Nhân tố khoa học- công nghệ và con người

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý vốn của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp (Trang 42 - 47)

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý vốn nhà nước tại các

1.3.4. Nhân tố khoa học- công nghệ và con người

Con người- nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến hiệu quả của quản lý vốn nhà nước. Cán bộ chuyên nghiệp, được đào tạo trang bị kiến thức và có kinh nghiệm về quản trị doanh nghiệp, đầu tƣ vốn sẽ đƣa ra những quyết định đúng đắn về quản lý vốn. Ngƣợc lại, nhân lực kém, không đƣợc đào tạo chuyên sâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định quản lý vốn, đem lại những bất lợi cho hiệu quả vốn đầu tư của nhà nước. Thực tế ở Việt Nam luôn cho thấy nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng và là vấn đề đặt ra cần giải quyết. Giai đoạn trước năm 2006, nguồn nhân lực quản lý vốn nhà nước là những cán bộ của các cơ quan hành chính, vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, vừa thực hiện nhiệm vụ đầu tư kinh doanh vốn nhà nước. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm, không được đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu nên hiệu quả quản lý vốn nhà nước giai đoạn này thấp.

Khoa học- công nghệ là nhân tố hỗ trợ cho hoạt động quản lý vốn. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động quản lý mang lại năng suất cao, góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ.

1.3.5. Các cam kết hội nhập khi Việt Nam tham gia các tổ chức thương mại Quốc tế Trong quá trình gia nhập WTO, các Thành viên của Ban công tácWTO đã tập trung nhiều chú ý vào sự tồn tại và hoạt động của các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát tại Việt Nam. Các Thành viên đã đề nghị Việt Nam cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật liên quan cũng nhƣ hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp này và vai trò của chúng trong nền kinh tế quốc dân.

WTO không có các quy tắc về sở hữu trong các đơn vị kinh doanh. WTO không ngăn cản các Thành viên thành lập và phát triển các doanh nghiệp do Nhà

nước sở hữu (SOEs), tuy nhiên WTO có các điều kiện cụ thể đối với các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp thương mại nhà nước (STEs). Cụ thể, Điều XVII của Hiệp định GATT 1994 đề ra hai điều kiện cơ bản cho hoạt động của các doanh nghiệp này (i) tất cả các hoạt động mua bán chỉ thực hiện theo các căn cứ thương mại, phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử chung; và (ii) các hoạt động xuất nhập khẩu phải minh bạch.

Các Thành viên WTO rất quan tâm tới hoạt động của các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu nói chung và các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng vì hai lý do chính. Thứ nhất, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường và trong quá trình này, nhƣ một số Thành viên đã nêu lên, Việt Nam tiếp tục dành một số ƣu đãi cụ thể cho các doanh nghiệp nhà nước. Thứ hai, theo cách hiểu của một số Thành viên WTO thì các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam không chỉ chiếm số lượng lớn, tỷ trọng đóng góp vào GDP cao cũng nhƣ có tổng số vốn rất lớn mà còn có nhiều lợi thế về năng lực sản xuất, cung cấp dịch vụ vụ và xuất nhập khẩu một số mặt hàng chủ chốt (gồm xăng dầu, khoáng sản, dịch vụ viễn thông, ngân hàng và bảo hiểm, v.v…). Các Thành viên WTO thể hiện lo ngại về khả năng Chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường thông qua các doanh nghiệp nhà nước, do đó có thể bóp méo thị trường và thậm chí vô hiệu hóa các cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam. Đây chính là lý do tại sao các Thành viên WTO yêu cầu Việt Nam đƣa ra các cam kết toàn diện về doanh nghiệp nhà nước, kể cả doanh nghiệp thương mại nhà nước.

Trước lo ngại của các Thành viên, đại diện của Việt Nam thông báo rằng các cơ quan quản lý của Việt Nam đã công bố, minh bạch hóa đầy đủ các thông tin về chính sách và khuôn khổ pháp luật chung liên quan tới việc thành lập, tổ chức và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng. Việt Nam cũng xác nhận rằng Việt Nam đang thực hiện một chính sách dài hạn, nhất quán về nền kinh tế đa thành phần trong đó cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, bao gồm cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước, được khuyến khích tham gia cạnh tranh bình đẳng. Việt Nam đã xác nhận

rằng khu vực tư nhân, kể cả người nước ngoài, được phép cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp nhà nước thông qua thông qua đấu thầu hoặc thông qua đơn hàng của Nhà nước hay phân bổ định hướng (trừ các sản phẩm và dịch vụ công liên quan tới quốc phòng và an ninh quốc gia).

