Tác động của quản lý nợ thuế với cưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường côngtác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại chi cục thuế thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 24 - 39)

Quản lý nợ thuế là cơ sở để cơ quan thuế lựa chọn và thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế hiệu quả. Thông qua các phương pháp phân loại nợ, các tiêu chí đánh giá rủi ro trong quản lý nợ, cơ quan thuế xác định được những khoản nợ cần ưu tiên tập trung để thu nợ. Đồng thời trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cưỡng chế phù hợp với từng đối tượng nộp thuế. Cụ thể như qua việc phân loại nợ có thể thấy các khoản nợ nào là thông thường chưa cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế, hay các khoản nợ nào là nợ khó thu cần áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế để thu hồi.

Quản lý nợ thuế tốt giúp làm giảm chi phí cưỡng chế nợ thuế, nâng cao hiệu quả thu hồi nợ. Cụ thể, quản lý nợ thuế tốt sẽ dẫn tới việc đôn đốc nợ của cơ quan thuế với NNT phát huy hiệu quả, làm cho số lượng các khoản nợ thuế thông thường được thu hồi tăng lên, số lượng nợ chuyển sang khó thu giảm đi.

Nó có tác động trực tiếp làm giảm khối lượng công việc cưỡng chế nợ thuế, dẫn tới chi phí cưỡng chế nợ thuế giảm. Từ đó, yêu cầu đặt ra là chi phí cưỡng chế nợ thuế thấp nhất mà hiệu quả thu nợ lại là tối đa có thể thực hiện được.

1.3.2. Tác động của cưỡng chế nợ thuế với quản lý nợ thuế

Ở chiều tác động ngược lại, cưỡng chế nợ thuế có hiệu quả sẽ góp phần làm giảm bớt khối lượng công việc cho quản lý nợ thuế. Cưỡng chế nợ thuế có hiệu quả sẽ trực tiếp làm cho số tiền nợ thuế giảm và số lượng các khoản nợ đang được theo dõi tại cơ quan thuế sẽ giảm đi. Khi số lượng nợ giảm thì khối lượng công việc quản lý nợ cũng sẽ giảm đi, hiệu quả quản lý có thể được nâng lên.

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trong quá trình thực hiện thường bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan nhất định.

1.4.1. Yếu tố khách quan

Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế được biết đến như:

Thứ nhất là trình độ phát triển của nền kinh tế. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu về thuế khi nền kinh tế lạc hậu thì ý thức tuân thủ pháp luật của NNT thường không cao. Điều này dẫn đến tình trạng chây ỳ không chịu nộp thuế, hay cố tình lợi dụng những khe hở của chính sách pháp luật về thuế để trốn thuế, dây dưa nợ thuế kéo dài gây lên tình trạng nợ đọng về thuế lớn hay làm thất thu NSNN. Nó dẫn đến khối lượng công việc của quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế nhiều hơn và gặp nhiều khó khăn hơn so với các nền kinh tế phát triển hơn, ý thức của NNT cao hơn.

Thứ hai là sự phối hợp của các cơ quan khác với cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. Việc quản lý, đôn đốc nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế cần đến sự phối hợp, giúp đỡ rất lớn của các cơ quan chức năng khác như Kho bạc, ngân hàng, các tổ chức tín dụng, chính quyền địa phương… Nếu như các cơ quan chức năng không phối hợp hoặc phối hợp kém hiệu quả với cơ quan thuế để đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế sẽ làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN.

Cuối cùng là tình hình kinh tế xã hội từng thời kì. Giả sử trong điều kiện lạm phát tăng cao, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, Chính phủ sẽ phải thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, áp dụng mức lãi suất tín dụng cao làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu, đầu vào tăng. Điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tăng dẫn đến hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp giảm nhiều và khi đó nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố ý chậm nộp thuế dù biết sẽ bị phạt chậm nộp từ phía cơ quan thuế.

1.4.2. Yếu tố chủ quan

Nhóm yếu tố này là những yếu tố chủ yếu xuất phát từ phía cơ quan quản lý thuế. Cụ thể:

Thứ nhất là quy trình quản lý nợ của cơ quan thuế. Quy trình quản lý nợ có ảnh hưởng trực tiếp đến các thao tác nghiệp vụ của cán bộ thuế. Chính vì vậy, mức độ hợp lý của quy trình này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý nợ thuế. Một quy trình quản lý hợp lý sẽ là nền tảng để các bộ phận kết hợp ăn ý với nhau, khâu quản lý được thực hiện hợp lý, hiệu quả, ít chồng chéo.

Thứ hai là các công cụ hỗ trợ quản lý thuế như hệ thống máy tính, hệ thống phần mềm hỗ trợ về kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế… Hệ thống công cụ hỗ trợ hiện đại, phù hợp cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế, quản lý thông tin chính xác hơn, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí.

Thứ ba là chính sách, pháp luật. Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. Chính sách, pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế. Ví dụ như trong trường hợp NNT không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhưng cơ quan thuế vẫn phải tính phạt nộp chậm lại càng làm cho số nợ đọng tăng lên, sẽ càng làm cho việc quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Khi đó việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế lại càng không chính xác.

