Hoàn thiện kênh thông tin hai chiều từ ngân hàng đến khách hàng và ngược lại:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thủ Đức (Trang 41 - 43)

Khách hàng là một nhân tố vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Không có khách hàng hoặc có quá ít sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng không hiệu quả, giảm lợi nhuận. Do đó việc thực hiện chiến lược khách hàng nhằm thu hút khách hàng, phát triển, duy trì và củng cố mối quan hệ khách hàng là điều rất cần thiết mà bất kỳ Ngân hàng nào khác cũng phải quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, Ngân hàng Nam Á Thủ Đức chưa thực sự chú trọng trong việc thực hiện chiến lược khách hàng, chưa có những chương trình cũng như kế hoạch để thực hiện chiến lược khách hàng. Hiện tại khi khách hàng đến vay vốn, đối với khách hàng quen thuộc cũng không được hưởng ưu đãi về lãi suất mà chỉ có ưu tiền về thủ tục nhanh gọn đơn giản hơn và hạn mức cho vay trên tài sản đảm bảo cao hơn. Bên cạnh đó, khách hàng muốn tiếp cận với nguồn vốn tín dụng thì phải trực tiếp đến chi nhánh giao dịch hoặc thông qua khách hàng này cán bộ tín dụng giới thiệu sản phẩm tín dụng của ngân hàng mình với bạn hàng của khách đó. Trong khi một cán bộ tín dụng phải quản lý nhiều hồ sơ khách hàng và thực hiện nhiều công việc khó sắp xếp được thời gian đến cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để giới thiệu sản phẩm tín dụng. Điều này hạn chế việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về chính sách tín dụng của ngân hàng, đồng thời cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội cho vay các doanh nghiệp lớn, uy tín và có dự án khả thi.

LỜI KẾT



Một hợp đồng có thể coi là khởi đầu của một phi vụ kinh doanh và nó cũng là yếu tố quyết định đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau này. Sở dĩ như vậy là trong hợp đồng thể hiện sự cam kết, ràng buộc chặt chẽ về đối tượng hợp đồng, quyền và nghĩa vụ mỗi bên. Trong cùng một thời điểm, doanh nghiệp thường phải ký kết và thực hiện nhiều hợp đồng, do đó vấn đề thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng và việc thực hiện các nội dung đó đòi hỏi phải có sự sắp xếp và quản lý một cách có hiệu quả. Trong lĩnh vực tài chính, liên quan đến nhiều con số, liên quan đến tài sản,… người viết

thiết nghĩ rằng, hợp đồng càng phải chặt chẽ hơn nữa, càng phải được chú trọng hơn nữa.

Trong hai tháng thực tập tại Ngân hàng TMCP Nam Á – chi nhánh Thủ Đức, người viết đã được nghiên cứu, tìm hiểu nhiều hồ sơ cho vay, từ cá nhân đến doanh nghiệp, đặc biệt, người viết đã được tiếp xúc với nhiều văn bản nội bộ của Ngân hàng Nam Á, được xem các hợp đồng mẫu,…điều này đã giúp người viết có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng lập pháp tại Ngân hàng, cũng như hình dung rõ ràng hơn về quy trình cho vay. Có thể nói rằng, NAM A BANK đã có nhiều bước phát triển, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tài chính trong nước, nhưng Ngân hàng TMCP Nam Á nói chung, chi nhánh Thủ Đức nói riêng, cần phải nỗ lực hơn nữa thì mới đạt được mục tiêu đề ra trong báo cáo thường niên 2009.

Mặc dù đã cố gắng hết sức nghiên cứu và tập hợp tài liệu, nhưng do kiến thức chưa được hoàn thiện nên các khuyến nghị đưa ra chỉ mang tính gợi mở, mong Quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thủ Đức (Trang 41 - 43)