Thực trạng công tác cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường côngtác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại chi cục thuế thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 62 - 90)

Trong giai đoạn này, công tác cưỡng chế nợ thuế cũng đã được Chi cục Thuế thành phố Hà Tĩnh quan tâm. Tuy nhiên do còn nhiều khó khăn nên việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế còn rất hạn chế. Cụ thể, trong năm 2013, 2014, 2015 Chi cục đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nhưng chưa hiệu quả, số nợ thu hồi bằng biện pháp cưỡng chế còn ít. Năm 2013, chi cục thuế thành phố Hà Tĩnh ban hành 27 quyết định cưỡng chế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tổng số tiền cưỡng nợ chế theo quyết định là 10.782 triệu đồng; quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản đối với 6 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với số tiền là 1.371 triệu đồng. Tổng số tiền thu được từ việc cưỡng chế nợ thuế năm 2013 là 2.080 triệu đồng, chiếm 0,46% trong tổng số nợ thuế. Năm 2014 chi cục thuế thành phố Hà Tĩnh ban hành 34 quyết định cưỡng chế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tổng số tiền cưỡng chế theo quyết định là 32.640 triệu đồng, trong đó quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của 10 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với số tiền là 2.039 triệu đồng. Tổng nợ thuế thu được từ việc cưỡng chế nợ thuế năm 2014 là 3.794 triệu đồng chiếm 0,82% tổng nợ thuế năm 2014. Đến năm 2015 chi cục thuế ban hành 15 quyết định cưỡng chế thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tổng số tiền cưỡng chế theo quyết định là 22.739 triệu đồng trong đó trích tiền từ tài khoản của 12 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với số tiền là 3.017 triệu đồng. Tổng nợ

thuế thu được từ việc cưỡng chế nợ thuế từ việc cưỡng chế nợ năm 2015 là 4.763 triệu đồng, chiếm 1,01% tổng nợ thuế năm 2015. Năm 2015, tuy số quyết định ban hành cưỡng chế có giảm nhưng số tiền thu được từ cưỡng chế nợ thuế tăng hơn so với năm 2014.

b. Một số biện pháp cưỡng chế nợ thuế thường được áp dụng

- Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác;

yêu cầu phong tỏa tài khoản;

- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ số tiền thuế, tiền phạt;

- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;

- Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

- Thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hóa đơn;

- Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

c. Một số khó khăn trong việc áp dụng cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn

- Với biện pháp trích tiền từ tài khoản đối tượng bị cưỡng chế, do điều kiện kinh tế thành phố đang trên đà phát triển, không phải NNT nào cũng có tài khoản ngân hàng hoặc có nhiều NNT có tài khoản nhưng lại không có số dư hoặc số dư còn ít. Ngoài ra, việc nắm bắt được số tài khoản, số dư của NNT tại các ngân hàng cũng còn gặp nhiều khó khăn.

- Với biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản của đối tượng bị cưỡng chế, thủ tục để thực hiện biện pháp này khá phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, mất nhiều thời gian và chi phí mà lại có nhều rủi ro. Trong thực tế, nhiều trường hợp NNT không có tài sản kê biên do sản xuất kinh doanh thua lỗ hoặc cố tính tẩu tán tài sản hay có tài sản kê biên nhưng việc kê biên, đấu giá mất hàng tháng mà giá trị thu về không nhiều.

- Về biện pháp cưỡng chế bằng thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (bên thứ ba) cũng chưa rõ ràng, cách thức tiến hành xác minh để có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế hiện chưa được hướng dẫn cụ thể để thực hiện thống nhất trong toàn ngành. Vì thế việc xác định đối tượng thứ ba để tiến hành cưỡng chế cũng rất khó thực hiện.

