Những xung đột trong phương thức quản lý rừng cộng đồng tại huyện Na Rì

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Phương Pháp Quản Lý Rừng Cộng Đồng Trong Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững Tại Huyện Na Rì - Tỉnh Bắc Kạn (Trang 86 - 92)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.6. Những xung đột trong phương thức quản lý rừng cộng đồng tại huyện Na Rì

Bảng 3.18: Những xung đột trong phương thức quản lý rừng cộng đồng tại huyện Na Rì

Nội dung Bản Sảng To đoóc Nà Mực Khuổi Liềng

- Mâu thuẫn giữa người dân với các cơ quan chức năng

- Mâu thuẫn giữa người dân với các cơ quan chức năng

- Mâu thuẫn giữa người dân với các cơ quan chức năng

- Mâu thuẫn giữa người dân với các cơ quan chức năng

Nguyên nhân

- Bức xúc của người dân trước những hành động tàn phá của lâm tặc cũng như những bức xúc trong cách quản lý lỏng lẻo của nhà nước trong việc bảo vệ rừng.

- Phần lớn các mỏ khai thác tại một số địa phương ở Na Rì chưa xây dựng bãi thải theo đúng quy định, gây bồi lấp dòng chảy, ruộng vườn

- Mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng

- Mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng

- Mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng

- Mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng

Nguyên nhân Tranh chấp đất rẫy, chăn thả gia súc, thu hái khai thác LSNG.

- Xung đột giữa cộng đồng với bên ngoài

- Xung đột giữa cộng đồng với bên ngoài

- Xung đột giữa cộng đồng với bên ngoài

- Xung đột giữa cộng đồng với bên ngoài Nguyên nhân Người bên ngoài vào rừng cộng đồng của thôn khai thác gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trong rừng của cộng đồng.

3.6.1. Mâu thuẫn giữa người dân với các cơ quan chức năng

Mâu thuẫn này thường không rõ ràng và luôn tồn tại một cách tiềm ẩn trong mối quan hệ giữa cộng đồng dân cư thôn và cơ quan chức năng có liên quan trực tiếp. Đây là xung đột mạnh mẽ nhất trong quản lý phát triển rừng tại huyện Na Rì. Xung đột này được thể hiện bằng việc người dân cũng như các cộng đồng, đặc biệt là ở vùng lõi và vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đang trực tiếp và tiếp tay cho lâm tặc tàn phá rừng. Chúng ta phân tích để thấy được nguyên nhân của xung đột này.

Theo tìm hiểu, thực trạng tàn phá rừng diễn ra ở Na Rì không phải bây giờ mới diễn ra. Trước đây, người dân ở những cánh rừng già chủ yếu vào rừng đốn hạ nhiều cây gỗ quý để về xây nhà. Giai đoạn này thì cây gỗ nghiến là mục tiêu ngắm tới của nhiều lâm tặc trong cũng như ngoài cộng đồng. Tình hình tàn phá rừng chỉ rầm rộ lên trong mấy năm trở lại đây, khi giá trị loại gỗ này được thương lái đẩy lên chót vót.

Sau khi những cánh rừng nghiến ở các cánh rừng thuộc huyện Na Rì bị cạn kiệt, lâm tặc bắt đầu chuyển hướng khai thác sang các khu vực thuộc vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên, dù các chốt chặn của kiểm lâm mọc lên dày đặc để giữ rừng. Tất cả thể hiện mâu thuẫn trong việc người dân cũng như các cộng đồng, đặc biệt là ở vùng lõi và vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đang trực tiếp và tiếp tay cho lâm tặc tàn phá rừng, nó tạo ra xung đột về lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường và những mâu thuẫn, bức xúc của người dân trước những hành động tàn phá của lâm tặc cũng như những bức xúc trong cách quản lý lỏng lẻo của nhà nước trong việc bảo vệ rừng.

Hình 3.1: Khai thác gỗ lậu ở Na Rì

Bất cập tiếp theo phải kể đến là xung đột từ việc khai thác khoáng sản tràn lan ở địa phương với chính người dân tại Na Rì, Sau gần 15 năm thực thi Luật Khoáng sản, ngành khai khoáng của Việt Nam bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế cũng đã bộc lộ không ít những yếu kém, hạn chế, khiến nguồn tài nguyên khoáng sản cạn kiệt, thất thoát, người dân mất đất sản xuất, ngân sách nhà nước thất thu, môi trường thì bị xâm hại nghiêm trọng. không chỉ dừng lại ở câu chuyện tổn thất tài nguyên và nguồn thu ngân sách mà hệ lụy từ việc cấp phép khai thác khoáng sản tràn lan cũng khiến nhiều hộ gia đình điêu đứng vì thiếu hoặc mất hẳn đất rừng để sản xuất.

