CHƢƠNG II: MẶT PHẲNG ĐIỀU KHIỂN THỐNG NHẤT VÀ KĨ THUẬT LƢU LƢỢNG

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Tích hợp IP trên mạng quang (Trang 41 - 42)

VÀ KĨ THUẬT LƢU LƢỢNG

2.1 Giới thiệu

Mô hình mạng viễn thông IP/ATM/SONET,SDH rất chồng chéo nên rất phức tạp trong mặt phẳng quản lý, điều khiển cũng như vấn đề nâng cấp mạng. Cần quá nhiều mô hình địa chỉ, cơ chế chuyển đổi khung, giao thức quản lý. Để có một mặt phẳng điều khiển thống nhất cần thiết kế chung mặt phẳng điều khiển cho IP và lớp lõi quang. Có nghĩa xây dựng mô hình địa chỉ, giao thức báo hiệu, cơ chế tái tạo đường, cách thức quản lý ...thống nhất. Một Router trong mạng IP có thể hiểu được tôpô của mạng lõi quang, và có thể đưa ra quyết định thiết lập một đường quang, qua các OXC trong mạng lõi quang, tới một mạng IP khác, với các tham số xác định về QoS cho LighPath đó. Ngược lại, các OXC trong lõi quang cũng có thể thực hiện tương tự. Thường thì các giao thức trong IP đã được nghiên cứu thực nghiệm nhiều, nên được tận dụng triệt để.

Vấn đề nảy sinh nữa là giữa các giao diện logic cần phải có, đó là UNI giữa IP (hay một mạng Client khác) với lõi quang và NNI giữa các Optical Network với nhau. Bản thân NNI có hai loại, là INNI cho các tương tự như giữa các Sub- Optical net với nhau, còn ENNI như các AS trong IP vậy. Các giao diện khác nhau bởi luồng thông tin về định tuyến, bảo mật, cơ chế báo hiệu, và các dịch vụ thực hiện trên chúng cũng khác nhau.

Có hai mô hình dịch vụ được xem xét để thực hiện trên giao diện UNI, là mô hình tập trung và mô hình phân tán Với mô hình phân tán thông tin trao đổi giữa giao diện bị hạn chế bởi các chính sách bảo mật, quản lý,...do đó lượng thông tin báo trao đổi qua giao diện không nhiều. Ở mô hình này, việc thực hiện cơ chế định tuyến chuyển tiếp thông tin là khá phức tạp...Ngược lại, mô hình tập trung cho phép IP client hiểu được lõi quang, ngôn ngữ thông nhất nên quá trình trao đổi thông tin giữa hai node biên thuận tiện hơn

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Tích hợp IP trên mạng quang (Trang 41 - 42)