Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Thực trạng sở hữu và sử dụng đất của phương thức quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn huyện Na Rì
3.4.2. Phương thức quản lý rừng tư nhân
Phương thức quản lý rừng tư nhân dựa trên dựa trên nguyên lý thừa nhận quyền làm chủ và hưởng thụ của các cá nhân về tài nguyên rừng. Từ năm 1994 với nghị định 02/CP của chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp đã tạo khung pháp lý cho phương thức quản lý rừng tư nhân về rừng.
Hộ gia đình được giao đất giao rừng để quản lý và sử dụng lâu dài.
Bảng 3.12: Diện tích đất rừng dưới hình thức quản lý tư nhân tại Na Rì năm 2012
Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng đất rừng Hộ gia đình, cá nhân
Diện tích Ha 66871,34 38325,41
So với tổng đất rừng % 100 57,30
Nguồn: Tổng hợp từ bảng thống kê diện tích đất đai huyện Na Ri
Hộ gia đình, cá nhân đang quản lý và sử dụng 38325,41 ha (chiếm 57,30% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện). Có thể nói tại Na Rì rừng và đất rừng dưới hình thức quản lý tư nhân đang dần tăng về diện tích. Kết quả này có được là nhờ công tác giao đất, giao rừng của huyện trong những năm qua. Đây là hướng đi đúng đắn cần tiếp tục thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trồng rừng, phát triển kinh tế dựa vào lâm nghiệp.
Bảng 3.13:Thống kê diện tích các loại rừng dưới hình thức quản lý tư nhân tại Na Rì năm 2012
Loại rừng Diện tích (ha) Cơ cấu ( %)
Tổng diện tích đất rừng 38325,41 100
1. Rừng tự nhiên 23865,09 62,27
- Rừng sản xuất 20011,28 83,85
- Rừng phòng hộ 3712,20 15,55
- Rừng đặc dụng 141,61 0,60
2. Rừng trồng 14460,32 37,73
- Rừng sản xuất 13173,82 91,10
- Rừng phòng hộ 1286,50 8,90
- Rừng đặc dụng 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ bảng thống kê diện tích đất đai huyện Na Rì
Hiện nay các hộ gia đình, cá nhân ở Na Rì đang quản lý cả rừng tự nhiên và rừng trồng và điều đặc biệt là ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam là rừng sản xuất sẽ được giao cho các hộ để phát triển trồng rừng, rừng phòng hộ giao cho các hộ gia đình chủ yếu vào mục đích bảo vệ các khu rừng quan trọng, nguồn nước, ruộng nương và một phần nhỏ cũng để phát triển rừng trồng. Rừng đặc dụng được quy hoạch quản lý do Khu bảo tồn
thiên nhiên và hạt kiểm lâm thực hiện vì vậy không giao cho bất cứ cá nhân hay hộ gia đình nào sử dụng.
Tuy nhiên ở Na Rì thì cá nhân và hộ gia đình lại quản lý cả 3 loại hình rừng sản xuất, rừng phòng hộ và một phần rừng đặc dụng với tổng diện tích lên đến 38325,41 ha. Trong đó, với rừng tự nhiên thì rừng sản xuất chiếm nhiều nhất với 20011,28 ha, tiếp đến là rừng phòng hộ là 3712,20 ha và cuối ít nhất là rừng đặc dụng chỉ có 141,61 ha (0,6%). Còn đối với rừng trồng thì các hộ gia đình, tư nhân không quản lý rừng đặc dụng mà chỉ quản lý 13173,82 ha (91,10%) diện tích rừng sản xuất và 1286,50 ha (8,90%) rừng phòng hộ.
3.4.3. Phương thức quản lý rừng cộng đồng
Bảng 3.14: Thống kê diện tích các loại rừng dưới hình thức quản lý cộng đồng tại Na Rì năm 2012
Loại rừng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất rừng 549,10 100
1. Rừng tự nhiên 504,04 91,80
- Rừng sản xuất 504,00 100
- Rừng phòng hộ 0 0
- Rừng đặc dụng 0 0
2. Rừng trồng 45,10 8,20
- Rừng sản xuất 45,10 100
- Rừng phòng hộ 0 0
- Rừng đặc dụng 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ bảng thống kê diện tích đất đai huyện Na Rì
Theo bảng trên ta thấy diện tích rừng cộng đồng trong toàn huyện là 549,10 ha trong đó có cả rừng tự nhiên là 549,10 ha ( 91,80%) và rừng trồng 45,10 ha (8,20%). Tất cả diện tích rừng cộng đồng đều là rừng sản xuất,
So với hai hình thức quản lý rừng nhà nước và tư nhân thì hình thức quản lý rừng cộng đồng tại Na Rì đang quản lý một diện tích rất khiêm tốn, tuy nhiên tất cả diện tích này đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng thôn và đi kèm với đó là những quy ước cụ thể.
Ở Na Rì, tất cả diện tích rừng cộng đồng hiện nay đang do thôn trực tiếp quản lý. Để có thể thấy rõ điều này, chúng ta cùng nghiên cứu bảng sau:
Bảng 3.15: Diện tích rừng cộng đồng dưới các hình thức quản lý Hình thức quản lý Diện tích ( ha) Cơ cấu (%)
Theo thôn 549,10 100
Theo nhóm hộ 0 0
Theo dòng tộc 0 0
Khác với một số địa phương khác, rừng cộng đồng có thể giao cho nhóm hộ hoặc dòng tộc quản lý từ lâu đời, rừng cộng đồng ở Na Rì được giao trực tiếp cho thôn quản lý từ năm 2007. Thôn được cấp bìa đỏ với thời hạn là 50 năm quản lý, sử dụng.