Cuối cùng là trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. Con người luôn là nhân tố quyết định đến mọi sự thành bại của quản lý và ở đây cũng không phải là ngoại lệ. Những cán bộ có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ tốt hơn sẽ hoàn thành công việc một cách chính xác, nhanh

chóng và hiệu quả hơn. Từ đó, hiệu quả quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế cũng sẽ được nâng lên.

1.5. Quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Việt Nam

1.5.1. Quy trình quản lý nợ thuế

Từ 28/07/2015, các cơ quan quản lý thuế sẽ áp dụng quy trình quản lý nợ thuế được ban hành kèm theo quyết định 1401/QĐ-TCT ngày 28/07/2015 của Tổng cục Thuế. Quy trình quản lý nợ thuế theo quyết định 1401/QĐ-TCT được thể hiện qua sơ đồ sau:

Bảng 1.1: Sơ đồ quy trình quản lý nợ thuế

Bước 1:

Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ

Xác định số tiền thuế nợ năm thực hiện Lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch

Báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã lập ở điểm 2 cho cơ quan thuế cấp trên hàng năm: Chi cục Thuế lập và gửi báo cáo về Cục Thuế trước ngày 05/12;

Cục Thuế lập và gửi báo cáo về Tổng cục Thuế trước ngày 10/12.

Phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ

Triển khai thực hiện chỉ tiêu thu tiền thuế nợ trên cơ sở phê duyệt ở trên

Bước 2:Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ

Phân công quản lý nợ thuế Phân loại tiền thuế nợ Thực hiện đôn đốc thu nộp

Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, miễn tiền chậm nộp, hoàn kiêm bù trừ

Xử lý tiền thuế đang chờ điều chỉnh; tiền thuế nợ khó thu

Đôn đốc tiền thuế nợ đối với cơ sở sản xuất trực thuộc ở địa phương khác nơi cơ sở kinh doanh đóng trụ sở chính và đơn vị ủy nhiệm thu

Lập nhật ký và sổ theo dõi tình hình nợ thuế Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ Lưu trữ tài liệu, dữ liệu về quản lý nợ

1.5.2. Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế và trình tự áp dụng

1.5.2.1. Đối tượng bị cưỡng chế nợ thuế theo quy định pháp luật của Việt Nam

- Người nộp thuế nợ tiền thuế đã có một khoản nợ nhưng còn trên 30 ngày tính đến thời điểm quá thời hạn nộp thuế 90 ngày; người nộp thuế được gia hạn nộp thuế: có khoản nợ được gia hạn nhưng còn trên 30 ngày tính hết thời gian gia hạn; tổ chức lãnh đạo nộp tiền thuế cho người nộp thuế: còn trên 30 ngày tính hết thời hạn nộp tiền thuế ghi trên quyết định nộp dần tiền thuế của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào NSNN.

- Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định;

người bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho NNT trong trường hợp NNT không nộp tiền thuế vào NSNN hoặc trong trường hợp phải nộp tiền thuế thay mà không thực hiện nộp thay.

- Kho bạc Nhà nước không thực hiện việc trích tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế vào NSNN theo quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế.

- Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan có thẩm quyền.

1.5.2.2. Các bước thực hiện với một biện pháp cưỡng chế

Bước 1: Lập danh sách đối tượng phải xác minh thông tin.

Lập danh sách đối tượng chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc chưa thực hiện cưỡng chế như sau:

- Xác định đối tượng chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.

- Các đối tượng tạm dừng cưỡng chế hoặc chưa thực hiện cưỡng chế.

Bước 2: Thu thập, xác minh thông tin của đối tượng chuẩn bị cưỡng chế.

Bước 3: Các trường hợp phải tổng hợp vào danh sách cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo.

Bước 4: Ban hành quyết định cưỡng chế.

Bước 5: Gửi quyết định cưỡng chế.

1.5.2.3. Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế Các biện pháp cưỡng chế nợ thuế:

- Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong toả tài khoản;

- Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

- Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hoá đơn không có giá trị sử dụng;

- Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên;

- Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác nắm giữ;

- Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

1.6. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế ở Việt Nam hiện nay

Nợ thuế là tình trạng tất yếu tồn tại song song với hoạt động thu thuế của Nhà nước vì luôn luôn tồn tại cả những yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng đó.

Theo thông lệ quốc tế, xét trên bình diện cả quốc gia thì tỷ lệ nợ thuế so với tổng số thu từ thuế không quá 5% được coi là ở mức bình thường. Tình trạng chung về nợ thuế ở Việt Nam những năm qua là khá trầm trọng.

Theo Báo cáo Tổng kết công tác thuế năm 2014 của Tổng cục Thuế thì tính ở thời điểm 31/12/2014 tổng số thuế nợ của cả nước là 70.241 tỷ đồng, tăng 14,9% so với thời điểm 31/12/2013. Nếu loại bỏ số nợ đã khoanh lại để xử lý như số nợ của các tập đoàn Vinashin, Vinaline… hoặc nợ của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà cơ quan thuế đã thực hiện tất cả các biện pháp cưỡng chế nhưng chưa thu hồi được thì số nợ trên chưa vượt quá 5% tổng thu từ thuế. Tuy nhiên, nếu tính hết cả những trường hợp này thì số thuế nợ đã chiếm xấp xỉ 7% số thu từ thuế, tức là vượt quá mức trung bình theo thông lệ quốc tế.