- Hóa đơn có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của mọi NNT, chính vì vậy việc cưỡng chế liên quan đến hóa đơn thường có tính răn đe cao và áp dụng được với nhiều đối tượng khác nhau. Trước đây,biện pháp thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hóa đơn chỉ được áp dụng sau khi không áp dụng được hoặc đã áp dụng năm biện pháp trên mà chưa thu đủ số nợ thuế. Điều này dẫn đến việc để áp dụng được biện pháp này phải mất rất nhiều thời gian, chi phí.

Hơn nữa, việc áp dụng biện pháp này cũng yêu cầu sự phối hợp quản lý cao giữa bộ phận quản lý hóa đơn với bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Tuy nhiên, từ tháng 7/2013, biện pháp này đã được thay đổi thành “thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng” và được chuyển từ vị trí áp dụng số 6 lên vị trí số 4.

Điều này đã tạo nhiều thuận lợi hơn cho việc áp dụng như phạm vi áp dụng rộng, dễ dàng hơn, thời gian nhanh hơn và hiệu quả hơn.

- Biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề là biện pháp cưỡng chế cuối cùng, chỉ được thực hiện khi không thực hiện được hoặc đã thực hiện 6 biện pháp trên nó nhưng chưa thu đủ số thuế phải nộp.

Tuy nhiên, thực tế chi cục chưa thực hiện hai biện pháp cuối này do vẫn tạo điều kiện cho doanh nghiệp gặp khó khăn tiếp tục hoạt động kinh doanh để có khả năng nộp thuế vào NSNN.

Các biện pháp cưỡng chế được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ nhưng trong thực tế triển khai lại rất khó khăn do phải thực hiện tuần tự theo các bước mà không được áp dụng linh hoạt dẫn đến mất nhiều thời gian và nhân lực nhưng hiệu quả lại không cao, đồng thời thực tế cũng chưa thực sự mạnh tay áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế và vì thế nhiều trường hợp người nợ thuế còn xem nhẹ chế tài này.

d. Những kết quả đạt được trong giai đoạn 2013-2015

Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ trong những năm từ 2013 đến năm 2015 gặp khá nhiều khó khăn, nhưng việc hàng năm tỷ lệ nợ đọng thuế tại chi cục thuế thành phố Hà Tĩnh duy trình ở mức có xu hướng giảm dần, số thu nợ ngày càng tăng cho thấy trong công tác quản lý thu và ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế ngày càng được nâng cao rõ rệt, phần nào đã phản ánh được hiệu quả của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ trên địa bàn.

Trong thời gian qua, chi cục thuế thành phố Hà Tĩnh đã thực hiện các biện pháp quản lý, đôn đốc nợ, xử lý thu nợ và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau:

- Hiệu lực công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được tăng cường rất tốt do chi cục thuế thường xuyên tiếp xúc, nắm rõ đối tượng nên đối với từng đối tượng cụ thuế các cán bộ trực tiếp quản lý có các cách tiếp cận và đôn đốc khác nhau, phù hợp với điều kiện thanh toán của các doanh nghiệp.

- Tất cả các đội chức năng tại chi cục thuế thành phố Hà Tĩnh đã xem công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là nhiệm vụ chung mà tất cả đều phải cố gắng nỗ lực để hoàn thành ở mức độ cao nhất. Việc gắn chỉ tiêu thu nợ vào chỉ tiêu xét thi đua ở hầu hết các bộ phận khiến cho công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế luôn được quan tâm và thực hiện với trách nhiệm cao của các cán bộ.

- Việc thường xuyên có sự thông tin phản hồi lẫn nhau giữa các bộ phận chức năng giúp giảm thiểu sự sai sót của cơ quan thuế các khâu. Qua đó giảm thiểu ở mức thấp các khoản nợ ảo.

- Qua đối chiếu và điều chỉnh các bất cập số nợ thuế giữa các bộ phận kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ trước khi ra thông báo nợ tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thì việc thông báo đã chính xác đến thời điểm nợ thuế.

