Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Sự chia sẻ lợi ích trong phương thức quản lý rừng cộng đồng tại huyện Na Rì
Trước khi tìm hiểu sự chia sẻ lợi ích trong rừng cộng đồng ở huyện Na Rì, chúng ta cùng tìm hiểu các nguyên tắc cộng đồng sử dụng các lợi ích thu được từ rừng.
Nguyên tắc sử dụng nguồn thu:
a) Việc sử dụng, ăn chia,phân phối các lợi ích từ rừng phải được các hộ gia đình trong cộng đồng tham gia;
b) Việc ăn chia, phân phối các lợi ích phải đảm bảo bình đẳng, thống nhất giữa các hộ gia đình, có ưu tiên đối với hộ gia đình thuộc diện chính sách của Nhà nước;
c) Quyền hưởng lợi và việc ăn chia, phân phối các lợi ích từ rừng phải được công bố công khai, rõ ràng đến tất cả các hộ gia đình trong cộng đồng.
Các hỗ trợ của nhà nước: Vật tư, tiền, lương thực mà Nhà nước, Chương trình, Dự án về lâm nghiệp hỗ trợ cho cộng đồng và lâm sản khai thác trên rừng của cộng đồng được quản lý, sử dụng như sau:
Đối với lâm sản: Gỗ và lâm sản ngoài gỗ được sử dụng vào mục đích thương mại, sử dụng vào các công trình chung của cộng đồng hoặc chia cho các thành viên trong thôn bản do cộng đồng quyết định;
Các sản phẩm khác như sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp;
tiền thu được từ dịch vụ du lịch... sau khi trừ các chi phí phần còn lại nộp vào quỹ của cộng đồng. Lưu ý các quy định trên phải được thống nhất trong hội nghị thôn và phải ghi vào trong quy ước hoặc phương án ăn chia lợi ích từ rừng của cộng đồng.
Xét ở huyện Na Rì thì nhìn chung việc chia sẻ lợi ích ở rừng cộng đồng khá bình đẳng. Mặc dù chất lượng rừng không còn tốt như trước, số lượng các cây gỗ qúy, các loại động vật quý hiếm không còn nhiều nhưng theo kết quả phỏng, diện tích rừng không bị giảm qua các năm nên người dân vẫn nhận được lợi ích và sự chia sẻ thể hiện khá cụ thể.
Qua bảng số liệu ta có thấy được những đặc trưng cơ bản nhất của rừng cộng đồng ở Na rì. Đó chính là tất cả diện tích rừng cộng đồng đều là những khu rừng đầu nguồn, có vai trò hết sức quan trọng đối với hệ sinh thái rừng. Số lượng gỗ quý trong rừng còn rất ít, nguyên nhân là do người dân đã khai thác trong thời gian trước, số lượng lâm sản ngoài gỗ cũng còn không đáng kể, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất cho người dân. Các loại LSNG hiện còn như: Vàu, tre, măng, nấm, mật ong, dược liệu, động vật.
