Tổ chức hoạt động nhóm trong việc ôn tập hai chuyên đề ôn thi THPT quốc gia

Một phần của tài liệu sang kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học một số nội dung của chương trình toán lớp 11 (Trang 39 - 47)

Ví dụ 1:Tổ chức hoạt động nhóm hệ thống kiến thức về phương trình vô tỉ

Bước 1: Chia lớp thành các nhóm phân công nhóm trưởng(lớp tôi thực hiên hoạt động nhóm này là lớp chọn không có học sinh cá biệt): Tôi chia nhóm theo năng lực học tập của các thành viên

Nhóm 1(các thành viên của nhóm là các em có học lực trung bình): 6 học sinh.

Nhóm 2(các thành viên của nhóm là các em có học khá và giỏi): Có 14 học sinh.

Nhóm 3(các thành viên của nhóm là các em có học khá và giỏi): Có 12 học sinh.

Nhóm 4(các thành viên của nhóm là các em có học khá và giỏi): Có 10 học sinh.

• Nhiệm vụ của mỗi nhóm như sau

o Nhóm 1: Có nhiệm vụ hệ thống lại các dạng phương trình vô tỉ cơ bản đã học(

, nêu phương pháp giải mỗi loại lấy 5 ví dụ; trình bày ra giấy A4.

o Nhóm 2(các thành viên của nhóm là các em có học khá và giỏi): Có nhiệm vụ trình bày về phương pháp đặt ẩn phụ (Dấu hiệu nhận biết đặt 1 ẩn; 2 ẩn, mỗi loại lấy từ 5 ví dụ trở lên) trình bày ra giấy A4.

o Nhóm 3(các thành viên của nhóm là các em có học khá và giỏi): Có nhiệm vụ trình bày về phương pháp nhân liên hợp (Cách ấn máy tính tìm nghiệm; cách thêm bớt để liên hợp ; lấy 5 ví dụ trở lên) trình bày ra giấy A4.

o Nhóm 4(các thành viên của nhóm là các em có học khá và giỏi): Có nhiệm vụ trình bày về phương pháp đánh giá và lượng giác hóa nêu dấu hiệu nhận biết và lấy từ 5 ví dụ trở lên.

Bước 2: Thực hiện hoạt động nhóm : Các nhóm thực hiện trong 4 tuần giáo viên thường xuyên đôn đốc kiểm tra tiến độ thực hiện, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên của nhóm mình, phân công những bạn có chữ đẹp làm thư kí để trình bày vào giấy A4.

Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả (tiết tự chọn): Trước khi các nhóm trình bày tôi hướng dẫn chung các nhóm về cách trình bày

Nhóm 1 trình bày đầu tiên

o Người trình bày kết quả làm việc của nhóm là do nhóm khác chỉ định.

o Sau khi nhóm 1 trình bày xong các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung: Với các lớp tôi thực hiện thì nhóm được giao nhiệm vụ này thực hiên tương đối tốt không cần bổ sung.

o Cuối cùng giáo nhận xét và hoàn thiện bài làm của nhóm 1, cho điểm nhóm 1.

Nhóm 2 trình bày thứ 2

o Người trình bày kết quả làm việc của nhóm cũng là do nhóm khác chỉ định.

o Sau khi nhóm 2 trình bày xong các nhóm còn lại nhận xét , phản biện và bổ sung: Các nhóm chủ yếu phản biện phần dấu hiệu nhận biết .

o Cuối cùng giáo nhận xét và hoàn thiện bài làm của nhóm 2, cho điểm nhóm 2. Giáo viên yêu cầu nhóm 2 đưa thêm phần dấu hiệu nhận biết vào bài viết của nhóm mình

Nhóm 3 trình bày thứ 3

o Người trình bày kết quả làm việc của nhóm cũng là do nhóm khác chỉ định.

o Sau khi nhóm 3 trình bày xong các nhóm còn lại nhận xét , phản biện và bổ sung: Các nhóm chủ yếu phản biện phần tại sao tìm ra được biểu thức liên hợp, do tìm hiểu kĩ nên nhóm 3 cũng trả lời phản biện tương đối tốt(nhờ đoán nghiệm và ấn máy tính).

o Cuối cùng giáo nhận xét và hoàn thiện bài làm của nhóm 3, cho điểm nhóm 3. Giáo viên hướng dẫn học sinh chi tiết hơn cách ấn máy tính để tìm ra biểu thức liên hợp và nhẩm nghiệm.

