CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận nam từ liêm (Trang 81 - 86)

7. YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ THUẾ ĐỐI VỚI DN NQD

3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về QLN &

CCNT.

Năm 2013 là năm có sự thay đổi về các quy định pháp luật liên quan đến quản lý thuế, trong đó có công tác QLN & CCNT. Tuy nhiên qua một vài tháng thực hiện các quy định mới thì nhận thấy những kẽ hở vẫn còn tồn tại, Chính sách của Chính phủ chưa tốt, chưa thực sự vì doanh nghiệp, có quá nhiều thủ tục nhiều khi không tạo môi trường cho DN phát triển, sự hỗ trợ của nhà nước chỉ mang tính hình thức, chưa đến được tới DN. Để hoàn thiện công tác QLN & CCNT cần hoàn thiện về hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về QLN & CCNT.

Trong thực tế khi thực hiện biện pháp cưỡng chế Trích tiền từ tài khoản ngân hàng, sau khi bị phong tỏa tài khoản, NNT có thể lại mở tài khoản mới để thực hiện giao dịch. Như vậy thực chất của vấn đề là việc cưỡng chế đối với các tài khoản cũ có thể vẫn chưa thu đủ số nợ thuế của NNT và NNT không hề chịu thiệt hại gì khi tài khoản cũ bị phong tỏa. Vì vậy để biện pháp này chặt chẽ hơn, cần có quy định về việc CQT cung cấp danh sách NNT thuộc diện bị cưỡng chế phong tỏa tài khoản ngân hàng lên website của ngành Thuế và yêu cầu các ngân hàng, các tổ chức tín dụng thương mại không chấp nhận mở tài khoản mới cho những NNT này cho đến khi NNT nộp đủ nghĩa vụ thuế vào NSNN.

Đối tượng NNT là Hộ kinh doanh cá thể không dùng hóa đơn và không đăng ký thông tin tài khoản ngân hàng với CQT, để sử dụng triệt dể biện pháp cưỡng chế này, cần có quy định yêu cầu Hộ kinh doanh cũng phải thông báo tài khoản ngân hàng với CQT trực tiếp quản lý.

Đồng thời với việc sửa đổi quy định các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thế nên căn cứ vào từng điều kiện cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất, không nhất thiết phải thực hiện tuần tự từng biện pháp bởi việc thực hiện theo tuần tự sẽ cứng nhắc, không linh hoạt, hiệu quả cưỡng chế không cao.

3.3.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác QLN &

CCNT.

Về ứng dụng tin học trong quản lý nợ, thu nợ thuế thì cần hoàn thiện phần mềm úng dụng quản lý nợ thuế để tổng hợp kịp thời đầy đủ tình hình phục vụ việc chỉ đạo của cơ quan các cấp cụ thể :

Thực hiện triệt để việc cập nhật thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng nộp thuế thật đầy đủ qua các năm, không bỏ rót trên QTN, không ngừng cải tiến ứng dụng cho phù hợp với công tác quản lý nợ tại Chi cục.

Tổ chức thu thập thông tin, phân loại ngay trên hệ thống tin học về các khoản nợ thuế theo tính chất của doanh nghiệp,lựa chọn các khoản nợ, nợ đọng lâu dài để

đưa vào đôn đốc, xử lý kịp thời và trình lãnh đạo để đưa ra biện pháp cưỡng chế phù hợp.

Thông tin, dữ liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế cần được lưu trữ đầy đủ trên hệ thống công nghệ thông tin của Chi cục kể từ năm bắt đầu hoạt động, để có thông tin vững chắc trong công tác quản lý nợ nhằm đạt hiệu quả cao.

Tăng cường đào tạo cán bộ về việc sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng Quản lý thuế (QLT) và phần mềm quản lý nợ (QTN)

Bổ sung chi tiết phạt do ngành thuế thực hiện và thu khác trong mẫu báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế theo sắc thuế để đáp ứng yêu cầu của công tác QLN &

CCNT.

Thực tế, khi áp dụng phần mềm này, công tác quản lý nợ thuế đã được hỗ trợ rất nhiều, đảm bảo nhanh gọn, chính xác và độ bảo mật cao.Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chế về vấn đề tính phạt chậm nộp.Vậy nên, cần đề ra hướng giải quyết và khắc phục để phần mềm quản lý nợ được hoàn thiện hơn.

3.3.3. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giảm bớt thủ tục rườm rà, cản trở sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình cải cách hành chính thuế thì cải cách thủ tục hành chính thuế đóng vai trò quan trọng. Nội dung của cải cách thủ tục hành chính thuế là xoá bỏ về căn bản những thủ tục mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà và hoàn thiện nó theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện, rút ngắn thời gian cho người nộp thuế khi giải quyết các công việc liên quan đến thủ tục về thuế. Cụ thể là đổi mới thủ tục kê khai, đăng ký cấp mã số thuế, thủ tục hoàn thuế, miễn giảm thuế, thủ tục trong công tác thanh tra, kiểm tra, cải tiến tờ khai thuế.

Cải cách thủ tục hành chính thuế là khâu đột phá trong cải cách hành chính thuế bởi vì đây là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa Nhà nước với đối tượng nộp thuế, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của công dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầu mới trong điều kiện hội nhập. Thông qua cải

cách này, xây dựng bộ máy hợp lý, đáp ứng yêu cầu công việc. Cải cách là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ thuế; phân công, phân cấp nhiệm vụ; thực hiện chính phủ điện tử…

Một chính sách có đúng đắn song không được tổ chức thực hiện theo đúng nội dung đề ra thì chính sách cũng trở nên vô nghĩa. Để nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính thuế cần chú trọng: Giao thêm quyền cho cơ quan thuế trong việc điều tra, cưỡng chế, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế sẽ tạo điều kiện để cơ quan thuế nâng cao hiệu quả chống trốn lậu thuế, nợ thuế và ý thức tuân thủ của người nộp thuế.

Chính phủ cần tháo gỡ khó khăn cho cơ sở kinh doanh bằng cách kịp thời điều chỉnh ban hành các chính sách, các hướng dẫn sát hợp với sự biến động của sản xuất kinh doanh. Đồng thời, hạn chế thay đổi chính sách thuế.Việc thay đổi chính sách thuế gây khó khăn cho DN trong hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn, ảnh hưởng đến nộp thuế vào NSNN.Đặc biệt chú trọng áp dụng dịch vụ thuế điện tử, khuyến khích và tạo điều kiện cho NNT thực hiện tốt cơ chế tự tính – tự khai – tự nộp thuế.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận nam từ liêm (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w