Phân tích, so sánh kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn gdcd phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” trong chương trình Giáo dục công dân lớp 11 ở trường THPT (Trang 53 - 58)

Nhóm 1 Theo em, Nhà nước phải làm gì để thực hiện tốt các mục

3. Trách nhiệm của công dân đối với

2.2.3 Phân tích, so sánh kết quả thực nghiệm

Trong quá trình tiến hành khảo sát chia ra làm hai lớp giữa thực nghiệm và đối

Vương ta thấy rằng cùng dạy một nội dung kiến thức, trình độ nhận thức ngang nhau nhưng khi GV vận dụng PPTT vào tiết dạy phù hợp với hai lớp thực nghiệm thì HS tiếp thu bài, hứng thú và có thái độ tích cực hơn so với hai lớp đối chứng trong tiết dạy GDCD ở phần “Công dân với các vấn đề chính trị-xã hội.

BẢNG THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA 183 HS SAU KHI TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM

NỘI DUNG CÂU HỎI PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

SỐ Ý KIẾN TRẢ LỜI ĐC TN 1.Bạn nhận thức môn

GDCD như thế nào ?

Là môn học thiết thực cần thiết 41 51 Là môn học không học cũng không sao 32 30

Là môn học không thiết thực 18 11

2. Trong quá trình học môn GDCD thài độ của em như thế nào ?

Rất hứng thù 47 47

Hứng thú 39 40

Ít hứng thú 3 0

Bình thường 1 5

Chán 1 0

3. Phương Pháp của GV có phù hợp với em không ?

Hoàn toàn không đồng ý 0 0

Không đồng ý 16 0

Phân vân 6 2

Đồng ý 6 5

Hoàn toàn đồng ý 63 85

4. Cách học môn GDCD của em ở lớp như thế nào ?

Ghi chép theo thầy đọc 0 0

Ghi chép theo thầy giảng 13 19

Chi chép theo bảng lớp 0 5

Nghe giảng làm theo yêu cầu của GV 4 56

Đánh dấu SGK 74 29

5. Cách học môn GDCD của em ở nhà như thế nào ?

Học thuộc lòng 0 0

Trả lời câu hỏi bài tập về nhà 0 0

Đọc hiểu 44 72

Đọc lướt 36 13

Không đọc 11 7

6. Theo em hình thức thi, kiểm tra môn GDCD như thế nào là phù hợp với phương pháp dạy hiện nay ?

Thi tự luận 0 0

Thi vấn đáp 2 18

Thi viết tra lời ngắn gọn 37 18

Thi trắc nghiệm 52 42

Kết hợp với tự luận và trắc nghiệm 0 10

Thông qua bảng thăm dò ý kiến của HS, chúng ta thấy nhận thức của HS đối với môn GDCD ở nhóm đối chứng vẫn không có sự thay đổi. Phần đông vẫn cho rằng đây là môn học không cần thiết, học cũng được mà không học cũng được.

Ở nhóm thực nghiệm, HS đã có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức và thái độ đối với môn học. Hầu hết các em cho rằng đây là môn học thiết thực, cần thiết. Vì nhận thức đúng đắn như vậy nên đã tạo cho lớp thực nghiệm hứng thú khi học môn học này. Ngược lại, ở nhóm đối chứng do không nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn nên đa phần là HS ít hứng thú, chán nản đối với môn học.

Với câu hỏi phương pháp tổ chức dạy học của GV có phù hợp không, đa số HS, cả lớp thực nghiệm và đối chứng đều có quan điểm cho rằng phương pháp tổ chức dạy học của GV là phù hợp. Nhưng rất nhiều HS lớp thực nghiệm có ý kiến “hoàn toàn đồng ý”, điều này nói lên tâm lý thỏa mãn, phấn khởi của HS sau mỗi bài học.

Ở câu hỏi cách học môn GDCD của em ở lớp như thế nào, đây là câu hỏi thu nhiều thông tin đa chiều, nhưng có thể nhận xét rằng cách học của lớp thực nghiệm bao gồm nhiều hoạt động: Nghe, nhìn, ghi chép, đối chiếu SGK, vận dụng kiến thức, thảo luận, trình bày quan điểm... Mức độ hoạt động và tính chủ động hoạt động của HS cao hơn so với lớp đối chứng. Còn cách học của lớp đối chứng chủ yếu là nghe, nhìn, ghi chép, hiểu theo lời giảng của GV. Do đó tính chủ động hoạt động của HS thấp, phụ thuộc nhiều vào hướng truyền giảng của GV, HS ít sử dụng tài liệu khác ngoài việc ghi chép.

Đối với câu hỏi cách học môn GDCD của em ở nhà như thế nào cho phép ta nhận định về hệ quả của từng PPDH. Ở nhóm thực nghiệm, HS chủ yếu trả lời câu hỏi, làm bài tập SGK, điều đó phản ánh tính hoạt động độc lập, chủ động tìm kiếm và giải quyết tình huống bài học đặt ra. Đối với nhóm đối chứng HS chủ yếu học thuộc lòng theo vở ghi phản ánh kiểu học tái hiện của kiểu dạy thông báo.

Về câu hỏi hình thức thi, kiểm tra môn GDCD như thế nào là phù hợp với phương pháp dạy hiện nay. Phần lớn HS nhóm thực nghiệm cho là nên kết hợp cả trắc nghiệm, vần đáp, trả lời ngắn gọn và tự luận. Còn nhóm đối chứng lại chủ yếu chọn hình thức trắc nghiệm cho bài kiểm tra và thi học kỳ. Đó cũng là một kết quả dễ chấp nhận khi HS nhóm đối chứng chưa nhận thức đúng đắn về môn học và vai trò của môn GDCD.

Như vậy, qua phân tích kết quả thống kê ý kiến của HS ở các lớp thực nghiệm và đối chứng, có thể thấy rằng PPDH ở lớp thực nghiệm ưu việt hơn PPDH ở lớp đối chứng, đã làm cho HS tích cực và yêu thích môn học.

Một phần của tài liệu Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn gdcd phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” trong chương trình Giáo dục công dân lớp 11 ở trường THPT (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)