Nhóm 4 trình bày cuối cùng

o Người trình bày kết quả làm việc của nhóm cũng là do nhóm khác chỉ định.

o Sau khi nhóm 4 trình bày xong các nhóm còn lại nhận xét , phản biện và bổ sung.

o Cuối cùng giáo nhận xét và hoàn thiện bài làm của nhóm 4, cho điểm nhóm 4. Giáo viên yêu cầu nhóm 4 đưa thêm phần dấu hiệu nhận biết vào bài viết của nhóm mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả. Nhận xét phần trình bày và sự chuẩn bị của các nhóm.

Ví dụ2: Tổ chức hoạt động nhóm hệ thống kiến thức về hệ phương trình.

Bước 1: Chia lớp thành các nhóm phân công nhóm trưởng(hai lớp tôi thực hiên hoạt động nhóm này là hai lớp chọn không có học sinh cá biệt) :Tôi chia nhóm theo năng lực học tập của các thành viên trong nhóm mỗi nhóm có 10 học sinh (giống với các nhóm làm về phương trình vô tỉ) và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

Nhóm 1(các thành viên của nhóm là các em có học lực trung bình): Có nhiệm vụ hệ thống lại các dạng hệ phương trình cơ bản: rút thế ;đối xứng ; đẳng cấp; nêu phương pháp giải , dấu hiệu mỗi loại lấy 5 ví dụ ; trình bày ra giấy A4

Nhóm 2(các thành viên của nhóm là các em có học khá và giỏi): Có nhiệm vụ trình bày về phương pháp đặt ẩn phụ (Dấu hiệu nhận biết mỗi loại lấy từ 5 ví dụ trở lên) trình bày ra giấy A4

Nhóm 3(các thành viên của nhóm là các em có học khá và giỏi): Có nhiệm vụ trình bày về phương pháp phân tích một phương trình thành tích rồi thế vào phương trình còn lại lấy 5 ví dụ trở lên trình bày ra giấy A4

Nhóm 4(các thành viên của nhóm là các em có học khá và giỏi): Có nhiệm vụ trình bày về phương pháp đánh giá và lượng giác hóa nêu dấu hiệu nhận biết và lấy từ 5 ví dụ trở lên Bước 2: Thực hiện hoạt động nhóm : Các nhóm thực hiện trong 3 tuần giáo viên thường xuyên đôn đốc kiểm tra tiến độ thực hiện , nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên của nhóm mình , phân công những bạn có chữ đẹp làm thư kí để trình bày vào giấy A4 Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả (tiết tự chọn)

Nhóm 1 trình bày đầu tiên

o Người trình bày kết quả làm việc của nhóm là do nhóm khác chỉ định.

o Sau khi nhóm 1 trình bày xong các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung: Các nhóm chủ yếu nhận xét nên đưa thêm phần dấu hiệu nhận biết .

o Cuối cùng giáo nhận xét và hoàn thiện bài làm của nhóm 1, cho điểm nhóm 1.

Nhóm 2 trình bày thứ 2

o Người trình bày kết quả làm việc của nhóm cũng là do nhóm khác chỉ định.

o Sau khi nhóm 2 trình bày xong các nhóm còn lại nhận xét , phản biện và bổ sung: Các nhóm chủ yếu phản biện phần dấu hiệu nhận biết .

o Cuối cùng giáo nhận xét và hoàn thiện bài làm của nhóm 2, cho điểm nhóm 2.

