việc.
Quan sát để hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn: Yêu cầu học sinh nhớ lại các phương pháp chứng minh đã dùng để làm bài tập, các định lí hệ quả liên quan đến quan hệ song song.
• Học sinh:
Các thành viên của nhóm độc lập suy nghĩ, thảo luận và thống nhất để đi đến kết quả chung.
Cử đại diện ghi lại kết quả làm việc của nhóm mình.
• Thời gian làm việc của mỗi nhóm : 5 phút
- Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả và phản biện
• Các nhóm nộp kết quả, nhóm hoàn thành nhanh nhất trình bày kết quả (người trình bày là do nhóm khác chỉ định)
• Các nhóm còn lại quan sát phần trình bày để nhận xét, phản biện.
Nhóm 4 làm nhanh nhất lên trình bày kết quả, các nhóm còn lại lần lượt bổ sung.
Tuy nhiên không có nhóm nào nêu đầy đủ được các phương pháp chứng minh song song, kết quả đúng là tổng hợp bài của tất cả các nhóm. Giáo viên chiếu kết quả:
- Bước 4: Đánh giá kết quả và củng cố kiến thức về quan hệ song song.
• Các nhóm rất tích cực làm việc, hầu hết các nhóm đều nêu ra được các phương pháp chứng minh quan hệ song song hay dùng. Khả năng thuyết trình của đại diện nhóm 4 tốt.
• Chiếu phần tổng hợp các phương pháp chứng minh quan hệ song song Chứng minh hai đường thẳng song song
+) Chứng minh hai đường cùng thuộc một măt phẳng và dung phương pháp chứng minh hai đường song song trong mặt phẳng: định lí đường trung bình ; định lí Talet;..
+) Cùng song song với đường thẳng thứ 3
+) Dùng tính chất hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hau đường song song thì giao tuyến của chúng nếu có cũng song song với hai đường đó
+) Dùng định lí về giao tuyến của ba mặt phẳng
+) Dùng tính chất : .Nếu
thì
+) Dùng tính chất:Nếu một mặt phẳng cắt hai mặt phẳng song song thì sẽ cắt theo hai
Chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng +)
+)
Chứng minh hai mặt phẳng song song
+) Dùng tính chất :Nếu (P) chứa hai đường cắt nhau cùng song song với mp(Q) thì (P)//(Q)
+) Dùng tính chất hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thứ ba thì song song với nhau.
*) Hiệu quả của hoạt động nhóm : Qua viêc thưc hiện hoạt động nhóm trên tôi thấy:
- Mỗi học sinh, mỗi nhóm không nêu được đầy đủ các phương pháp chứng minh đây là điều kiện để các thành viên trong nhóm hợp tác; bổ sung ý kiến cho nhau qua đó kiến thức của mỗi em được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
- Khi dạy một tiết ôn tập chương nếu hệ thống lại các kiến thức của chương bằng cách liệt kê thì học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán ngay từ đầu tiết, không tạo được không khí hứng thú học tập cho học sinh đặc biệt là với bộ môn hình không gian. Chính vì vậy tổ chức hoạt động nhóm xen kẽ vào tiết học sẽ tạo được hứng thú cho học sinh.
Ví dụ 3 : Tổ chức hoạt động nhóm để củng cố khái niệm hình chóp và hình tứ diện.
Khi học xong khái niệm hình chóp và hình tứ diện tôi giao nhiệm vụ cho các nhóm tương ứng với các tổ trong lớp về làm các mô hình.
Bước 1: Chia lớp thành các nhóm ( 4 nhóm mỗi tổ là 1 nhóm ) phân công nhóm trưởng và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
+) Tổ 1: Làm mô hình chóp tam giác +)Tổ 2: Làm mô hình chóp tứ giác
+)Tổ 3: Làm mô hình chóp tứ giác có đáy là hình bình hành +) Tổ 4: Làm mô hình chóp có đáy là hình chữ nhật
Bước 2: Thực hiện hoạt động nhóm (1 tuần)
• Những việc cần làm:
Nhóm họp bàn và phân công nhiệm vụ cho các thành viên;
Xác định hình thức sẽ làm, nguyên liệu, các nguồn nguyên liệu, công cụ cần chuẩn bị. Chuẩn bị công cụ và nguyên liệu.
Tiến hành làm mô hình và đánh giá mô hình.
Viết báo cáo, xây dựng sản phẩm.
• Thời gian: 1 tuần
Bước này học sinh tự làm nhưng giáo viên cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra tiến độ thực hiện.
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả: Trình bày trong 5 phút đầu của tiết hình tiếp theo
Bước 4: Đánh giá kết quả: Sau khi các nhóm trình bày xong sản phẩm của nhóm mình giáo viên nhận xét chung sự chuẩn bị và sản phẩm của các nhóm
• Sản phẩm của nhóm 1, nhóm 2 làm rất đẹp thể hiện 2 nhóm làm việc rất nghiêm túc, cẩn thận. Giáo viên cộng cho các thành viên hai nhóm này một điểm vào bài kiểm tra 15 phút.
• Phê bình nhóm 4 vì sản phảm làm cẩu thả, không đẹp.
*) Hiệu quả của hoạt động nhóm : Qua hoạt động nhóm trên tôi thấy
- Học sinh học hình một cách trực quan hơn; khả năng làm việc theo nhóm được nâng cao.
- Với việc tự làm các mô hình khả năng tư duy hình trong các bài tập hình không gian của học sinh tốt hơn.