Quy trình tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn Giáo dục công dân phần “Công dân với các vấn đề

Một phần của tài liệu Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn gdcd phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” trong chương trình Giáo dục công dân lớp 11 ở trường THPT (Trang 58 - 64)

Chương 3. QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ CÔNG

3.1 Quy trình tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn Giáo dục công dân phần “Công dân với các vấn đề

3.1.1 Thiết kế cho từng hình thức thuyết trình theo hướng tích cực Để chuẩn bị cho một tiết dạy yêu cầu người GV cần phải chuẩn bị đầy đủ trong quá trình thiết kế, đầu tư cho từng tiết dạy nắm vững kiến thức chuyên môn. Bên cạnh thiết kế một giáo án hoàn chình thì GV cần phải dựa vào tình hình của lớp đó chọn lọc nội dung phù hợp để giảng dạy cho HS. Để nội dung bài học được truyền đến học HS vưa sức, đem lại sự hứng thú trong từng tiết dạy, kích thích quá trình tìm tòi sáng tạo trong mỗi cá nhân. Dẫn đến sự tương tác giữa GV và HS đồng thời tạo cho các em có sự gần gũi phấn khích với các vấn đề của xã hội đặc biệt là trong môn GDCD của chúng ta.

Chính vì vậy để thiết kế một bài giáo án theo PPTT cần phải biết kết hợp với các phương pháp khác nữa tránh sự nhàm chán của HS đối với môn học này.

Trong đề tài này tác giả đề xuất 5 hình thức thuyết trình theo hướng tích cực. Dưới đây là quy trình thiết kế cho từng hình thức thuyết trình:

- Thuyết trình theo kiểu nêu vấn đề

Thuyết trình theo kiểu nêu vấn đề đây là một hình thức mà người GV cần lựa chọn câu hỏi phù hợp với nội dung liên quan đến bài học phù hợp với kiến thức trình độ của HS.

Bước 1: GV chuẩn bị tình huống phù hợp với nội dụng bài dạy.

Đưa ra những câu hỏi có tính định hướng, hoặc trình bày chủ đề dưới dạng nghi vấn dẫn dắt HS vào bài học.

Bước 2: Liên kết và lập luận nội dung.

GV đặt ra những câu hỏi bám sát vào bài học sắp trình bài cần có sự liên kết các câu hỏi từ nội dung này đến nội dung khác, cần đặt câu hỏi mâu thuẫn với kiến thức của HS có sẵn.

Bước 3: Phản luận đề.

GV đưa ra những câu hỏi, đặt vấn đề để kết luận toàn bộ vấn đề đã trình bày

Ví dụ: Trong bài “Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường”

GV: Bảo vệ tài nguyên môi trường mang ý nghĩa sống còn đối với các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam được xem là một trong những nội dung cơ bản trong đướng lối, chủ trương phát triển kinh tế- xã hội.

Ông cha ta có câu “Rừng vàng biển bac” như vậy nó còn đúng với tình hình tài nguyên nước ta hiện tại hay không?

HS: Trả lời

GV: Chưa kết luận ý kiến của HS mà cần phải tìm hiểu qua nội dung bài học này.

GV cho HS tìm hiểu phần “tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay”

GV: Hiện nay, tình hình tài nguyên và môi trường ở nước ta như thế nào?

HS: Trả lời

GV: Đưa ra kết luận cho phần này.

- Thuyết trình theo kiểu thuật chuyện

Theo kiểu thuyết trình thuật chuyện này GV cần có những câu chuyện phù hợp vào các vấn đề xã hội đang quan tâm. Để thực hiện tốt hình thức này GV cần phải nắm rõ vấn đề mà mình đang đề cập đến một cách tường tận đem lại sự liên tưởng đối chiếu vào thực tế của xã hội cho HS nắm vững.

Bước 1: Lựa chọn các sự kiện hay câu chuyện phù hợp với nội dung.

Bước 2: Sắp xếp các dữ kiện, tình huống... của sự kiện kinh tế - xã hội hay câu chuyện đã lựa chọn thành một trình tự logic phù hợp với nội dung kiến thức và trình tự dạy học.

Bước 3: Kết luận, nhấn mạnh các vấn đề cơ bản.

Trong bài “Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường”

Để cho HS có cái nhìn sát vào thực tế GV có thể lấy đề tài về nạn săn bắt thú rừng những loại động vật có nguy cơ tiệt chùng tại Việt Nam do nạn săn bắt trái phép làm ảnh hướng đến nguy cơ diệt vong về loài động-thực vật, kết hợp cùng với hình ảnh thực tế.

Trường hợp câu chuyện gần đây một quân nhân ở Kon Tum giết voọc một cách dã man rồi đưa lên mạng xã hội. Tạo ra một sự phẫn nộ lớn cho xã hội về hành vi của thanh niên này dẫn đến kỉ luật.