Nhóm 3 trình bày thứ 3

o Người trình bày kết quả làm việc của nhóm cũng là do nhóm khác chỉ định.

o Sau khi nhóm 3 trình bày xong các nhóm còn lại nhận xét , phản biện và bổ sung: Các nhóm chủ yếu phản biện có cách nào để tìm ra được biểu thức để phân tích về dạng tích . Nhóm 3 cũng trả lời tương đối tốt

o Cuối cùng giáo nhận xét và hoàn thiện bài làm của nhóm 3, cho điểm nhóm 3. Giáo viên hướng dẫn học sinh chi tiết hơn cách tìm biểu thức phân tích về dạng tích.

o Người trình bày kết quả làm việc của nhóm cũng là do nhóm khác chỉ định.

o Sau khi nhóm 4 trình bày xong các nhóm còn lại nhận xét , phản biện và bổ sung.

o Cuối cùng giáo nhận xét và hoàn thiện bài làm của nhóm 4, cho điểm nhóm 4. Giáo viên yêu cầu nhóm 4 đưa thêm phần dấu hiệu nhận biết vào bài viết của nhóm mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả. Nhận xét phần trình bày và sự chuẩn bị của các nhóm Hai ví dụ trên tôi thực hiện với học sinh lớp 11 nên chưa có phương pháp hàm số Qua hoạt động nhóm trên tôi thấy :

Bài làm của các nhóm tốt do được chuẩn bị kĩ và tham khảo thêm các tài liệu nên các tài liệu.

Người trình bày do nhóm khác chỉ định nên các thành viên trong mỗi nhóm tích cực giảng dạy cho nhau những phần mà thành viên khác không hiểu .

Học sinh phát huy được tinh thần tự học rất cao: Tự tìm sách vở, tài liệu liên quan đến các vấn đề của nhóm mình, nghiên cứu kĩ thì phần trả lời phản biện mới làm tốt được.

Học sinh phát huy được tinh thần làm việc theo nhóm, sản phẩm của mỗi nhóm sau khi được góp ý có thể làm tài liệu tham khảo cho chính các em khi ôn thi trung học phổ thông quốc gia .

2.2.3- Những khó khăn khi thực hiện và biện pháp khắc phục.

a)Giáo viên:

Sử dụng hoạt động nhóm giáo viên phải thường xuyên theo dõi và nhắc nhở học sinh, dự kiến các câu hỏi để vấn đáp học sinh nếu cần thiết.

Xử lý các tình huống nảy sinh như thế nào? Nếu giáo viên bắt buộc học sinh tuân lệnh thì sẽ đánh mất không khí học tập hợp tác, thân thiện và thoải mái (điều này rất cần thiết cho sự thành công của nhóm học). Do đó, thông thường giáo viên nên nêu vấn đề và yêu cầu nhóm giải quyết.Và cho điểm khuyến khích để tăng cường không khí kích thích các nhóm học tập( cho hoặc cộng vào điểm kiểm tra thường xuyên ).

Đối với hai chuyên đề ôn thi THPT quốc gia tôi thực hiện trên tương đối mất thời gian, tôi thường phải mất từ một đến hai buổi chiều cho mỗi chuyên đề do đó để thực hiện thành công thì mỗi giáo viên phải thực sự tâm huyết và yêu nghề.

b)Học sinh :

Học sinh sợ bộc lộ sự thiếu hiểu biết của mình trước thầy cô và bạn bè. Do đó, giáo viên cần nêu rõ mục đích và cách thức tham gia cho học sinh, giúp học sinh tự tin hơn trong khi thể hiện ý kiến của mình trước tập thể.