Bảng 3.16: Đặc trƣng về tài nguyên rừng cộng đồng tại Na Rì Chỉ tiêu
Ý kiến của cộng đồng
Bản Sảng To đoóc Nà Mực Khuổi Liềng 1.Kiểu rừng
- Đầu nguồn 100% 100% 100% 100%
- Tái sinh 0 0 0 0
2.Số lượng gỗ quý
- Ít 100% 100% 100% 100%
- Nhiều 0 0 0 0
3.Số lượng LSNG
- Ít 100% 100% 100% 100%
- Nhiều 0 0 0 0
4. Thay đổi diện tích
- Tăng 0 0 0 0
- Giảm 0 0 0 0
- Giữ Nguyên 100% 100% 100% 100%
5. Lý do giảm số lượng
- Khai thác bữa bãi 100% 100% 100% 100%
- Lý do khác 0 0 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế năm 2012
Bảng 3.17: Chia sẻ lợi ích trong rừng cộng đồng tại huyện Na Rì
Chỉ tiêu
Ý kiến của cộng đồng Bản
Sảng To đoóc Nà Mực Khuổi Liềng 1.Nguồn lợi
- Gỗ làm nhà 50% 50% 50% 50%
- Lâm sản 50% 50% 50% 50%
2.CĐ khai thác gỗ, lâm sản
- Có 100% 100% 100% 100%
- Không 0 0 0 0
3.Nộp thuế khai thác
- Có 100% 100% 100% 100%
- Không 0 0 0 0
4. Công bằng trong sử dụng
- Có 100% 100% 100% 100%
- Không
5.Quyền của phụ nữ 0 0 0 0
- Có 90% 100% 100% 100%
- Không 10%
6. Cách thức sử dụng
- Bảo vệ, sử dụng chung 65% 700% 100% 100%
- Chỉ bảo vệ không sử dụng 0 0 0 0
- Tuần tra bảo vệ, khai thác làm nhà
35% 30% 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra thực tế năm 2012
Kết quả điều tra thực tế cho thấy ở tất cả các thôn có rừng cộng đồng đều có quy định: các hộ có nhu cầu làm nhà, muốn khai thác cây trong rừng cộng đồng phải viết đơn xin và phải được ban quản lý rừng cộng đồng cho phép. Các hộ gia đình không được khai thác cây vào mục đích đem bán, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy ước của thôn. Quyền lợi này là giống nhau ở tất cả các hộ.
Được phép khai thác lâm sản ngoài gỗ: Nguồn lâm sản ngoài gỗ trong rừng của cộng đồng huyện Na Rì chủ yếu là tre, vàu, măng, thảo dược... với sản lượng còn lại không nhiều lắm. Gỗ và lâm sản ngoài gỗ được sử dụng vào mục đích thương mại, sử dụng vào các công trình chung của cộng đồng. Các loài LSNG làm thức ăn như mộc nhĩ, nấm hương, nấm linh chi và măng tre, trúc, mật ong là những sản phẩm vừa để phục vụ cho đời sống hàng ngày vừa là hàng hóa thương mại. Chúng đã từ lâu trở nên quen thuộc đối với người dân địa phương và là nguồn lương thực và thu nhập cho người dân chỉ sau lúa, ngô sắn, dong riềng.
Các loài dược liệu dùng được dùng để chữa bệnh tật và để chế biến các vị thuốc. Cây thuốc Nam là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần làm giảm chi phí trong phòng chữa bệnh. Chúng đóng vai trò rất quan trọng với nhân dân hai xã Lạng San và Văn Minh. Các loại sản phẩm này hiện nay rất phân tán và khai thác theo phương thức hái lượm nên con số thống kê cụ thể còn chưa được thực hiện
Điều đáng nói ở đây là chưa có cơ chế nào để quản lý khai thác lâm sản ngoài gỗ cho các hộ trong cộng đồng và những hộ ngoài cộng đồng nên việc khai thác diễn ra không hợp lý, không công bằng, mạnh ai người ấy làm chứ thôn chưa quản lý việc khai thác này một cách cụ thể.
Được khai thác củi đun: Theo điều tra trong cộng đồng thì người dân được khai thác củi đun bao gồm cây khô, cây chết...thực tế là tất cả các hộ gia
đình đều vào rừng lấy củi để sử dụng. Thống kê từ bảng hỏi cho thấy mỗi hộ tiêu tốn khoảng từ 12-17kg củi/ngày.
Khai thác gỗ và lâm sản:100% thôn đều diễn ra hoạt động này, trong mỗi thôn, tất cả các hộ gia đình đều có quyền lợi như nhau trong việc khai thác. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa các thôn trong hai xã có rừng cộng đồng. Ở thôn Bản Sảng mỗi hộ làm nhà phải đóng lệ phí cho thôn là 400.000 VNĐ, ở thôn To Đoóc thì cơ chế này khác hơn mỗi hộ làm nhà phải nộp 10%
vào quỹ thôn, ở Nà Mực và Khuổi Liềng mức phí này lại là 20%. Số tiền này được gộp lại và chi trả cho các việc chung trong mỗi thôn.
Sự công bằng trong sử dụng: Tất cả các thôn đều khẳng định việc sử dụng các nguồn lợi trong rừng cộng đồng là rất công bằng, phụ nữ có quyền quyết định trong các tất cả các hoạt động.