Đồng thời GV đưa ra lời khuyên nhấn mạnh đối với HS tham gia bảo vệ các loài động vật quý hiếm tại địa phương.

- Thuyết trình theo kiểu mô tả, phân tích

Đây là hình thức thuyết trình có sử dụng sơ đồ, công thức, biểu mẫu... để mô tả, phân tích nhằm chỉ ra những đặc điểm, khía cạnh của từng nội dung, trên cơ sở

đó đưa ra những chứng cứ logic, lập luận chặt chẽ để làm rõ bản chất của vấn đề.

Đối với hình thức thuyết trình này, có thể xây dựng quy trình thiết kế như sau:

 Bước 1: Lựa chọn và thiết kế các sơ đồ, biểu mẫu phù hợp với nội dung kiến thức và điều kiện dạy học. Việc lựa chọn và thiết kế ở bước này chỉ bao gồm các thao tác như: lựa chọn các sơ đồ, biểu mẫu, thiết kế các sơ đồ biểu mẫu để sử dụng cho phù hợp nội dung và điều kiện dạy học cụ thể.

 Bước 2: Lựa chọn cách trình bày nội dung bài học cho phù hợp với sơ đồ biểu mẫu đã định.

 Bước 3: Dựa vào sơ đồ, biểu mẫu mà GV đưa ra kết luận nội dung bài học trong qua trình phân tích của HS

Chú ý: Cách trình bày và thời điểm đưa sơ đồ, biểu mẫu, sao cho phát huy cao nhất tác dụng của sơ đồ biểu mẫu, kích thích tư duy, cảm hứng của HS, làm cho hoạt động dạy và học trở nên tích cực và hiệu quả. Một điều cần lưu ý ở bước thứ hai này, đó là cách trình bày nội dung bài học trong sự kết hợp với sơ đồ biểu mẫu còn phụ thuộc vào trình độ, thói quen và nhu cầu của HS. Do đó, có thể vẫn cùng một nội dung nhưng ở những lớp khác nhau.

Ví dụ: Trong bài “Chính sách dân số và giải quyết việc làm”

Ở mục a. Tình hình dân số nước ta

GV: Đưa ra các biểu đồ, sơ đồ, số liệu tương ứng với quy mô dân số, mật độ dân số, phân bố dân cư.

Quy mô dân số của Việt Nam qua các thời kì GV: Cho HS xem biểu đồ dân số cũa nước ta

Em có nhận xét gì DS Việt Nam qua các năm?

HS: Trả lời GV: Nhận xét

Năm 1979 1989 1999 2000

Người/km2 159 195 231 242

Mật độ dân số qua các năm GV: Đưa ra số liệu về mật độ DS

Em có nhận xét gì về mật độ DS của nước ta qua các năm?

HS: Trả lời GV: Nhận xét

Phân bố dân cư hai dùng

GV: Đưa ra biểu đổ về phân bố dân cư hai vùng

Em có nhận xét gì phân bố dân cư ở nước ta?

HS: Trả lời GV: Nhận xét

75%

30% Dân số

Diện tích

25%

70%

Dân số Diện tích

Như vậy thông qua các biểu đồ, sơ đồ và số liệu về tình hình dân số ở nước ta mà GV có thể đưa ra kết luận.

- Thuyết trình theo kiểu nêu vấn đề có tính giả thuyết

Đây là dạng thuyết trình mà GV đưa vào bài học một số giả thuyết hay quan điểm có tính chất trái ngược, mâu thuẫn với vấn đề đang nghiên cứu nhằm xây dựng tình huống có vấn đề thuộc loại giả thuyết. trong tình huống có vấn đề, HS phải lựa chọn quan điểm đúng, sai và có lập luận vững chắc về sự lựa chọn của mình, đồng thời phải biết phê phán, bác bỏ một cách chính xác, khách quan những quan điểm không đúng đắn, chỉ ra tính khoa học và nguyên nhân của nó.

Do đó có thể xây dựng quy trình thiết kế của hình thức thuyết trình này như sau:

 Bước 1: Kiểm tra HS đã có đủ khả năng giải quyết vấn đề nêu ra?

 Bước 2: Chọn cách diễn đạt vấn đề. Tức là vấn đề được nêu ra dưới dạng giả thuyết. Trong bước này, vấn đề được nêu ra phải có tính trái ngược, mâu thuẫn với vấn đề đang nghiên cứu; trái ngược với kiến thức và kinh nghiệm mà HS đã có và đang hướng tới.

 Bước 3: Xây dựng câu hỏi phụ hay cách giảng giải gợi mở giúp HS tự giải quyết vấn đề. Bước này đòi hỏi tính linh hoạt sử dụng các thủ thuật sư phạm của GV, nhất là kỹ thuật kết hợp giảng giải với nêu vấn đề và đàm thoại.

Một phần của tài liệu Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn gdcd phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” trong chương trình Giáo dục công dân lớp 11 ở trường THPT (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)