- Hàng tháng, Chi cục đều tiến hành rà soát, đánh giá tình hình nợ đọng, đối chiếu dữ liệu, quản lý chặt chẽ các khoản nợ thuế trên địa bàn Chi cục quản lý.

- Áp dụng tích cực các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ thuế bằng điện thoại, mời lên làm việc trực tiếp, ban hành thông báo nợ, thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế,phối hợp với ngân hàng xác minh thông tin NNT, thông báo NNT nợ thuế trên phương tiện thông tin đại chúng… Qua đó,số tiền thuế nợ thu hồi được qua các năm tăng liên tục trong giai đoạn này.

- Công tác quản lý nợ bám sát theo quy trình quản lý nợ đã được ban hành và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu báo cáo định kỳ, đột xuất theo từng nội dung khác nhau.

- Ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp được nâng cao rõ rệt, biểu hiện tỷ lệ số doanh nghiệp nợ thuế so với tổng số doanh nghiệp chi cục thuế Hà Tĩnh đang quản lý ngày càng có xu hướng giảm.

2.2.3.1. Những hạn chế còn tồn tại trong giai đoạn 2013- 2015

Trong thời gian qua quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục ngoài những kết quả đạt được thì cũng còn một số hạn chế cần khắc phục sau:

- Trong những năm vừa qua, mô hình tổ chức bộ máy công tác quản lý thuế mới chuyển sang áp dụng hình thức tự tính, tự nộp thuế. Vì vậy chi cục thuế thành phố Hà Tĩnh bám sát tình hình nộp thuế tuy nhiên vẫn còn hạn chế do đó tỷ lệ nợ đọng thuế so với tổng số thuế thực hiện thu có xu hướng tăng lên.

- Công tác thu hồi nợ đọng đạt kết quả chưa thực sự cao mặc dù số tiền thu hồi năm sau cao hơn năm trước.

- Công tác thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục chưa đạt hiệu quả cao, chưa áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế nợ thuế được quy định trong Luật quản lý thuế.

2.2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

a. Về tình hình kinh tế, sản xuất kinh doanh của NNT

Nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tăng trưởng chậm, tạo sức ép nặng nề đến tình hình sản xuất kinh doanh của NNT, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thường xuyên gặp khó khăn về mặt tài chính. Số DN hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, phá sản, bỏ kinh doanh có chiều hướng gia tăng. Điều này dẫn đến tình hình nợ đọng thuế tăng do NNT chậm nộp thuế, bỏ kinh doanh, giải thể phá sản... Một số DN nhận thầu các công trình XDCB do vốn ngân sách cấp nhưng chậm thanh toán dẫn đến thiếu vốn không có nguồn tiền để nộp NSNN.

Đồng thời những năm gần đây kinh tế trên địa bàn TP Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, lạm phát, giá cả tăng cao, suy thoái kinh tế trầm trọng kéo dài, nhiều mặt hàng giá cả tăng cao như xăng dầu sắt thép… Thêm nữa, một phần do ảnh hưởng của chính sách kìm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng dẫn đến nhiều đơn vị gặp khó khăn về huy động vốn. Công tác giải ngân vốn ngân sách nhà nước qua nhiều khâu, công tác dự báo thị trường tầm vĩ mô của nhà nước cũng như tầm vi mô của các doanh nghiệp trong địa bàn chưa chính xác kịp thời dẫn đến rủi ro cao, nhiều đơn vị thua lỗ khó có khả năng thanh toán nợ.