Phần lớn các mỏ khai thác tại một số địa phương ở Na Rì chưa xây dựng bãi thải theo đúng quy định, gây bồi lấp dòng chảy, ruộng vườn; làm thu hẹp diện tích đất lâm nghiệp… Một số ít doanh nghiệp tuy thực hiện đền bù hoặc đưa máy móc vào dọn dẹp đất thải nhưng nhiều vướng mắc vẫn chưa ngớt phát sinh, liên quan trực tiếp đến việc bồi thường và cải tạo đất. Mâu thuẫn giữa doanh nghiệp với cộng đồng trong việc phát triển rừng vì thế mà vẫn chưa được giải quyết.

Tuy nhiên, hậu quả tiêu cực về môi trường có lẽ vẫn là điều đáng lo ngại nhất bởi sẽ phải mất một nguồn kinh phí vô cùng lớn và trong một thời gian vô cùng dài thì mới mong khắc phục được một phần hậu quả.

Không chỉ làm phát sinh các chất thải nguy hiểm, hoạt động khai thác khoáng sản trong nhiều trường hợp còn tàn phá rừng; sa mạc hóa đất rừng; gây bồi lấp, sụt lún, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên… Càng đáng lo hơn khi hầu hết hoạt động khai thác khoáng sản hiện tập trung chủ yếu ở các vùng dân cư sống cạnh bìa rừng khiến phạm vi tác động sâu rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng rừng và diện tích đất rừng xung quanh khu vực khai thác. Không ít những doanh nghiệp còn lợi dụng việc triển khai dự án để thọc sâu vào các khu vực cấm thuộc khu bảo tồn nhằm tìm vàng và sa khoáng, gây bao hệ lụy khôn lường.

Có thể nói, bên cạnh một số doanh nghiệp làm ăn khá nghiêm chỉnh thì còn tồn tại không ít những đơn vị chỉ biết chạy theo lợi nhuận mà bất chấp mọi hệ lụy có thể gây ra đối với môi trường và đời sống dân sinh. Hiện tại theo phỏng vấn của người chủ chốt thì tại địa phương vẫn còn tồn tại hàng trăm điểm khai thác tự phát, nhỏ lẻ, khiến môi trường nơi nơi bị hủy hoại, tài nguyên thì cạn kiệt. Rất nhiều bằng chứng cho thấy, nơi nào giàu tài nguyên khoáng sản, nơi đó dễ phát sinh những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường.

3.6.2. Mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng

Mâu thuẫn này là mâu thuẫn phát sinh gần nhất trong mối quan hệ giữa các hộ gia đình liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó có lợi ích thu được từ rừng sau khi nhận rừng để quản lý bảo vệ. Ở đây có thể đề cập đến một số mâu thuẫn như: Tranh chấp đất rẫy, chăn thả gia súc, thu hái khai thác LSNG. Trên thực tế tại địa bàn điều tra có nhiều hộ gia đình nếu trước đây ông cha phát được nhiều rẫy thì để lại cho con cháu nhiều và họ

có đất sản xuất nhưng cũng có gia đình có rất ít đất sản xuất mà con cái lại đông nên khi lớn lên lập gia đình lại không có đất rẫy sản xuất. Chính những đối tượng này lại vào phát rẫy của hộ gia đình khác dẫn đến việc tranh chấp đất đai. Còn mâu thuẫn trong khai thác, thu hái các loại LSNG như mây, tre, củi, măng,.. hầu như không xảy ra. Các loại LSNG này nếu ai có sức thì vào rừng thu hái không có tình trạng tranh giành. Nhưng đối với mật ong một loại LSNG đặc biệt thì lại có tranh chấp xảy ra. Bởi lẽ tổ ong khi mới phát hiện thì người dân chưa chắc hun khói để lấy mật ngay mà thường là đánh dấu vào cây để thông báo đó là của mình và sau vài ngày sẽ vào lấy. Nhưng có một số người đã thấy có người đánh dấu nhưng vẫn lấy mật ở tổ ong đó dẫn đến tranh chấp khi bị phát hiện.

