Nhóm hợp tác các yếu tố

Một phần của tài liệu Tu từ trong thơ nôm hồ xuân hương, với mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các văn bản thơ nôm một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, dưới cái nhìn của tu từ học (Trang 20 - 25)

2.2. Biện pháp tu từ ngữ âm trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương

2.2.2. Nhóm hợp tác các yếu tố

Tượng thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố bắt trước mô phỏng, biểu hiện một âm thanh trong thực tế khách quan, ngoài ngôn ngữ bằng cách dung phối hợp những yếu tố ngữ âm có dạng vẻ tương tự [3, tr. 226].

Trong thơ Hồ Xuân Hương đã sử dụng tương đối nhiều từ tượng thanh:

Luồng gió thông reo vỗ phập phòm Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm

(Hang cắc cớ) Mõ thảm không khua mà cũng cốc

Chuông sầu không đánh cớ sao om

(Tự tình) Gió đạp cành tre khua lắc cắc

Sóng dàn mặt nước vỗ long bong

(Kẽm trống) Các từ ngữ “phập phòm”, “lóm bõm”, “cốc”, “om”, “lắc cắc”, “long bong” không chỉ mô tả những âm thanh xác thực mà còn tạo cho hình ảnh thêm sống động mà còn tạo cho người đọc tưởng như đang nghe từng tiếng vang lên, người đọc như đang sống trong một cảnh ngộ, một tâm trạng của tác giả. Cùng với các từ tượng thanh yếu tố hài thanh cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc hình thành nên sự hài hòa cho tác phẩm.

b. Hài thanh

Hài thanh là biện pháp lựa chọn các yếu tố âm thanh sao cho hài hòa trong lời nói, câu thơ câu văn để cho người đọc dễ hiểu, dễ nghe, dễ đọc và không bị trắc trở về mặt âm điệu [2, tr. 271].

Thông thường trong văn xuôi hài thanh cũng được chú ý, đặc biệt là các âm tiết đứng cuối câu. Trong thơ, để tạo ra sự hài hòa trong âm thanh nhà thơ không chỉ dùng sự luôn phiên trong thanh điệu mà mà cả độ trầm/bổng, sáng/tối của nguyên âm để làm cho tác phẩm dễ đi vào long bạn đọc hơn.

Trong thơ Hồ Xuân Hương đã sử dụng rất hiệu quả các yếu tố này. Ta có thể thấy được sự luôn phiên, trầm/bổng trong trong âm điệu qua tác phẩm Tát nước:

Đang cơn nắng cực chửa mưa tè Rủ chị em ra tát nước khe

Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm Lênh đênh một ruộng bốn bờ be…

Độ sáng/tối trong các âm tiết cuối câu qua Tranh tố nữ:

Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình Chị cũng xinh mà em cũng xinh Đôi lứa như in tờ giấy trắng

Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh.

Xiếu mai chi dám tình trăng gió Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh, Còn thú vui kia sao chẳng vẽ

Trách người thợ vẽ khéo vô tình.

Yếu tố nhỏ mà làm nên nghệ thuật lớn, đó là phong cách thơ Hồ Xuân Hương. Chỉ bằng việc sử dụng các yếu tố nhỏ mà nữ sĩ đã mang được cả một tư tưởng lớn của thời đại, cách riêng là của người phụ nữ. Không chỉ đẹp bởi âm thanh mà thơ Hồ Xuân Hương còn đẹp ở nhịp điệu và âm hưởng, cái tài tình của nữ sĩ Tây Hồ này là cái cách tạo ra nhịp điệu và âm hưởng cho tác

phẩm của mình, một nhịp điệu, một âm hưởng tưởng như đã quen mà ngỡ như còn lạ.

c. Tạo nhịp điệu và âm hưởng

Sự thay đổi nhịp điệu có khả năng gợi tả âm thanh, gợi tả âm thanh hành động, cử chỉ, thể hiện giọng điệu thích hợp với tình cảm khi nói hoặc viết. Tạo nhịp điệu thường đi kèm với phép ngắt từ, ngắt đoạn, ngắn hoặc dài. Chúng ta có thể thấy được điều này qua một số bài thơ sau:

Ghé mắt trông ngang/thấy bảng treo Kìa/đền thái thú/đứng cheo leo Ví đây đổ phận/làm trai được Thì sự anh hùng/há bấy nhiêu

(Đền Sầm Nghi Đống)

Thông thường thì những nơi danh lam thăng cảnh, những đền đài miếu mạo thường được các thi sĩ ngợi ca, tôn kình, xưng tụng, người nữ sĩ Tây Hồ này cũng đã một lần để mắt tới đền của vị thái thú Sầm Nghi Đống, nhưng không phải với thái độ ca ngợi hay nể trọng, mà nhìn một cách ngạo mạn, khinh bạc ghé mắt trông ngang, đền của thái thú được miêu tả:

Kìa đền thái thú đứng treo leo

Ngoài cái thế không vững chắc của ngôi đền, hình như ngôi đền ấy còn cố vươn thật cao để tỏ ra vị thế của mình nhưng người nữ sĩ lại nhìn nó bằng một cái ghé mắt và chỉ kìa. Với nhịp 4/3 của câu thơ trước biến nhịp ở câu sau 1/3/1/2, ta cảm thấy chó sự chững lại, chững lại để nhấn mạnh, để thẩm định và rồi sau cái chững lại ấy lại tiến nhanh theo tốc độ cũ. Cái chững lại đó tựa hồ như một cái nhìn của một con người từng trải, chững lại không phải để trầm trồ khen ngợi, cũng chẳng phải để tôn kính mà chững lại để tự khẳng định để chiêm nghiệm lại một điều gì đó. Ở đây nữ sĩ đã chững lại có lẽ là so sánh chăng? Hẳn là một tướng tài trước mặt nữ sĩ cũng chỉ ngang hàng, và sau cái chững lại đó nữ sĩ đã nhanh chóng tự khẳng định:

Ví đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hung há bấy nhiêu

Chỉ một dòng chững lại, nhả ra những thanh âm chậm hơn đã làm sáng hẳn lên cái thái độ của tác giả trong bài thơ. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ không chỉ thể hiện ở cách biến nhịp mà còn thể hiện ở cách tạo âm hưởng cho tác phẩm, ta có thể thấy được điều này qua bài Tự tình II:

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toặc chân mây đá mấy hòn Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con.

Dường như toàn bộ bài thơ có cùng chung một nhịp điệu, và cũng chính vì cùng một nhịp điệu này đã tạo nên âm hưởng cho toàn tác phẩm. Nhân vật trữ tình dường như đã thu mình lại trong cái không gian bao la rộng lớn mà vô chừng là ảm đạm của đất trời. Với nhịp 4/3 đều đặn ở bảy câu thơ mang hơi sầu lan tỏa cho toàn bài, sầu, cô đơn trước cái thời gian, nỗi cô đơn càng mạnh mẽ khi chỉ một mình bản thân đối diện với chính mình, đối diện với những cau hỏi về số phận của chính mình trước cái cuộc sống thực tại. Thời gian gấp gáp trôi đi để lại sự bẽ bàng, để lại một nhịp lẻ nữa trong cái cô đơn, và nó được thể hiện qua câu thơ:

Trơ/cái hồng nhan/ với nước non

Với nhịp 1/3/3 nó đã nhấn mạnh cái nỗi cô đơn, và nó như choán ngợp cả cái không gian bao la kia, và cái thực tại lại ùa về với nhân vật trữ tình:

Chén rượu hương đưa say lại tình Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Và nỗi buồn của nhân vật trữ tình đã có một phản ứng tích cực đó là thái độ phẫn uất, không cam chịu số phận, đến cái nhỏ bé như những đám rêu,

những viên đá cũng nổi dậy phản kháng, nhưng có lẽ sự phản kháng nhỏ nhoi ấy không đối đầu được với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, của cuộc sống, mặc dù không mảy may thua cuộc trước số phận nhưng nhân vật trữ tình vẫn thua cuộc, để rồi vẫn là nỗi chán chường, buồn tủi:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con.

Có thể nói mỗi người nghệ sĩ với thiên tài của mình cùng với thời đại đã làm nên sự phát triển mới cho nền văn học, Hồ Xuân Hương không hổ danh là bà chúa thơ Nôm, một thái dộ sống luôn phản ánh rõ rang, không che đậy, không lấp liếm, người nữ sĩ ấy cứ mạnh dạn bày hết ra, trong xã hội thời đó hỏi có mấy ai dám nói nên những điều đó.

Tiểu kết:

Như vậy việc sử dụng các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ âm trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương đều có dụng ý nghệ thuật. Khi sử dụng các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ âm, nhà thơ đồng thời vừa muốn thể hiện tính cách của mình, vừa cũng là khẳng định tài năng của mình với độc giả. Vừa rồi trong phần chương 2 này, chúng tôi đã trình bày về việc sử dụng các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trên phương diện ngữ âm. Ở phần chương 3 tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày về việc sử dụng các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trên phương diện từ vựng ngữ nghĩa.

Một phần của tài liệu Tu từ trong thơ nôm hồ xuân hương, với mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các văn bản thơ nôm một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, dưới cái nhìn của tu từ học (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w