Bên cạnh đó, việc hạn hán kéo dài dẫn đến liên tục cắt giảm điện năng gây ra khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP Hà Tĩnh. Đặc biệt những năm gần đây TP Hà Tĩnh liên tục hứng chịu đợt bão, lũ lớn gây nhiều thiệt hại về người và của trên diện rộng. Tất cả những yếu tố khách quan trên gây ra cho DN những thách thức khó khăn rất lớn nếu muốn tồn tại và phát triển.

b. Về cơ chế chính sách

Còn nhiều thủ tục trong việc quy định hồ sơ xoá nợ đối với trường hợp mất tích, bỏ trốn. Chưa có biện pháp đồng bộ để xử lý những trường hợp doanh nghiệp bỏ kinh doanh nhưng không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

c. Về công tác quản lý tại cơ quan thuế

- Nhân sự làm công tác quản lý nợ ít và kiêm nhiều nhiệm vụ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dù đã được chú trọng nhưng chưa được chuyên sâu.

- Công tác ứng dụng CNTT trong quản lý nợ thuế chưa đạt hiệu quả do hệ thống ứng dụng phức tạp, chưa hoàn thiện và phụ thuộc vào quá trình xử lý dữ liệu của bộ phận liên quan nên gặp khó khăn trong khai thác dữ liệu.

- Sự phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn đôi khi còn chưa kịp thời.

- Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế còn nhiều khó khăn, chưa thực sự quyết liệt nên hiệu quả thu hồi nợ còn thấp.

- Viêc phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã được thực hiện để thu hồi nợ thuế nhưng hiệu quả chưa cao do doanh nghiệp không có số dư tài khoản.

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa thường xuyên liên tục, do liên quan đến nhiều khâu, nhiều cơ quan trong khi đó vẫn phải theo dõi số nợ này qua nhiều thời kỳ.

Qua nghiên cứu cho thấy, Chi cục Thuế thành phố Hà Tĩnh trong những năm vừa qua đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý nợ thuế. Đã chủ động triển khai các biện pháp thu nợ, tích cực tuyên truyền phổ biến luật thuế, thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra những đối tượng nợ đọng, xử lý theo đúng pháp luật. Vì thế công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế, bên cạnh những ưu điểm, Chi cục vẫn còn một số điểm hạn chế chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Trước tình hình như vậy, đòi hỏi Chi cục phải triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế để góp phần chống thất thu cho NSNN và đảm bảo công bằng xã hội.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ TĨNH,

TỈNH HÀ TĨNH

3.1. Xác định phương hướng cho giải pháp tăng cường quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Mục tiêu của quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trong những năm tới là kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng nộp thuế cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước, phù hợp với pháp luật thuế.

Các quy định xử lý đối tượng chậm nộp thuế phải phù hợp với thông lệ quốc tế, và đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế và xử lý một cách công bằng. Do vậy, quan điểm đề xuất về các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế để đạt được mục tiêu nêu trên là:

- Thực hiện trên cơ sở nâng cao hiệu lực quản lý thuế và gắn với hiệu quả công tác thuế nói chung.

Thực tế ở nước ta vẫn còn nhiều tổ chức, cá nhân cố tình trốn thuế, gian lận thuế, cố tình chây ỳ nộp thuế bằng nhiều thủ đoạn tinh vi. Chính vì vậy, áp dụng các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế phải đảm bảo nhằm phát hiện kịp thời các hành vi chây ỳ nợ thuế; qua đó có thể thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp đồng thời nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật nhà nước. Hơn nữa, nếu cơ quan thuế không quản lý được người nộp thuế sẽ làm cho việc quản lý nợ gặp khó khăn dẫn đến không có cơ sở để quản lý nợ. Chính vì vậy, cơ quan thuế cần đảm bảo xác định kịp thời, chính xác các khoản nợ của từng đối tượng nợ thuế, nguyên nhân, tình trạng nợ của đối tượng nợ thuế, từ đó có các biện pháp thu nợ phù hợp, hiệu quả, đồng thời sử dụng một cách hiệu quả các biện pháp quản lý nợ với nguồn lực ít nhất để thu được nhiều nợ nhất cho NSNN, giảm thiểu số thuế nợ không có khả năng thu cho NSNN đến mức tối đa.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường côngtác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại chi cục thuế thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 62 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w