Giải pháp vận dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học phần “ Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” chương trình

Một phần của tài liệu Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn gdcd phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” trong chương trình Giáo dục công dân lớp 11 ở trường THPT (Trang 71 - 74)

3.2.1 Giải pháp đối với GV Về chuyên môn

Trước tiên đối với người GV đó chính là trình độ chuyên môn được đào tạo một cách chính quy, bài bản, đủ điều kiện về mặt kiến thức phù hợp, là một GV THPT đảm nhiệm bộ môn GDCD yêu cầu ở mỗi GV cần phải có cái nhìn đủ rộng quan sát các vấn đề xã hội một cách khách quan, trong tiết dạy cần phải thể hiện bản lĩnh nắm rõ kiến thức không dẫn dắt các em vào những khái niệm mang tính chất trừu tượng. Để làm được như vậy người GV cần phải mạnh dạn thay đổi các PPDHTC theo từng trọng tâm kiến thức của bài không nên tập trung lạm dụng một PPDH nào cần phải biết kết hợp nhiều PPDH khác nhau.

Đòi hỏi mỗi GV phải tích cực tham gia các buổi nâng cao về trình độ chuyên môn, có kiến thức nhất định về công nghệ thông tin, tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng GV tại nơi công tác chuyên môn.

Do đặc thù môn học như đã nói từ đầu liên quan trực tiếp với các vấn đề chính trị-xã hội, chúng ta cần phải biết khai thác các mặt của đời sống xã hội vào thực tiễn bài dạy một cách hợp logic. Vì vậy người GV cần phải năng động và chủ động mở rộng kiến thức cho bản thân mà còn giàu sự sáng tạo trong mỗi tiết dạy, phát huy những điểm mạnh của bản thân vai trò của người thầy.

Về tác phong, đạo đức của nghề giáo

Đối với mỗi GV đều có tác phong, hành xử khác nhau không ai giống ai nhưng phải điều tiết bản hân cho phù hợp với môi trường sư phạm, như đầu tóc, trang phục, cách ứng xử với đồng nghiệp học sinh hay những nhân viên phục vụ tài trường đây là một điều vô cùng quan trọng. Bác Hồ có câu “Cái răng, cái tóc là gốc con người”, vì vậy chúng ta cần tạo được cái nhìn thiện cảm từ lần đầu tiên với tất cả mọi người.

Luôn thể hiện tinh thần ham học hỏi, trau dòi kiến thức kỹ năng từ đồng nghiệp, chủ động trò chuyện với HS tìm hiểu các em, về mọi mặt sẽ tạo ra niềm tin từ các em. Cách đánh giá một GV gương mẫu trước tiên phải là người thầy, người cô yêu nghề hay nói cách khác chúng ta cần chữ “tâm” nhiệt huyết với nghề, tìm tòi cái mới sáng tạo hơn hiệu quả hơn.

3.2.2 Giải pháp đối với HS

Xác định động cơ và mục đích học tập đúng đắn. Quá trình học tập sẽ không thể nào đạt kết quả tốt nếu người học không có thái độ học tập đúng đắn.

Vì thế mổi HS phải xác định cho mình động cơ, mục đích thái độ học tập, phải tự giải đáp cho mình các câu hỏi như: học để làm gì, học cho ai...Xây dựng được phương pháp học phù hợp.

Qua tìm hiểu về thái độ và cách học của HS về việc học môn GDCD, hầu hết các em học theo kiểu học theo kiểu học thuộc lòng từng câu, từng chữ, học vẹt mà không hiểu được bản chất của vấn đề, lý thuyết có thể trả lời vanh vách nhưng khi GV yêu cầu cho ví dụ minh họa hay giải thích thì các em không trả lời được. Việc các em có thái độ học tập như vậy là một điều sai lầm, đó là phương pháp không phù hợp vì vậy nó sẽ không đem lại kiến thức cho các em sâu sắc vào vần đề.

Vì vậy đòi hỏi HS phải thay đổi cách học, phải luôn chủ động, tích cực nghe giảng, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình, biết tự học và tranh thủ học mọi lúc mọi nơi, bằng mọi cách, phải luôn nắm bắt được ý chính của bài học, phải có kỹ năng phản xạ nhanh chóng câu trả

lời, kỹ năng trình bày trong thảo luận, kỹ năng tra cứu thông tin, tài liệu trong sách báo, trên mạng internet, biết sử dụng công nghệ thông tin và cách giải quyết tình huống mà GV đặt ra.

Trong quá trình dạy học hiện nay HS vừa là đối tượng của hoạt động dạy học, vừa là chủ thể nhận thức. Cho nên bản thân các em phải xác định được phương pháp học phù hợp thì mới đạt được kết quả caotrong học tập..

3.2.3 Giải pháp đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Để nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD nói chung và phần “Công dân với các vấn đề chính trị-xã hội” nói riêng thì phụ thuộc nhiều những quyết định, chỉ thị về những hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực của Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo phải tiếp tục xây dựng được đổi ngũ GV chuyên ngành môn GDCD tạo mọi điều kiện cơ hội cho họ học chuyên sâu hơn giúp nâng cao trình độ chyên môn. Tiếp tục tổ chức những phong trào thi GV dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh song song đó cũng đồng thời tổ chức các kì thi học sinh giỏi môn GDCD mỗi năm một lần để đám ứng tầ quan trọng của bộ môn này, tạo ra một luồn sinh khí đối với môn học.

Luôn chỉ đạo các trướng THPT trong địa bàn quản lý việc tổ chức thường xuyên các chuyên đề về các PPDHTC không giới hạn ở một PPDH , cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện củ HS, bồi dưỡng cho GV những kiến thức về chính trị, về kinh tế xã hội của địa phương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Sở Giáo dục và Đào tạo cần phải có đội ngũ GV cốt cán môn GDCD để thường xuyên phụ trách xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng vận dụng tốt các PPDHTC kết hợp nhuần nhuyễn giũa các PPDH với nhau và thực hiện tốt cách kiểm tra đánh giá.

Bên cạnh đó thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra định kì với GV tại các trường THPT về giáo án, tiết dạy, thao giảng đây là phương cách để đánh giá, kiểm tra, khen thưởng cho những hoạt động xuất sắc của GV bộ môn. Cũng từ đây việc chỉ đạo của cấp trên mới phát huy được tính tích cực giúp cho việc dạy học đạt được kết quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn gdcd phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” trong chương trình Giáo dục công dân lớp 11 ở trường THPT (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)