Các khuyến nghị về lãi suất cho vay:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thủ Đức (Trang 40 - 41)

Với mức lãi suất huy động cao nhất không được vượt quá 10,5%/năm, các ngân hàng hiện nay đều kêu rằng không thể huy động được. Trong khi đó, nếu tìm cách tăng lãi suất huy động lên thêm thì lãi suất cho vay cũng không thể dừng ở mức trần theo quy định.

Hiện nay các ngân hàng đều đưa lãi suất huy động chính thức của mình lên 10,49% và kèm theo đó là các chương trình khuyến mãi như tặng thêm tiền, quà, cào trúng thưởng ngay… Nếu cộng thêm giá trị khuyến mãi thì lãi suất huy động của một số ngân hàng sẽ lên đến mức 11,4% - 12,9%/năm, cao hơn cả lãi suất trần cho vay.

Như vậy, ngân hàng hiện không thể cho vay với mức lãi suất trần là 12%/năm và phải tìm cách để nâng lãi suất cho vay qua hình thức thu phí. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có quy định buộc các ngân hàng không được thu phí khi cho vay và sẽ thanh tra các ngân hàng vi phạm, nhưng các ngân hàng vẫn có nhiều đường để tránh.

Theo các chuyên gia, để không còn tình trạng các ngân hàng tìm cách tăng lãi suất huy động và cho vay vượt quá mức quy định, Chính phủ cần sớm cho phép tự do lãi suất trở lại như trước năm 2008, để lãi suất có thể được quyết định bởi thị trường.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM, cho biết Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp vào lãi suất cho vay của các ngân hàng không chỉ bằng công cụ lãi suất cơ bản mà có thể bằng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, hoặc có thể bằng dự trữ ngoại hối. Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, cho rằng một quy định về lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản đã không còn phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Và theo ông, trong năm nay có thể việc bỏ lãi suất cơ bản sẽ được Quốc hội chấp thuận để lãi suất được tự do điều chỉnh bởi thị trường.

Hiện nay đang có ý kiến khác nhau giữa giới chuyên môn ngân hàng, trong đó có NHNN và giới làm luật về duy trì hay bãi bỏ lãi suất cơ bản. Bên nào cũng có lý bảo vệ cho quan điểm của mình. Người viết nghĩ rằng, hai bên cần ngồi lại tìm một tiếng nói

chung, vừa đảm bảo được vai trò quản lý, vừa không gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Theo người viết thì lãi suất trần nên được bãi bỏ, và thay vào đó là cơ chế lãi suất cho vay tự do thỏa thuận, có tham khảo Bộ luật dân sự 2005, nhưng phải chịu sự kiểm tra của NHNN, chứ không để tự do thỏa thuận quá “vô tư”, nếu NHNN không kiểm soát thì các ngân hàng dễ có cơ hội trở thành đối tượng “cho vay nặng lãi”.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thủ Đức (Trang 40 - 41)