Khi làm việc theo nhóm nhỏ, học sinh và giáo viên đều gặp những khó khăn nhất định, để dung hòa giáo viên có thể thảo luận với nhóm để tìm ra cách làm việc tốt nhất.Trong khi nhóm thảo luận, giáo viên phải quan sát và nhạy cảm với thái độ của nhóm và cách cư xử của từng thành viên.

III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại

1. Hiệu quả kinh tế: Sáng kiến này không có giá trị làm lợi tính bằng tiền.

2. Hiệu quả về mặt xã hội: Tôi mạnh dạn áp dụng hình thức học nêu trên nhiều hơn thì kết quả rất khả quan, qua hình thức cho học sinh học tập trên tôi nhận thấy nó đã đem đến cho lớp học của tôi kết quả như sau: Lớp 11A1 là lớp thực nghiệm; Lớp 11A8 là lớp đối chứng.

Bảng – Điểm tổng kết môn toán năm học 2014 – 2015

- Góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn toán trung học phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Hình thành thói quen làm việc theo nhóm, khả năng thuyết trình trước đám đông.

- Lật ngược và khắc sâu vấn đề.

- Cả lớp → thoải mái

- Cá nhân → tự giác, linh động, sáng tạo, phát triển khả năng diễn đạt, khả năng giao tiếp, mạnh dạn tự tin hơn.

- Nhóm → hợp tác thích nghi, giúp đỡ trách nhiệm, giao tiếp học hỏi lẫn nhau, tự tìm tòi, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức.

- Học sinh tập trung, thi đua, vui vẻ, tích cực, thân thiện, cởi mở, hứng thú trong giờ học.

- Tiết học nhẹ nhàng, tự nhiên, sinh động hơn, học sinh có cảm giác như được vui chơi giữa giờ học ngay trên lớp.

- Giáo viên có nhiều cơ hội lắng nghe ý kiến học sinh, học sinh có nhiều cơ hội lắng nghe ý kiến của nhau.

3. Tính kế thừa, điểm mới của đề tài.

- Tính kế thừa:Các phương pháp dạy học tích cực.

- Điểm mới:

* Vận dụng quy trình dạy học theo nhóm vào các tình huống cụ thể trong việc hình thành định nghĩa, khái niệm, củng cố lí thuyết và trong quá trình luyện tập .

* Thời gian tổ chức hoạt động nhóm phù hợp với tiết học, đảm bảo mục tiêu của tiết học, bài học.

* Nêu chi tiết các bước thực nghiệm.

* Thông qua thực nghiệm sư phạm rút ra được hiệu quả của mỗi tình huống tổ chức hoạt động nhóm .

* Đề tài cho thấy việc tổ chức hoạt động nhóm mang lại hiệu quả cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học.

3. Khả năng áp dụng

- Với những điều trình bày trên theo tôi có thể áp dụng cho các bài trong sách giáo khoa toán trung học phổ thông thậm chí có thể mạnh dạn áp dụng cho bộ môn khác.

- Ngoài ra, đề tài còn có thể là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn đồng nghiệp.

IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền

Tôi xin cam kết sáng kiến trên là do bản thân tôi tự làm, không sao chép. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước ngành.

PHẦN KẾT LUẬN

Là một giáo viên với nhiều năm giảng dạy, với lòng nhiệt huyết và tình yêu nghề, yêu trò sâu sắc. Với tinh thần ham học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, tôi muốn chia sẻ những gì mình đã làm, để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến.

Góp phần thực hiên thắng lợi mục tiêu giáo dục, để tạo ra những lớp người đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giúp các em có hứng thú, niềm say mê với toán học, ý chí vươn lên, phấn đấu rèn luyện phẩm chất của con người Việt Nam có lòng nhân ái, có bản lĩnh khí phách,có khả năng tự học,sáng tạo để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.

CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

(Xác nhận)

...

...

(Ký tên, đóng dấu)

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên)

TẠ THỊ HẰNG

Một phần của tài liệu sang kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học một số nội dung của chương trình toán lớp 11 (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w