Cải cách, sắp xếp lại và cải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng là một chính sách nhất quán, một bộ phận của tiến trình đổi mới và hội nhập của Việt Nam trong vòng 20 năm qua. Chính sách này đã đƣợc khẳng định trong nhiều kế hoạch hành động của Chính phủ nhƣ một giải pháp để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường tại Việt Nam.

Trong bối cảnh đó và ngay cả khi không có các cam kết gia nhập WTO liên quan tới vấn đề này thì vẫn có thể xác nhận rằng việc thực thi các cam kết nói trên là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà Việt Nam quyết tâm hoàn thành để đổi mới và tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và đảm bảo các doanh nghiệp này có năng lực để vận hành hiệu quả trong một môi trường khá cạnh tranh.

Do đó cần cải tiến cơ chế quản lý để đảm bảo rằng các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quyết định thương mại của những doanh nghiệp này. Cụ thể, có thể xem xét các biện pháp sau đây: (i) điều chỉnh các điều khoản tương ứng về quyền đưa ra quyết định của Nhà nước liên quan tới các dự án đầu tƣ, mua bán, thanh khoản, chuyển giao tài sản, tiêu dùng của các doanh nghiệp nhà nước thông qua việc dành các quyền này cho các doanh nghiệp; và (ii) Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh sẽ không trực tiếp thực thi quyền sở hữu mà sẽ chuyển quyền này cho Tổng Công ty Kinh doanh và Quản lý vốn nhà nước và các tập đoàn khác; hoặc trong trường hợp không thực hiện được việc này, Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh nên thực thi các quyền này theo cách giống như các cổ đông của doanh nghiệp (Trần Hữu Bưu và cộng sự, 2008).

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Vũ Thành Tự Anh, 2012. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. GĐ nghiên cứu của Chương trình giảm dạy kinh tế Fulbright.

2. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, 1998. Các văn kiện Hội nghị của BCH TW Đảng. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

3. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, 2015. Nghị quyết hội nghị lần thứ 4, Điểm II, Mục IV, Phần II. Hà Nội.

4. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX, 2016. Nghị quyết hội nghị lần thứ 3. Hà Nội.

5. Bộ Tài chính, 1995. Đổi mới công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Tập I, II. Hà Nội.

6. Bộ Tài chính, 2014. Thông tư 118/2014/TT-BTC ngày 21/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp về SCIC. Hà Nội.

7. Trần Hữu Bưu và cộng sự, 2008. Báo cáo vấn đề : Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới - Giải thích các điều kiện gia nhập. Mutrap II (dự án hỗ trợ thương mại đa biên). Hà Nội : Nxb Lao động xã hội.

8. Hoàng Thị Chỉnh, 2010. Doanh nghiệp nhà nước trong bội cảnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Trường ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

9. Chính phủ, 2000. Nghị định số 73/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ về Quy chế quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác. Hà Nội.

10. Chính phủ, 2007. Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Hà Nội.

11. Chính phủ, 2009. Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác. Hà Nội.

12. Chính phủ, 2011. Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Hà Nội.

13. Chính phủ, 2012. Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Hà Nội.

14. Chính phủ, 2013. Nghị định 151/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Hà Nội.

15. Chính phủ, 2013. Quyết định số 2344/QĐ-TTg ngày 2/12/2013 phê duyệt đề án tái cơ cấu SCIC giai đoạn 2011-2015. Hà Nội.

16. Chính phủ, 2014. Nghị định 57/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Hà Nội.

17. Cục tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính, 2011. Báo cáo tổng hợp tình hình sắp xếp cổ phần hóa DNNN. Hà Nội.

18. Quốc hội, 1995. 2003. Luật doanh nghiệp nhà nước 1995, 2003. Hà Nội.

19. Quốc hội, 2005. 2014. Luật doanh nghiệp 2005, 2014. Hà Nội.

20. Quốc hội, 2014. Luật doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hà Nội.

21. Quốc hội, 2014. Luật phá sản. Hà Nội.

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý vốn của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)