Ngoài những xung đột kể trên thì trong quản lý rừng tại Na Rì còn xẩy ra xung đột giữa các hộ gia đình với nhau. Cụ thể là theo điều tra thì tại 2 xã ở địa bàn cho rằng hiện tại địa phương tồn tại 2 xung đột cơ bản là mâu thuẫn do ranh giới không rõ ràng và mâu thuẫn do việc chăn thả gia súc của hộ này làm ảnh hưởng đến sản xuất của hộ khác.

Thứ nhất là mặc dù đa số các hộ đã được cấp sổ đỏ nhưng vẫn còn 28,9% hộ được phỏng vấn vẫn chưa được cấp. lý do chủ yếu tình trạng này là vì các hộ mới tách hộ hoặc chưa đến lượt cấp, một số hộ khác lại sợ phải đóng thuế nên đang chần chừ trong việc nhận sổ đỏ. Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dẫn đến ranh giới đất rừng giữa các hộ là không rõ ràng.

Điều này đương nhiên gây ra hệ quả lấn chiếm nương, rẫy, tranh chấp đất rừng, mâu thuẫn nảy sinh.

Ngoài ra việc chăn thả gia súc không cẩn thận đã phá cây trồng của các hộ gia đình khác cũng gây ra tranh cãi, tuy nhiên mức độ mâu thuẫn này còn ở mức nhẹ, theo điều tra thì chưa có vụ việc nào cần phải đưa ra xã để giải quyết mà mới chỉ cần hình thức nhắc nhở ở trong thôn bản. Ngoài ra vì nhận

thức kém hoặc vì quá đói nghèo nên một số nông hộ đã chặt phá chính mảnh rừng được giao của mình để đem gỗ, củi bán lấy thu nhập hoặc đốt nương trồng cây lương thực, dẫn đến tình trạng xung đột trong cộng đồng thôn bản khi những mảnh rừng này thuộc đầu nguồn nước của họ. Ngoài những tranh chấp, xung đột trên thì còn có mâu thuẫn nó không gây ra tranh chấp nhưng nó luôn tồn tại trong mỗi thành viên tổ bảo vệ rừng. Họ là những người được cộng đồng lựa chọn ra để thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng nhưng họ không được hỗ trợ về kinh phí khi tham gia, mỗi chuyến tuần tra họ tự lấy lương thực của gia đình mang theo và thậm chí họ không có được cơ chế hưởng lợi riêng nào cả. Như vậy họ là những người luôn thiệt thòi về mặt lợi ích và họ luôn mong có sự hỗ trợ kinh phí của các cấp phục vụ cho các hoạt động tuần tra bảo vệ.

Trên đây là những xung đột nhỏ, dễ dàng giải quyết được. Thực tế có rất ít vụ xung đột phải cần đến chính quyền xã sẽ đứng ra xử lý.

3.6.3. Xung đột giữa cộng đồng với bên ngoài

Mâu thuẫn giữa cộng đồng thôn với người dân bên ngoài cộng đồng chủ yếu là mâu thuẫn về về việc người bên ngoài vào rừng cộng đồng của thôn khai thác gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trong rừng của cộng đồng.

Trong 2 xã điều tra thì có 4 thôn cùng tham gia nhận rừng với diện tích khác nhau, người dân trong thôn sẽ được thu hái những sản phẩm ngoài gỗ và khai thác gỗ làm nhà khi được phép trên diện tích rừng do thôn mình quản lý.

Đó cũng chính là lợi ích mà người dân nhận được từ hoạt động bảo vệ rừng của mình nhưng lợi ích đó lại bị xâm phạm bởi các cộng đồng lân cận trong xã và những đối tượng nhập cư từ nơi khác đến.

Xung đột về lợi ích giữa các cộng đồng thôn trong xã chủ yếu là tranh chấp đất rừng, khai thác LSNG của nhau,... Ranh giới rừng và đất rừng giữa các thôn được xác định dựa vào các yếu tố địa hình như khe suối, vách núi mà chưa

có cột mốc ranh giới rõ ràng. Chính vì vậy thôn này sang thôn khác thu hái các sản phẩm từ rừng trên diện tích rừng xác ranh gây ra tranh chấp giữa các thôn.

Việc giải quyết tranh chấp này là do trưởng thôn cùng với ban quản lý rừng của thôn đứng ra giải quyết, kết quả chủ yếu là hoà giải, trường hợp nào không hoà giải được thì có sự can thiệp của UBND xã và cán bộ kiểm lâm địa bàn.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Phương Pháp Quản Lý Rừng Cộng Đồng Trong Phát Triển Lâm Nghiệp Bền Vững Tại Huyện Na Rì - Tỉnh Bắc Kạn (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)