Như vậy, xét tổng thể thì tình hình nợ thuế ở Việt Nam những năm qua đã ở mức khá nghiêm trọng. Xu thế nợ thuế tăng mặc dù cơ quan thuế đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực để thu hồi nợ thuế cho thấy số thuế nợ mới phát sinh nhiều hơn so với số thuế nợ cũ đã thu hồi được.

Trước thực trạng đó, Tổng cục Thuế đã thường xuyên nghiên cứu để xây dựng và sửa đổi quy trình quản lý nợ thuế; tổ chức chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác đôn đốc thu nộp, quản lý nợ thuế của các cơ quan thuế địa phương.

Mặt khác, giao chỉ tiêu cụ thể cho các cục thuế địa phương về tỷ lệ nợ tối đa cho phép, số nợ thuế thu hồi; tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu này của các cục thuế địa phương... Qua đó số thu vào ngân sách nhà nước từ nợ thuế đã đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế cũng có những hạn chế nhất định:

- Số thuế nợ vẫn cao, tỷ lệ nợ thuế so với số thu thuế vẫn cao hơn thông lệ quốc tế và chưa đạt mục tiêu đề ra.

- Nợ thuế không có khả năng thu, khó thu, nợ dây dưa kéo dài diễn ra ở hầu hết các địa phương, các sắc thuế. Đặc biệt, nợ thuế của khu vực doanh nghiệp nhà nước và DN dân doanh ở mức rất cao nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để thu nợ.

- Một số khoản nợ thuế có tuổi nợ cao, dây dưa kéo dài nhưng chưa có biện pháp hiệu quả để thu nợ kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Tính hiệu lực của các biện pháp thu nợ, hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế ở một số địa phương còn rất thấp, thậm chí ở một số địa phương có xu hướng xấu đi.

- Chưa xây dựng được một hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả cưỡng chế nợ thuế và công bố để thực hiện trong toàn ngành làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của bộ phận cưỡng chế nợ thuế các cấp.

Do đó cần phải tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế ở Việt Nam hiện nay để thu hồi được số nợ của doanh nghiệp đồng thời tăng số thu, tránh thất thoát nguồn thu của Ngân sách nhà nước.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH, TỈNH HÀ TĨNH

2.1. Sơ lược hoàn cảnh kinh tế - xã hội và cơ cấu bộ máy quản lý thuế tại Chi cục Thuế TP Hà Tĩnh

2.1.1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội TP Hà Tĩnh

Địa bàn TP Hà Tĩnh: vị trí từ 18° - 18°24’ vĩ độ Bắc, 10°553’-10°556’ kinh độ Đông, nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, cách Hà Nội 350 km, thành phố Vinh 50 km về phía Bắc; cách thành phố Huế 314 km về phía Nam và cách biển Đông 5 km. Thành phố Hà Tĩnh nằm ở trung tâm miền Đông Hà Tĩnh, trên vùng đồng bằng Nghệ Tĩnh - Lam Giang, phía Bắc giáp thị trấn Thạch Hà (qua cầu Cày), sông cửa Sót; phía Tây giáp xã Thạch Đài, xã Thạch Tân, sông Cày (huyện Thạch Hà); phía Nam giáp xã Cẩm Bình, xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên);

phía Đông giáp sông Đồng Môn (huyện Thạch Hà, Lộc Hà). Thành phố Hà Tĩnh bao gồm 16 đơn vị hành chính trực thuộc: gồm 10 phường: Bắc Hà, Đại Nài, Hà Huy Tập, Nam Hà, Nguyễn Du, Tân Giang,Thạch Linh, Thạch Quý, Trần Phú, Văn Yên; và 6 xã: Thạch Bình, Thạch Đồng, Thạch Hạ, Thạch Hưng, Thạch Môn, Thạch Trung.

Diện tích đất tự nhiên của Thành phố là 5.663 ha, trong đó đất nội thành:

2.492 ha, đất ngoại thành: 3.171 ha. Tính đến ngày 22/10/2015, dân số của thành phố Hà Tĩnh là 96.368 người; với mật độ dân số là 17 người/ha.

2.1.2. Lịch sử hình thành và cơ cấu bộ máy quản lý thuế tại Chi cục Thuế thành

phố Hà Tĩnh

2.1.2.1. Lịch sử hình thành Chi cục thuế thành phố Hà Tĩnh

Chi cục Thuế Thị xã Hà Tĩnh, nay được gọi là Chi cục Thuế TP Hà Tĩnh được sát nhật từ tổ thu quốc doanh phòng tài chính và phòng thuế công thương nghiệp theo quyết định số 338/TC/QĐ ngày 06/09/1991 của Bộ Tài Chính. Chi cục Thuế Thành phố Hà Tĩnh ra đời cùng với sự tái lập tỉnh Hà Tĩnh sau khi

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường côngtác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại chi cục thuế thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 24 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w